9. Cấu trúc luận văn
2.1. Một vài nét về khách thể điều tra
Trường THKT Quảng Ninh là một trường chuyên nghiệp được thành lập từ ngày 12/9/1970. Nhà trường với chức năng đào tạo sinh viên các ngành kế toán doanh nghiệp sản xuất, kế toán chính sự nghiệp, thuế vụ có trình độ trung cấp, ngoài ra trường còn liên kết đào tạo sinh viên có trình độ cao đẳng và đại học về các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán và luật. Hàng năm số sinh viên được đào tạo khoảng 700 sinh viên.
Sinh viên của trường THKT Quảng Ninh chủ yếu là con em nông dân và con em cán bộ công nhân. Thông thường trong các khoá học gần đây, tỷ lệ con em người dân tộc chiếm khoảng 15% đến 16%, sinh viên xuất thân từ miền núi khoảng 37% - 39%, tỷ lệ sinh viên xuất thân từ nông thôn chiếm 25%-28%, vùng mỏ khoảng 17%-19%.
Trường THKT Quảng Ninh trực thuộc sự quản lý của Uỷ ban nhân dân và Sở GD&ĐT. Kinh phí đào tạo chủ yếu do tỉnh cấp.
Một đặc điểm khá rõ nét là trường THKT Quảng Ninh đóng trên thị xã Uông Bí thuộc địa bàn miền núi nên việc luyện tập các môn chạy là tương đối thuận lợi song tập luyện các môn thể thao khác như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông … thì lại khó khăn về mặt bằng và kinh phí xây dựng lại cao.
Từ những đặc điểm trên đã ảnh hưởng và chi phối tới quá trình triển khai các hoạt động GDTC cho sinh viên của trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.2. Thực trang hoạt động GDTC ở trƣờng THKT Quảng Ninh
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên về vai trò của hoạt động GDTC ở trường THCN trò của hoạt động GDTC ở trường THCN
Hoạt động GDTC là một hoạt động bắt buộc và có vai trò rất quan trọng trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở các trường Đại học, cao đẳng và THCN. Để hoạt động GDTC đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi các cán bộ quản lý, các giáo viên và sinh viên tham gia vào hoạt động này phải có nhận thức đúng đắn về vai tro của hoạt động GDTC.
Để khảo sát thực trạng nhận thức của những người tham gia vào hoạt động này, đề tài đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi những đối tượng sau:
+ 27 cán bộ quản lý của tỉnh, Sở GD&ĐT và trường THKT Quảng Ninh.
+ 42 giáo viên giảng dạy các môn học ngoài môn học GDTC của trường THKT Quảng Ninh.
+ 120 sinh viên khoa kế toán - tài chính. + 80 sinh viên khoa quản trị kinh doanh.
+ 64 sinh viên khoa kế toán - hành chính sự nghiệp.
Với nội dung phỏng vấn được trình bày ở phiếu điều tra số I. Kết quả phỏng vấn sau khi xử lý tính tỉ lệ % được trình bày ở bảng 2.1.
Qua bảng 2.1 cho thấy: Cán bộ quản lý và giáo viên chỉ có từ 33,33% đến 66,66% nhận thức vai trò phát triển của GDTC trong đào tạo sinh viên là ở mức rất quan trọng. Và có 33,33% đến 66,66% cán bộ quản lý và giáo viên chỉ đánh giá vai trò phát triển thể chất của GDTC trong đào tạo sinh viên ở mức quan trọng.
Đối với nhận thức của sinh viên, có 23,10% cho là GDTC có vai trò rất quan trọng để phát triển thể chất; 73,48 số sinh viên được hỏi cho là GDTC chỉ có vai trò quan trọng đối với phát triển thể chất. Điều đáng quan tâm là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
còn có tỷ lệ không nhỏ 6,81% đánh giá vai trò GDTC trong việc phát triển thể chất cho sinh viên trong quá trình đào tạo là không quan trọng.
Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, sinh viên về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất cho sinh viên
Kết quả điều tra
Khách thể điều tra Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Không có ý kiến n % n % n % n % Cán bộ quản lý (n=27) 18 66,66 9 33,33 0 0 0 0
Giáo viên (không chuyên TDTT) trường THKT Quảng Ninh (n=42)
14 33,33 28 66,66 0 0 0 0
Tổng cộng 32 46,37 37 53,62 0 0 0 0
Sinh viên khoa kế toán tài
chính (n=120) 25 20,83 90 75,00 5 4,166 0 0
Sinh viên khoa Quản trị kinh
doanh (n=80) 22 27,50 56 70,00 2 2,50 0 0
Sinh viên khoa kế toán hành
chính sự nghiệp (n=74) 14 21,875 48 75,00 1 1,562 1
1,56 2
Tổng cộng 61 23,10 194 69,69 18 6,81 1 0,38
Để hiểu rõ hơn nữa nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên không chuyên TDTT và sinh viên trường THKT Quảng Ninh về vai trò của GDTC đối với việc nâng cao trình độ kỹ năng vận động và nâng cao phẩm chất đạo đức cho sinh viên; đề tài tiến hành khảo sát đối tượng khảo sát. Kết quả khảo sát được trình bày ở bảng 2.2.
Qua bảng 2.2 cho thấy: Đội ngũ cán bộ quản lý có 37,03% số ý kiến được hỏi nhận thức là GDTC có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao kỹ năng vận động và phẩm chất đạo đức cho sinh viên, có 62,96% số ý kiến đánh giá chỉ ở mức quan trọng mà thôi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên
không chuyên TDTT và sinh viên trƣờng THKT Quảng Ninh về vai trò của GDTC đối với việc nâng cao trình độ kỹ năng vận động và nâng cao
phẩm chất đạo đức cho sinh viên Kết quả điều tra
Khách thể điều tra Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng Không có ý kiến n % n % n % n % Cán bộ quản lý (n=27) 10 37,03 17 62,96 0 0 0 0
Giáo viên (không chuyên TDTT) trường THKT Quảng Ninh (n=42)
8 19,04 30 71,43 4 9,52 0 0
Tổng cộng 18 26,08 47 68,11 4 5,80 0 0
Sinh viên khoa kế toán tài
chính (n=120) 22 18,33 90 75,00 8 6,66 0 0
Sinh viên khoa Quản trị kinh
doanh (n=80) 8 10,00 66 82,50 6 7,50 0 0
Sinh viên khoa kế toán hành
chính sự nghiệp (n=74) 10 15,62 44 68,75 9 14,06 1 1,56
Tổng cộng 40 15,15 200 75,75 23 8,71 1 0,38
Đội ngũ giáo viên không chuyên TDTT ở trường THKT Quảng Ninh có 19,04% số giáo viên được hỏi cho rằng GDTC có vai trò rất quan trọng, có 71,43% đánh giá có vai trò quan trọng và 9,82% nhận thức là vai trò không quan trọng đói với việc nâng cao kỹ năng vận động và phẩm chất đạo đức cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh.
Kết quả khảo sát trên sinh viên cho thấy chó 15,15% số sinh viên được hỏi nhận thức GDTC trong trường THKT Quảng Ninh có vai trò rất quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
trọng; 75,75% số sinh viên được hỏi nhận thức GDTC có vai trò quan trọng để nâng cao trình độ kỹ năng vận động và phẩm chất đạo đức cho sinh viên. Đặc biệt ta còn thấy có tới 8,71% số sinh viên được hỏi có nhận thức là môn học GDTC trong trường THKT không quan trọng đối với việc nâng cao trình độ kỹ năng vận động và phẩm chất đạo đức cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh.
Từ các kết quả điều tra trên ta có thể rút ra nhận xét chung là: Các cán bộ quản lý đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của GDTC đối với việc phát triển thể chất, nâng cao kỹ năng vận động và phẩm chất đạo đức cho sinh viên. Song ở đối tượng sinh viên còn có một tỷ lệ khá lớn chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hoạt động GDTC trong nhà trường: Đó là rào cản việc nâng cao chất lượng GDTC mà công tác quản lý GDTC trường THKT Quảng Ninh cần tháo gỡ.
2.2.2. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình GDTC ở trường THKT Quảng Ninh Quảng Ninh
Kết quả khảo sát thực trạng về nội dung chương trình môn GDTC ở trường trường THKT Quảng Ninh thực hiện trong những năm gần đây, quy định của Bộ GD&ĐT như sau:
2.2.2.1. Mục tiêu môn học: Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế tài chính cấp cơ sở, phát triển hài hoà cơ thể, đáp ứng cán bộ quản lý kinh tế tài chính cấp cơ sở, phát triển hài hoà cơ thể, đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.2.2. Nhiệm vụ của môn học GDTC được xác định là:
- Góp phần giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, rèn luyện tinh thần, ý
thức kỷ luật, xây dựng lối sống lành mạnh, tự giác rèn luyện thân thể sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cung cấp cho sinh viên những kiến thức lý luận cơ bản về nội dung và phương pháp tập luyện thể thao, nâng cao các kỹ năng vận động và kỹ thuật cơ bản một số môn thể thao phù hợp.
- Góp phần duy trì, củng cố sức khoẻ, nâng cao trình độ thể lực, phát triển cơ thể hài hoà, cân đối và rèn luyện thân thể đạt những tiêu chuẩn rèn luyện thân thể nhất định.
2.2.2.3. Nội dung chương trình
Tổng số giờ học nội khoá của chương trình quy định từ 60-81 tiết cho hai đối tượng:
- Đối tượng từ tuyến phổ thông cơ sở là 81 tiết học trong ba kỳ đầu. - Đối với sinh viên từ tuyến phổ thông trung học là 60 tiết và được thực hiện trong hai học kỳ đầu.
Giờ ngoại khoá số giờ không bắt buộc nhưng cần chú trọng tổ chức ngoại khoá để tiếp tục củng cố nội dung đã học và tăng cường phát triển các tố chất thể lực cho sinh viên. Đặc biệt chú trọng ngoại khoá cho các học sinh có sức khoẻ yếu hoặc học sinh có khuyết tật cơ thể.
2.2.2.4. Phân phối chương trình cho chương trình 60 tiết như sau:
Lý thuyết : 4 tiết
Điền kinh : 24 tiết
Các bài tập môn thể dục : 20 tiết
Các môn học tự chọn : 10 tiết
Kiểm tra : 2 tiết
Riêng đối với chương trình 81 tiết thì bổ sung 21 tiết cho các môn bóng và các bài tập phát triển các tố chất thể lực.
Chương trình môn GDTC được đưa vào kế hoạch đào tạo giống như các môn học bắt buộc khác. Sau khi học xong chương trình môn GDTC, học sinh phải đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tối thiểu của Bộ GD&ĐT quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
định trở lên thì mới có điểm môn học. Học sinh học xong toàn bộ chương trình mới được cấp chứng chỉ để tham gia thi tốt nghiệp.
Tuy chương trình quy định như trên, song trong thực tiễn điều hành giảng dạy do bộ môn còn thiếu giáo viên hoặc do sân bãi, dụng cụ thiếu nên chỉ thực hiện được các giờ nội khoá, còn các hoạt động ngoại khoá hiện đang bị buông lỏng.
Thông thường số sinh viên tham gia hoạt động ngoại khoá chỉ đạt từ 1/3 đến 1/2 tổng số sinh viên các khoá học. Mặt khác, số lượng các môn học tự chọn cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh chỉ bó gọn trong hai môn bóng đá và cầu lông.
Từ thực trạng thực hiện chương trình môn GDTC ở trường THKT Quảng Ninh ta có thể rút ra nhận xét như sau:
Bộ môn GDTC trường THKT Quảng Ninh đã thực hiện tương đối nghiêm túc các giờ học chính khoá do Bộ GD&ĐT quy định. Tuy vậy, các môn học tự chọn còn nghèo nàn, ít ỏi, chưa cuốn hút được đông đảo sinh viên tham gia tích cực tập luyện, nhất là các nữ sinh, số lượng tham gia học tập môn tự chọn còn ít hứng thú.
Các hoạt động ngoại khoá của môn học GDTC còn ít được quan tâm do thiếu giáo viên và thiếu dụng cụ sân bãi.
Thực trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả rèn luyện thân thể và kết quả học tập môn GDTC của sinh viên trường THKT Quảng Ninh.
2.2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức tiến hành GDTC ở trường THKT Quảng Ninh
Để khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức tiến hành GDTC ở trường THKT Quảng Ninh, đề tài đã tiến hành quan sát 12 giáo án lên lớp của giáo viên, thống kê các phương pháp, hình thức tiến hành GDTC của các giáo viên để xếp loại: thường xuyên sử dụng (có từ 1/2 giáo án lặp lại phương pháp và hình thức giảng dạy đó trở lên), ít sử dụng (có dưới 1/2 giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
án lặp lại phương pháp và hình thức giảng dạy đó và mức không sử dụng). Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp tiến hành GDTC ở trường THKT Quảng Ninh được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp và hình thức tiến hành GDTC ở trƣờng THKT Quảng Ninh
STT Các phƣơng pháp tiến hành GDTC Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Số giáo án % Số giáo án % Số giáo án %
1 Phương pháp giảng bài 12/12 100 0 0 0 0
2 Phương pháp trực quan 7/12 58,33 0 0 0 0
3 Phương pháp bài tập 12/12 100,00 0 0 0 0
4 Phương pháp trò chơi 0/0 0 4/12 33,33 0 0
5 Phương pháp dạy học nêu
vấn đề 0 0 0 0 12/12 100,00
6 Phương pháp thi đấu 0 0 2/12 16,66 0 0
7 Phương pháp tập luyện
vòng tròn 0 0 2/12 16,66 0 0
8 Phương pháp dạy học ứng
dụng công nghệ thông tin 0 0 0 0 12/12 100,00
Qua kết quả trình bày ở bảng 2.3 cho thấy: Trong quá trình cải tiến GDTC, các giáo viên của trường THKT Quảng Ninh chủ yếu sử dụng phương pháp giảng giải, phương pháp bài tập và phương pháp trực quan ở mức độ thường xuyên.
Các phương pháp trò chơi, phương pháp thi đấu và phương pháp tập luyện vòng tròn cũng được giáo viên sử dụng nhưng ở mức độ ít sử dụng.
Điều đáng quan tâm là các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn GDTC vẫn chưa được ứng dụng trong quá trình tiến hành giảng dạy môn GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các hình thức tiến hành GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh được trình bày ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học môn GDTC cho sinh viên trƣờng THKT Quảng Ninh
STT Các hình thức tiến hành GDTC Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Số giáo án % Số giáo án % Số giáo án % 1 Dạy theo lớp, cấp 12/12 100 0 0 0 0 2 Hình thức phân nhóm tập luyện theo nhóm học tập 812 66,66 0 0 0 0 3 Hình thức phân nhóm tập luyện theo trình độ thể thao 0/0 0 2/12 16,66 0 0 4 Hình thức phân nhóm
tập luyện theo giới tính 0/0 0 2/12 16,66 0 0
5 Hình thức phân nhóm
tập luyện không cố định 0 0 0 0 12/12 100,00
6
Hình thức tập luyện ngoại khoá, có hướng dẫn của giáo viên sau giáo án chính khoá 0 0 0 0 12/12 100,00 7 Hình thức ngoại khoá tự tập sau giáo án chính khoá 0 0 12/12 100,00 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua kết quả trình bày ở bảng 2.4 cho thấy: Hình thức dạy học theo cấp, lớp và phân nhóm tập luyện theo nhóm học tập các môn học khác vẫn được duy trì trong quá trình tiến hành GDTC. Tỉ lệ thường xuyên sử dụng hai hình thức tiến hành GDTC này đạt từ 66,66% đến 100%.
Trong kết quả khảo sát còn cho thấy: Có tỉ lệ 16,66% sử dụng hình thức phân nhóm tập luyện theo trình độ thể thao, 16,66% sử dụng hình thức phân