Thực trạng về công tác quản lý giáo viên

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hòn gai tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2.Thực trạng về công tác quản lý giáo viên

2.3.2.1. Về đội ngũ GV

+ Về số lượng đội ngũ

Trường THPT Hòn Gai có lực lượng GV đông nhất tỉnh, là một trong những đội mạnh, bản thân mỗi GV cũng hết sức tự hào mình dạy ở trường THPT Hòn Gai. Trong ba năm gần đây, GV trẻ được bổ sung rất nhiều, nhà trường tự hợp đồng các sinh viên giỏi mới ra trường, những GV có trình độ thạc sĩ để nâng cao chất lượng đội ngũ. Các GV được dạy ở trường THPT Hòn Gai đều tự phải cố gắng để khẳng định mình.

Hiện nay nhà trường có 125 cán bộ, GV trong đó có 114 GV đang trực tiếp giảng dạy. 100% số GV đạt chuẩn, có 24 GV trên chuẩn. Tỷ lệ GV trên lớp là 2,3. Tỉ lệ nữ GV 79.6%. Tuổi đời bình quân 37,4 tuổi. Tuổi nghề bình quân là 13,97 tuổi. Tuổi đời cao nhất là 55 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi. Tuổi nghề cao nhất là 36 năm, tuổi nghề thấp nhất là 1 năm.

(Thống kê đội ngũ giáo viên trường THPT Hòn Gai, tác giả xin được trình bày ở phụ lục số 1)

Đội ngũ GV phân hoá thành 3 thế hệ rõ rệt:

Thế hệ cao niên: các thầy cô rất có kinh nghiệm sư phạm, một số thầy cô say sưa với giảng dạy và CNTT. Tuy nhiên sức ì, sự bảo thủ của nhiều thầy cô thế hệ này tương đối lớn. Hơn nữa truyền thống, lề lối dạy cũ vẫn còn in sâu trong họ nên việc ĐMPP hạn chế. Vì vậy, đối với thầy cô cao niên phải có sự tác động khéo léo, phân công phù hợp với loại lớp học, đối tượng dạy để đúng với năng lực của họ.

Thế hệ bậc trung: các thầy cô kinh tế tương đối khá giả, gia đình ổn định, rất chú tâm giảng dạy. Các thầy cô có độ đầm và chín về kiến thức, ham học hỏi. Họ rất tự tin về chuyên môn. Sự bắt nhập về phương pháp mới cũng rất nhanh, cộng với kinh nghiệm nên phần lớn thầy cô khẳng định được vị thế của mình trước phụ

huynh và HS. Bản thân họ cũng tự khai thác, tìm hiểu và giao lưu với các trường ngoài, trên mạng, giao lưu chuyên môn với các GV cùng lứa ở các tổ để học cách dạy, cách truyền đạt. Đây là lực lượng chính ôn luyện đội tuyển HS giỏi. Tuy nhiên một số đồng chí kinh tế quá khá giả, mặc dù có kiến thức nhưng chưa thật sự thiết tha, dạy hết bổn phận và trách nhiệm chứ không dốc toàn lực.

Thế hệ trẻ: lực lượng này tương đối đông, hầu hết đều có nguồn gốc chọn lựa, đó là những em đã từng là HS xuất sắc của nhà trường xưa kia, những em đã từng đạt HS giỏi quốc gia, những em là thạc sĩ, tốt nghiệp loại giỏi tất cả đều được qua kiểm tra tay nghề. Các em đều có kiến thức tốt, có năng lực, chứng tỏ được bản lĩnh của mình, đều được tiếp cận với sự đổi mới chương trình, có trình độ CNTT nhưng lại dạy rất tài tử ngẫu hứng. Sự lựa chọn kiến thức để chuyển tải còn yếu.

+Về chất lượng đội ngũ

Bắt nhập với sự đổi mới của giáo dục, đáp ứng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội. Nhà trường đã sớm đầu tư chất lượng đội ngũ. Là trường đầu tiên trong tỉnh cử các GV có năng lực đi học thạc sĩ, dám mạnh dạn tự hợp đồng các GV giỏi, mời gọi các GV giỏi các tỉnh và có chế độ đãi ngộ thích đáng. Đồng thời, tự nội lực tìm cách nâng cao chất lượng đội ngũ như: thường xuyên kiểm tra tay nghề theo định kỳ hoặc đột xuất, mời các đồng chí chuyên viên Sở Giáo dục, các đồng chí thanh tra để đánh giá tay nghề GV, xếp loại GV. Với mô hình chất lượng cao, nhà trường đề ra phương châm, muốn dạy lớp chất lượng cao phải là GV giỏi, phải có trình độ thạc sĩ, phải có trình độ ứng dụng CNTT tốt. Vì vậy trong vài năm gần đây, nhiều đồng chí xin tự túc đi học thạc sĩ, phấn đấu trở thành GV giỏi.

(Kết quả đánh giá xếp loại giáo viên và các danh hiệu thi đua của giáo viên tác giả xin được trình bày ở phụ lục số 1).

Thông qua bảng tổng hợp đánh giá xếp loại giáo viên và các danh hiệu thi đua thấy rằng:

Đội ngũ GV tương đối vững vàng, tỉ lệ GV khá giỏi cao, GV dạy giỏi cấp tỉnh là 25, GV dạy giỏi cấp cơ sở là 53, dạy đều hơn cả là bộ môn tự nhiên Toán, Lý, Hóa nhưng độ sắc sảo của các bộ môn này chưa cao, khả năng ôn luyện HS giỏi quốc gia còn yếu. Bộ môn Ngoại ngữ, Song ngữ, Lịch sử chưa đều tay nhưng lại có

nhân tố sắc sảo, nhiều năm có HS đạt giải quốc gia, lo ngại nhất là bộ môn Tin học, Công nghệ vì GV dạy kiêm và chéo môn còn nhiều.

Qua các đợt thanh tra, kiểm tra, dự giờ, giám định, nhìn chung đội ngũ GV nhà trường đáp ứng được yêu cầu dạy học theo chương trình mới, đặc biệt là các GV được phân công dạy chương trình SGK nâng cao. GV rất tích cực trong ĐMPP, các GV tự trang sắm máy tính xách tay để chủ động trong áp dụng CNTT, khai thác mạng, GV lên lớp không phải chỉ có phấn với bảng thông thường như trước kia mà hầu hết đều gắn bó với máy tính.

Mặc dù GV trường Hòn Gai có nhiều sức bật mới, nhưng vẫn còn những bất cập sau:

Thực hiện đổi mới chương trình là năm thứ tư, mới dạo qua hết một lượt chương trình mới nhưng không phải ai cũng qua hết một lượt như vậy, thậm chí có đồng chí còn chưa được phân dạy lớp 12, hoặc có người chỉ luôn dạy một loại chương trình chuẩn hoặc nâng cao để thuận tiện cho soạn giáo án. Vì vậy, việc tiếp cận chương trình mới có phần hạn chế.

Đội ngũ GV thật sự mạnh, đứng ở tầm cao, có tên tuổi như các tỉnh chưa có, nên công tác bồi dưỡng HS giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia gặp khó khăn.

Lực lượng trẻ nhiều, độ chỉnh chu trong chuyên môn chưa cao, cần phải có sự cộng lực phối hợp với các thầy cô lâu năm.

Một bộ phận GV nhận thức và nắm bắt thông tin xã hội và giáo dục còn hạn chế, bằng lòng với cái hiện có của mình, lười tiếp cận với cái mới ảnh hưởng không ít đến chất lượng giảng dạy, thiệt thòi cho HS.

Những bất cập này chỉ có thể giải quyết nếu người quản lý trường học biết kết hợp hài hoà giữa yếu tố phát triển và tính kế thừa để tạo dựng đội ngũ đủ mạnh, vững vàng về phẩm chất và năng lực nhằm thực hiện mục tiêu là nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.

2.3.2.2. Thực trạng công tác quản lý giáo viên + Về đội ngũ cán bộ quản lý

Đội ngũ CBQL đều được trưởng thành từ GV giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao, có sự phối kết hợp, cộng tác tốt. Tất cả đều có trình độ thạc sĩ hoặc đang học

thạc sĩ. Ba đồng chí trong BGH đều có trình độ cao cấp lý luận chính trị. Độ tuổi thuộc 3 thế hệ như GV nên dễ thấu hiểu, nắm bắt được các đối tượng quản lý, hơn thế nữa có sự kế thừa trong công tác quản lý.

Bảng 2.1: Đội ngũ cán bộ quản lý của trường THPT Hòn Gai

STT Chức vụ Trình độ CM Trình độ QLGD Trình độ lý luận

1 Hiệu trưởng Đại họcVăn Thạc sĩ Cao cấp 2 Phó HT Đại học Toán Thạc sĩ Cao cấp 3 Phó HT Thạc sĩ Sinh học Cao cấp 4 Phó HT Đại HS học Thạc sĩ Trung cấp

(Nguồn: Báo cáo thống kê năm học 2008-2009) + Về đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn là những GV giảng dạy có uy tín, được các thành viên trong tổ suy tôn. Các đồng chí lãnh đạo các tổ đều là những GV có phẩm chất tốt, nhiệt tình và có trách nhiệm công tác. Những đồng chí tổ trưởng chuyên môn đều nhiều tuổi, đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, thực sự là lực lượng nòng cốt, đầu đàn trong mọi hoạt động của nhà trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2: Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THPT Hòn Gai

STT Tổ Tuổi đời Tuổi nghề Trình độ CM Danh hiệu

1 Toán - Tin 50 28 Đại học GV Giỏi Tỉnh 2 Lý- KTCN 51 30 Đại học GV Giỏi Tỉnh 3 Hóa - Sinh 37 16 Thạc Sĩ GV Giỏi Tỉnh 4 Ngữ Văn 48 25 Đại học GV Giỏi Tỉnh 5 Sử-Địa-GDCD 51 27 Đại học GV Giỏi Tỉnh 6 Ngoại Ngữ 49 26 Đại học GV Giỏi Tỉnh 7 Song ngữ 46 23 Đại học GV Giỏi Tỉnh 8 Thể dục

Nhạc họa

43 21 Đại học GV Giỏi Tỉnh

(Nguồn: Báo cáo thống kê năm học 2008 - 2009)

Bên cạnh những mặt mạnh, đội ngũ tổ trưởng chuyên môn còn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Hầu hết là có tuổi nên độ nhanh nhạy trong chuyên môn hạn chế, hay bảo thủ, trình độ tin học ở mức khiêm tốn.

- Các tổ trưởng chuyên môn chưa qua lớp đào tạo quản lý, việc quản lý chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nên đôi khi chưa phát huy được hết thế mạnh, tiềm năng của đội ngũ GV.

- Chủ yếu là nữ nên độ xông pha, giao lưu chuyên môn với các trường bạn có phần khó khăn. Đôi khi giải quyết công việc còn cả nể.

- Đội ngũ trẻ chưa tiếp cận với công tác quản lý, đến khi các đồng chí có tuổi về hưu rất có thể sẽ bị hụt hẫng.

* Nhận thức về công tác quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường

Đội ngũ CBQL nhà trường nhận thức sâu sắc rằng: thương hiệu của một nhà trường là chất lượng giáo dục. Trong đó nhìn thấy rõ rệt nhất là chất lượng dạy học. Nên quản lý HĐDH phải đặt lên hàng đầu, là hoạt động chủ đạo, quyết định. Sau mỗi học kỳ, nhà trường lại họp để đánh giá hiệu quả các biện pháp quản lý dạy học để điều chỉnh và hướng tới các biện pháp quản lý mới.

Bảng 2.3 : Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của CBQL

TT Nội dung Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Bình thƣờng Điểm TB Thứ bậc

1 Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV

12 6 0 2.67 1

2 Quản lý việc ĐMPP giảng dạy của GV

12 6 0 2.67 1

3 Quản lý việc đào tạo, bồi dưỡng xây dựng đội ngũ

10 6 2 2.45 3

4 Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV 8 8 2 2.33 4 5 Quản lý hoạt động học tập của HS 7 7 4 2.17 6 6 Quản lý việc kiểm tra đánh giá của

GV và HS theo tinh thần đổi mới 8 7 3 2.28 5 7 Quản lý CSVC phục vụ cho HĐDH 6 7 5 2.06 7

Trong thời điểm hiện nay, khi đang thực hiện đổi mới chương trình SGK, vấn đề quản lý việc thực hiện chương trình là hết sức quan trọng, đặt lên hàng đầu. Có nhiều loại chương trình cùng tồn tại song song: chương trình chuẩn, chương trình nâng cao, chương trình tự chọn theo chủ đề bám sát, chủ đề nâng cao. Tất cả đều hết sức mới mẻ, cách thiết kế với mỗi chương trình cũng khác nhau, cách

truyền tải cũng khác nhau, đó là chưa kể một GV có thể phải dạy nhiều loại chương trình ở nhiều khối khác nhau. Chính vì vậy, phải kiểm soát thật chặt việc thực hiện chương trình của GV, tuyệt đối không thể dùng chương trình này để dạy cho chương trình kia. Hiện nay, Bộ Giáo dục chỉ cho chương trình khung, nên việc phân chia bài dạy do các Sở Giáo dục quyết đinh, có phù hợp hay không vẫn còn đang phải rút kinh nghiệm. Nên chắc chắn rằng, quản lý việc thực hiện chương trình phải ưu tiên số 1.

Quản lý ĐMPP cũng cực kỳ quan trọng (đứng vị trí số 1), là nhiệm vụ chủ chốt, vì đổi mới thực hiện chương trình gắn liền với ĐMPP. Nhận thức về ĐMPP của GV không phải ai cũng thấy là hết sức cần thiết, có người cho rằng miễn sao dạy cho HS hiểu là được, họ ngại phải làm lại từ đầu. Bởi vậy, để làm được điều này, CBQL phải thật sự tâm huyết, quyết tâm, kiểm tra sát sao, từng ngày, từng giờ. Mức độ quan trọng tiếp theo là việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ. Đây là việc làm thiết thực, đảm bảo uy tín cho một nhà trường nói chung, đặc biệt là trường THPT Hòn Gai đang trong giai đoạn thực hiện thí điểm đề án xây dựng mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng cao. Đội ngũ mạnh, sắc sảo chỉ đếm trên đầu ngón tay, lực lượng dạy được cũng đã chững, cần phải có sự kế thừa liên tục. Hơn nữa là một trường lớn, có uy tín từ trước đến nay, phải giữ được vị trí thứ hai sau trường Chuyên của tỉnh.

Quản lý hồ sơ chuyên môn cũng được hết sức chú trọng: phải tạo ra một nề nếp bài bản nhưng rất riêng của trường THPT Hòn Gai. Tất cả các loại hồ sơ theo một định chuẩn chung của nhà trường để dễ cho việc theo dõi, kiểm tra và chấm điểm.

Các nội dung quản lý khác cũng được đánh giá mức độ quan trọng từ khá trở lên: quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo tinh thần đổi mới, quản lý việc phân công giảng dạy, quản lý về CSVC phục vụ cho HĐDH, quản lý hoạt động học tập của HS... Các nội dung quản lý đó nếu thực hiện tốt sẽ là nền tảng cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên, các biện pháp quản lý này chưa thật sự được đặt đúng tầm. Việc đánh giá kết quả học tập của HS còn giao toàn quyền cho tổ chuyên môn thống nhất, phân công giảng dạy tuy có sự chỉ

đạo của BGH nhưng chủ yếu vẫn là tổ trưởng. Quản lý CSVC, trang thiết bị còn nhiều nan giải.

Tóm lại, đội ngũ quản lý đã có những nhận thức đúng đắn về các biện pháp quản lý, song cần phải có biện pháp tích cực, mạnh mẽ để có sự khởi sắc mới trong công tác quản lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình

Ngay trong hè, các tổ chuyên môn đã chi tiết hóa nội dung chương trình các môn học, thống nhất kế hoạch giảng dạy, kế hoạch dạy học tự chọn, trên cơ sở đó các cá nhân tự lập kế hoạch giảng dạy cho bản thân mình. Các kế hoạch này đều dược ký duyệt qua tổ trưởng chuyên môn và đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn vào đầu năm học. Các GV phải cụ thể hóa chương trình thực hiện thông qua sổ báo giảng và sổ ghi đầu bài. Cứ sau 2 tuần, các tổ rà soát tiến độ thực hiện chương trình, ghi lại những bất cập xảy ra trong việc thực hiện tiến độ, báo cáo BGH để xử lý. Trên cơ sở báo cáo của GV, đồng chí tổ trưởng chuyên môn kiểm tra đối chiếu việc thực hiện chương trình qua sổ báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi HS, ký duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra của mình. BGH kiểm tra đột xuất: dự giờ GV, đối chiếu với sổ báo giảng và phân phối chương trình chung, kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ. Thực tế chương trình mới có nhiều bài dài và khó, cách thiết kế ngược với chương trình cũ, có những bài số tiết ít so với nội dung truyền tải. Vì vậy cần phải thường xuyên họp tổ, nhóm chuyên môn để trao đổi, thiết kế bài dạy.

Một yêu cầu có tính chất pháp lý là phải thực hiện đúng, đủ theo phân phối chương trình, nghiêm cấm việc cắt xén, dạy dồn, đặc biệt là vào dịp cuối năm học. Điều này BGH kiểm soát được thông qua phiếu góp ý kiến của HS, phụ huynh vào dịp giữa kỳ và cuối mỗi kỳ học, năm học.

Qua khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy thấy rằng: việc lập kế hoạch, kiểm tra, duyệt kế hoạch được đánh giá là thực hiện tốt, sau đó là kiểm tra của tổ, nhóm chuyên môn. Còn việc theo dõi thực hiện qua sổ tự báo giảng và sổ ghi đầu bài còn mang tính hình thức vì các GV cho rằng có những tổ

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hòn gai tỉnh quảng ninh (Trang 39 - 54)