Thúc đẩy động viên học trò có ý chí tự học, biết cải tiến phương

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hòn gai tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 84)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.3.Thúc đẩy động viên học trò có ý chí tự học, biết cải tiến phương

tập, có động cơ học tập đúng đắn.

3.2.3.1. Ý nghĩa của biện pháp

- Phải xác định cho HS thấy rõ mình là người đi học chứ không phải được học, là người thợ chính trong quá trình đào tạo, phải biết tự phát huy và

thể hiện năng lực sở trường của bản thân. Thấm sâu tư tưởng “học thầy không tày học bạn”.

- Rèn cho HS khả năng tự học, tự phát hiện, chủ động trao đổi ý tưởng của mình với thầy cô với phương châm cùng hợp tác. Hướng dẫn HS phương pháp học tập phù hợp với từng môn học.

- Giáo dục cho các em ý thức thái độ, động cơ học tập đúng đắn, chăm chỉ, tự giác, có lối sống lành mạnh, trong sáng, có ý chí quyết tâm vươn lên trong học tập và tu dưỡng đạo đức.

- Tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và các tổ chức nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để giáo dục và rèn luyện tri thức, đạo đức cho HS.

3.2.3.2. Nội dung biện pháp

- Giáo dục HS nhận thức đúng đắn về vấn đề học tập.

- Tăng cường xây dựng nề nếp, kỷ cương trong học tập của HS.

- Rèn cho các em lối tư duy khoa học, thúc đẩy năng lực tự học của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng học tập đáp ứng phương pháp dạy học mới.

- Chú trọng các đối tượng HS để phát huy cũng như bồi dưỡng năng lực cho chúng một cách phù hợp.

- Chú trọng bồi dưỡng HS giỏi, ôn luyện thi đại học, phụ đạo HS yếu, kém. - Phát huy năng lực, sở trường của bản thân, khả năng thích ứng và làm việc hợp tác trong nhóm và cộng đồng từ đó HS trưởng thành lên rất nhiều.

- Hướng dẫn HS cải tiến phương pháp học tập, tạo động cơ học tập đúng đắn.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

* Giáo dục HS nhận thức đúng đắn về vấn đề học tập

- Làm cho HS hiểu được rằng: người học là người đi học mà không phải là

người được học. Do vậy, điều trước hết yêu cầu người học là phải “học cách học”,

nghĩa là hình thành cho mình phương pháp học, trong đó người học phải sử dụng nội lực của bản thân.

- Người học phải có những năng lực cần thiết và khả năng hoạt động như một người thợ chính trong quá trình học của mình. Người học phải hành động phù

hợp với bản chất học. Học là tự làm biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách chọn, nhập và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh.

- Người học phải tự mình tìm ra kiến thức bằng hoạt động của chính mình. Học đó là sự khai thác, khám phá. Trong đó người học tự tìm tòi, quan sát mô tả, giải thích phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới. Điều quan trọng là người học phải ý thức được là học để hành, hành để học. Phải làm cho năng lực HS từ chỗ “làm” dần dần nâng thành “biết làm”, “muốn làm”.

- Người học phải có năng lực tự thể hiện mình và năng lực hợp tác với nhau, học bạn. Học bạn, hợp tác với bạn là điều kiện để người học tự nâng mình lên trình độ mới. Mặt khác, thông qua hợp tác với bạn và học bạn, người học được nâng cao năng lực giao tiếp xã hội, học cách sống trong xã hội thông qua vai trò xã hội - lớp học, được thể hiện mình.

- Người học phải có năng lực tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh. Đánh giá tốt sẽ khuyến khích tự học tốt.

Tóm lại, học là quá trình tích lũy và thay đổi kinh nghiệm của cá thể bởi chính hoạt động và tương tác của cá thể với các nhân tố môi trường. Song, trình độ cao của học là tự học - một yếu tố quan trọng của sự phát triển trí tuệ của người học, như Bác Hồ đã nói: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”.

* Tăng cường xây dựng nề nếp, kỷ cương trong HS

- Phải giáo dục, hình thành cho HS động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý thức chuyên cần, chăm chỉ, ý chí vượt khó vươn lên tự khẳng định mình.

- Chỉ đạo GV chủ nhiệm tổ chức cho các lớp học học tập nội quy HS, yêu cầu các em thực hiện nghiêm túc những quy định bắt buộc của nhà trường. Nếu vi phạm phải xử lý thật nghiêm minh.

- Lắp đặt hệ thống Camera tới từng lớp học để quản lý việc ra vào lớp của GV và tình hình học tập của HS. Lập trang Web để trao đổi thông tin giữa phụ huynh với nhà trường.

- Giao cho Đoàn thanh niên thành lập đội HS tự quản, thường xuyên theo dõi việc thực hiện nội quy, nề nếp của từng chi đoàn, từng đoàn viên thanh niên trong nhà trường. Xây dựng các tiêu chuẩn thi đua, xếp loại nền nếp học tập từng khối lớp hàng tuần, hàng tháng. Khen thưởng thỏa đáng những cá nhân, tập thể đạt kết quả

tốt, kịp thời chấn chỉnh, uốn nắn những việc chưa làm được, đồng thời tác động vào ý thức tư tưởng của HS về mục đích học tập: “ Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”, tạo tâm lý tích cực vươn lên cho các em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chú trọng hình thành phương pháp học tập cho HS thông qua sự tổ chức, dẫn dắt của GV bộ môn qua các giờ học trên lớp. GV bộ môn chịu trách nhiệm trước BGH nhà trường về nhiệm vụ quản lý giờ học và tình hình học tập của HS.

- Chỉ đạo GV bộ môn thường xuyên phối hợp với GV chủ nhiệm để trao đổi thông tin cá nhân từng HS, từ đó có những biện pháp phối hợp tích cực nhằm nâng cao chất lượng học tập của HS.

- Chỉ đạo các tổ chuyên môn phối hợp với Đoàn thanh niên thành lập các câu lạc bộ bộ môn để nhằm cho thu hút các em vào các sinh hoạt tập thể lành mạnh, khoa học, phát huy năng lực sở trường của bản thân.

* Rèn cho các em lối tư duy khoa học, thúc đẩy năng lực tự học của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng học tập đáp ứng phương pháp dạy học mới.

- Trước hết phải làm cho HS yêu thích bộ môn bằng sự cảm hóa của chính GV: sự nhiệt tình, sự say mê, sự dẫn dắt của GV, biến khó thành dễ, cho HS được cùng tham gia tìm tòi khám phá và coi đó là công lao của các em, đừng làm điều gì ghê gớm, nâng quan điểm làm cho HS sợ, nhất là các em học yếu.

- Tạo không khí giờ học nhẹ nhàng, sôi nổi bằng cách tạo nhiều sân chơi cho các em trong các giờ học. Nhưng sau đó, GV phải chốt lại kiến thức cho các em hoặc bắt các em trình bày lại ý hiểu của mình trong giờ học đó. Tạo ra nhiều tình huống để các em suy nghĩ trả lời. Nhiều lúc lại cần các em tạo nhiều tình huống cho GV trả lời.

- Nếu như trước đây, các em chỉ thụ động nghe, ghi, về nhà làm bài tập tương tự thì bây giờ với sự ĐMPP dạy học các em phải tự tư duy, tìm hiểu, chủ động trong việc tiếp nhận tri thức. Người GV có thể bắt đầu từ những câu hỏi hết sức tự nhiên và đơn giản để HS có thể trả lời được, sau dần nâng mức độ để các em phải có sự liên tưởng xâu chuỗi nhiều kiến thức liên quan mới làm được.

- Tuyệt đối không được áp đặt các em theo sự tư duy của GV, nhiều thầy cô sợ mình không chủ động được kiến thức nên cứ dẫn các em theo ý mình. Người

quản lý phải quán triệt sâu vấn đề này. Nếu dự giờ hoặc phát hiện có tình trạng như vậy, phải phạt thật nặng GV.

- Phải giao nhiệm vụ cho các em: có thể là nhiệm vụ cho từng em, từng nhóm em cùng nghiên cứu một vấn đề, sau đó báo cáo kết quả trình bày cách làm trước tập thể để cho các em thấy được giá trị lao động của chính bản thân mình, đồng thời tạo nên sự ganh đua trong vấn đề nghiên cứu. Bất cứ giao việc gì thì đều phải nghiệm thu kết quả chứ tuyệt đối không bỏ xó, HS sẽ chán nản vì thấy không cần thiết.

- Những hoạt động thực hành phải để cho các em có cơ hội được làm thực tế, có như vậy HS mới nhớ lâu và thích thú, tránh trường hợp HS chỉ xem thí nghiệm.

- Nhiều lúc phải mời gọi các em cùng làm với GV, có thể làm từng phần, coi các em như là đồng nghiệp cùng tranh luận, khám phá. Nhiều HS thông minh có khi các em còn có cách nghiên cứu hay hơn mình.

- Mạnh dạn mời các em giảng bài thay mình. Hoặc có thể hỏi HS theo các em bài này giảng thế nào sẽ gây hứng thú, dễ hiểu, có thể đi theo các hướng để về mục tiêu. Cho các em phát biểu ý kiến lựa chọn, chính là các em đã được nghiên cứu rồi, sau đó cô trò cùng tìm cách thể hiện.

- Mở hộp thư để các em có thể trao đổi trên mạng, kiểm tra và sửa chữa qua mạng. Điều này đòi hỏi GV phải có tâm và lòng nhiệt tình cao độ vì rất mất thời gian.

- Tạo cho các em thói quen tự đọc sách. Những bài học, có thể giao cho các em hệ thống câu hỏi để các em về nhà tìm tòi ghi kết quả ra giấy ngày mai trả lời. Cũng có thể cho đọc sách hôm trước, hôm sau hỏi xem em hiểu bài này thế nào, có chỗ nào cần thắc mắc, sau đó cô giáo hệ thống lại những ý kiến chuẩn của HS. Những sách tham khảo GV phải hướng dẫn HS những cuốn cần thiết, giao thêm bài tập cho HS trong đó buộc các em phải tự đọc mới làm được. Việc này phải tiến hành tích cực và tạo thành thói quen cho các em HS giỏi.

- Phải nhớ rằng: đã học phải giao bài tập, giao bài tập thì phải chữa bài tập, kiểm tra bài tập. Phải tạo cho được thói quen phải làm bài tập trước khi đến lớp cho HS.

- Nghệ thuật của GV là trong một giờ học có thể cuốn hút các đối tượng khá, giỏi, yếu cùng đồng thời tham gia mà không chán nản. Bằng cách phải chuẩn bị sẵn các dạng bài tập phù hợp cho từng đối tượng, in sẵn và giao cho các em.

- Phải tạo cho HS cách hệ thống hoá kiến thức bằng cách: sau khi học hết cả một chương đưa ra câu hỏi tổng quát để các em phải tự lắp ráp toàn bộ kiến thức mới trả lời được, hoặc phải hiểu sâu sắc lắm mới có thể so sánh được các vấn đề trong chương với nhau. Như thế bản thân các em lại tự ôn luyện kiến thức một lần nữa.

- Gây không khí thi đua học tập trong đơn vị lớp, trong toàn trường, tuyên dương khen thưởng kịp thời những HS có phát minh sáng tạo khi cùng tham gia thiết kế bài tập, cách giải bài tập hay. Việc làm này đòi hỏi GV bộ môn phải tích cực báo thành tích của các em qua sổ thi đua của nhà trường vào ngày thứ bảy, sau đó Đoàn thanh niên có trách nhiệm tổng hợp tuyên dương vào thứ hai hàng tuần. Những HS có nhiều điểm 10 trong tháng sẽ được thưởng bằng vật chất, tuy nhỏ nhưng là niềm kiêu hãnh đối với các em. Ngược lại, những HS ý thức học tập kém phải phê bình nghiêm khắc.

- Phối hợp với các phụ huynh tổ chức triển lãm những thành quả của các em HS về: dụng cụ học tập tự làm, thiết kế phần mềm, những bài điểm tốt, những cách giải hay, những bài tập sưu tầm độc đáo.

- Giao trách nhiệm cho các em sưu tầm đề trên mạng, hoặc gửi những đề bài kiểm tra hay, tích lũy thành thư viện dùng chung của cả GV và HS. Vấn đề này nhà trường phải cử một đồng chí dạy tin học cập nhật và chia sẻ thông tin. Có thể dùng đề của HS để kiểm tra chéo theo đơn vị lớp và công bố điều đó cho HS phấn khởi.

* Chú trọng bồi dưỡng HS giỏi, ôn luyện thi đại học, phụ đạo HS yếu, kém

Muốn nói gì thì nói trường THPT Hòn Gai giữ vững được thương hiệu hay không là ở tỷ lệ HS giỏi các cấp và tỷ lệ HS đỗ vào các trường Đại học tốp cao. Thiết nghĩ cần phải có sự chỉ đạo sâu sắc, có tính chiến lược hơn mới có thể có kết quả mong muốn.

- Lựa chọn đội ngũ dạy HS giỏi: phải thật sự có tài, có năng lực thật sự, có lòng say mê và độ quyết tâm cao, biết cay cú, biết hy sinh thời gian công sức.

Hiện nay để chọn được cả các mặt trên là hơi hiếm, song buộc phải tìm nguồn kể cả lâu dài.

- Phải có chế độ ưu tiên thích đáng cho GV dạy đội tuyển: dạy ít giờ, tính thêm hệ số lương, bồi dưỡng thích đáng với công sức bỏ ra. Đầu tư học tập cùng HS ở các trường có tiếng. Dịp hè tạo điều kiện cho GV học thêm nâng cao chuyên môn. Phối hợp với các bậc phụ huynh để khen thưởng và tôn vinh công lao của các thầy cô có nhiều HS đạt giải cao.

- Lựa chọn HS giỏi ngay từ đầu cấp thông qua lực học, qua sự phát hiện của GV bộ môn, qua nguyện vọng HS và qua bài kiểm tra chất lượng, đương nhiên cần phải có sự cầm cân nảy mực của BGH. Thật sự có những thầy cô chủ nhiệm cứ muốn HS theo đội tuyển môn mình trong khi thi môn khác có lợi hơn. Vì vậy, vấn đề này cũng phải đòi hỏi tầm nhìn chiến lược của BGH.

- Sau khi thành lập đội tuyển, phải tiến hành ôn luyện ngay từ lớp 10, mỗi tuần một buổi đối với lớp 10, lớp 11, tuần hai buổi đối với lớp 12. Những dịp hè có thể mời thêm GV giỏi các trường có tiếng dạy các chuyên đề để cả thầy và trò nhà trường cùng tham gia học hỏi.

- Rút kinh nghiệm trước kia, nên giao đội tuyển cho 2-3 người phụ trách chính mỗi môn, giao tỷ lệ cần phải đạt để mọi người phải tự quyết tâm phấn đấu.

- Thường xuyên cho làm kiểm tra để nắm bắt năng lực và mức độ tiến bộ của các em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực sự nhiều đối tượng HS rất giỏi, tư duy nhanh, có khi có bài GV không giải được hoặc giải không hay bằng HS, vì vậy hãy coi các em như người bạn để cùng trao đổi. Hãy để cho HS là người phát huy, mình đóng vai trò là người hướng dẫn. Mạnh dạn đưa ra các bài mà ngay bản thân mình không nghĩ ra để HS suy nghĩ. Khuyến khích các em sưu tầm và đọc thêm tài liệu bồi dưỡng HS giỏi theo từng mảng chuyên đề.

- Hiện nay, lớp 10, lớp 11 các em háo hức học đội tuyển. Đến lớp 12, do không có động lực như cộng thêm điểm, vào thẳng đại học nên vận động các em theo học là khó khăn. Vì vây, phải cố gắng để các em thi HS giỏi từ lớp 11.

- Về ôn thi đại học, nhà trường tổ chức học buổi hai cho các em một tuần ba buổi theo khối thi. Rất thuận lợi là khi phân ban, các lớp chất lượng cao các em đã thể

hiện rõ mình chọn khối nào để xếp lớp nên ôn thi đại học chủ yếu theo đơn vị lớp. Các lớp này đội ngũ GV được chọn lựa ngay từ đầu và cũng được giao chỉ tiêu về tỷ lệ đỗ đại học nên các thầy cô phải cố gắng hết sức mình đảm bảo uy tín trước nhân dân và trách nhiệm trước nhà trường. Các thầy cô giáo dạy các lớp này được hỗ trợ thêm kinh phí các tiết giảng trên lớp nên trách nhiệm bị ràng buộc theo. Nếu không

Một phần của tài liệu biện pháp quản lý hoạt động dạy học ở trường trung học phổ thông hòn gai tỉnh quảng ninh (Trang 76 - 84)