9. Cấu trúc luận văn
1.3.2.2. Các nguyên tắc quản lý GDTC cho sinh viên trường
Trong quản lý GDTC có 4 nguyên tắc cơ bản cần tuân thủ trong quá trình quản lý xây dựng và ứng dụng các biện pháp quản lý GDTC cho sinh viên trường THCN, đó là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Nguyên tắc tính hệ thống:
Theo quản lý TDTT thì bất kỳ hoạt động TDTT nói chung và GDTC nói riêng nào đều do một hệ thống các yếu tố tổ hợp lại với nhau để tạo ra chức năng tổng thể. Đặc trưng nổi bật của nguyên tắc này là tính mục đích của các yếu tố trong hệ thống phải đồng bộ thì các biện pháp mới đạt được hiệu quả tối ưu.
+ Nguyên tắc lấy con người làm gốc:
Quản lý xã hội, quản lý TDTT, quản lý GDTC có đối tượng quản lý (khách thể quản lý) là con người. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn coi “yếu tố con người là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội”. Trong quản lý GDTC cũng vậy, các nhà TDTT đã ví con người như trục giữa của hai bánh xe quản lý. Cỗ xe chuyển động được phải dựa vào bánh xe lăn thông qua trục giữa để chuyển động. Ở mỗi con người đều có nguồn sức mạnh vô cùng tiềm tàng và to lớn, nếu được phát huy đầy đủ sẽ có thể làm cho xã hội có sự tiến bộ nhảy vọt và ngược lại. Trong GDTC ở trường học các cấp, nếu học sinh sinh viên có nhận thức đúng đắn, có động cơ mãnh liệt, có ý thức tự giác tích cực sẽ tạo ra động lực tốt thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ học tập môn GDTC.
+ Nguyên tắc quản lý động:
Mọi người đều biết, trong tự nhiên cũng như trong xã hội, mọi vật luôn vận động không ngừng. Bởi vậy, quản lý nói chung và quản lý TDTT nói riêng phải dựa trên quy luật này. khi nghiên cứu các biện pháp quản lý GDTC thì đối tượng chính là con người chịu tác động của biện pháp đó. Song mọi yếu tố quản lý lại luôn có sự vận động, biến đổi… Chủ thể quản lý phải nắm vững các biến động và mức độ biến động của các yếu tố quản lý để không ngừng điều chỉnh các khâu, các phương pháp quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung. Đó chính là nguyên tắc động trong quản lý.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn + Nguyên tắc tính hiệu quả:
Mục đích cuối cùng của nhà quản lý là đạt được hiệu quả quản lý. Các nhà quản lý học nói chung và quản lý GDTC nói riêng đã dùng công thức sau đây để biểu thị hiệu quả quản lý.
Giá trị =
Công năng Giá thành Trong đó: Giá trị chính là hiệu quả quản lý
Công năng là hiệu quả hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ quản lý.
Giá thành là chỉ sự hao phí tổng hợp bao gồm hao phí về nhân lực, vật lực, trí lực và thời gian. [4; 21]
Để nâng cao hiệu quả quản lý có thể thông qua các biện pháp:
-Tăng cường hiệu quả bằng việc tăng lớn công năng và giữ giá thành.
-Tăng cường hiệu quả bằng việc giữ nguyên công năng và giảm giá thành. -Tăng cường hiệu quả bằng việc tăng công năng và tăng giá thành ở mức độ nhất định.
-Tăng cường hiệu quả bằng việc tăng lớn công năng, giảm giá thành.
Trong thực tiễn quản lý GDTC việc sử dụng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC còn quyết định bởi chủ thể quản lý sử dụng phương pháp quản lý mang tính khoa học cao hay thấp.