9. Cấu trúc luận văn
1.3.3.4. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý hoạt động
giảng viên và hoạt động học tập của sinh viên và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn GDTC
Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên và việc thực hiện nề nếp chuyên môn của giảng viên là nội dung quan trọng trong nhà trường, để quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên, đòi hỏi hiệu trưởng phải quản lý công tác chuẩn bị hồ sơ chuyên môn của giảng viên, việc thực hiện nề nếp dạy học, thực hiện quy chế kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên mà giảng viên đảm nhận.
Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của mỗi nhà trường chính là kết quả học t?p của sinh viên. Song kết quả học tập của sinh viên lại phụ thuộc rất lớn bởi hiệu quả chỉ đạo của quản lý các hoạt động học tập của học sinh sinh viên.
Một trong những nội dung chỉ đạo quan trọng hàng đầu của Hiệu trưởng là chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý tốt việc học tập của sinh viên cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên một cách khách quan, chính xác.
Hiệu trưởng cần chỉ đạo bộ môn quản lý tốt việc thực hiện giờ giấc học tập, tình thần thái độ học tập và phương pháp học tập của sinh viên.
Trong giáo dục hiện đại “người học” là nhân vật trung tâm. Mọi hoạt động giáo dục phải xoay quan “nhân vật trung tâm” để làm cho quá trình đào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tạo chuyển biến thực sự thành quá trình “tự đào tạo” [3; 15; 19]. Hiệu trưởng cần quán triệt và chỉ đạo cho bộ môn thấy hết được ý nghĩa: “Đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ và có năng lực thích ứng với việc làm trong xã hội, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, có khả năng hợp tác bình đẳng trong quan hệ quốc tế, đáp ứng với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của các trường THCN.
Để quản lý tốt quá trình học tập của sinh viên, Hiệu trưởng còn cần chỉ đạo bộ môn tăng cường các hoạt động phối hợp với các bộ phận khác trong nhà trường. Đồng thời cần phải phối hợp cả với các trường bạn, với xã hội, với gia đình thì mới có thể thu được hiệu ứng tổng thể của quản lý. Phát huy vai trò tự quản của tập thể sinh viên trong hoạt động học tập môn thể dục, quá trình tự học tập tự rèn luyện giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý giáo dục thể chất.
Trong quản lý chuyên môn thì công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên đối với môn học có ý nghĩa quan trọng. Một mặt có thể đánh giá được trình độ năng lực của người học để giúp cho cơ quan sử dụng người sử dụng đúng mục đích, mặt khác có thể đảm bảo tính công bằng xã hội; từ đó tăng thêm lòng tin và ý thức phấn đấu trong học tập của sinh viên.
Khi chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên, Hiệu trưởng cần định hướng phương pháp thi kiểm tra môn học cho bộ môn, cần có sự vận dung, phối hợp các phương pháp kiểm tra, đánh giá để nhằm đánh giá năng lực học tập của sinh viên một cách khách quan, chính xác, công bằng. Đánh giá phải có tác dụng tạo động lực cho hoạt động dạy và học thể dục trong trường THCN. Đánh giá phải được tiến hành thường xuyên liên tục, có tính hệ thống, nội dung đánh giá phải mang tính toàn diện. Hiệu trưởng cần có những biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng các chuẩn đánh giá nhằm đánh giá hoạt động dạy học một cách chính xác.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn