9. Cấu trúc luận văn
2.2.2.3. Nội dung chương trình
Tổng số giờ học nội khoá của chương trình quy định từ 60-81 tiết cho hai đối tượng:
- Đối tượng từ tuyến phổ thông cơ sở là 81 tiết học trong ba kỳ đầu. - Đối với sinh viên từ tuyến phổ thông trung học là 60 tiết và được thực hiện trong hai học kỳ đầu.
Giờ ngoại khoá số giờ không bắt buộc nhưng cần chú trọng tổ chức ngoại khoá để tiếp tục củng cố nội dung đã học và tăng cường phát triển các tố chất thể lực cho sinh viên. Đặc biệt chú trọng ngoại khoá cho các học sinh có sức khoẻ yếu hoặc học sinh có khuyết tật cơ thể.
2.2.2.4. Phân phối chương trình cho chương trình 60 tiết như sau:
Lý thuyết : 4 tiết
Điền kinh : 24 tiết
Các bài tập môn thể dục : 20 tiết
Các môn học tự chọn : 10 tiết
Kiểm tra : 2 tiết
Riêng đối với chương trình 81 tiết thì bổ sung 21 tiết cho các môn bóng và các bài tập phát triển các tố chất thể lực.
Chương trình môn GDTC được đưa vào kế hoạch đào tạo giống như các môn học bắt buộc khác. Sau khi học xong chương trình môn GDTC, học sinh phải đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tối thiểu của Bộ GD&ĐT quy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
định trở lên thì mới có điểm môn học. Học sinh học xong toàn bộ chương trình mới được cấp chứng chỉ để tham gia thi tốt nghiệp.
Tuy chương trình quy định như trên, song trong thực tiễn điều hành giảng dạy do bộ môn còn thiếu giáo viên hoặc do sân bãi, dụng cụ thiếu nên chỉ thực hiện được các giờ nội khoá, còn các hoạt động ngoại khoá hiện đang bị buông lỏng.
Thông thường số sinh viên tham gia hoạt động ngoại khoá chỉ đạt từ 1/3 đến 1/2 tổng số sinh viên các khoá học. Mặt khác, số lượng các môn học tự chọn cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh chỉ bó gọn trong hai môn bóng đá và cầu lông.
Từ thực trạng thực hiện chương trình môn GDTC ở trường THKT Quảng Ninh ta có thể rút ra nhận xét như sau:
Bộ môn GDTC trường THKT Quảng Ninh đã thực hiện tương đối nghiêm túc các giờ học chính khoá do Bộ GD&ĐT quy định. Tuy vậy, các môn học tự chọn còn nghèo nàn, ít ỏi, chưa cuốn hút được đông đảo sinh viên tham gia tích cực tập luyện, nhất là các nữ sinh, số lượng tham gia học tập môn tự chọn còn ít hứng thú.
Các hoạt động ngoại khoá của môn học GDTC còn ít được quan tâm do thiếu giáo viên và thiếu dụng cụ sân bãi.
Thực trạng trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả rèn luyện thân thể và kết quả học tập môn GDTC của sinh viên trường THKT Quảng Ninh.
2.2.3. Thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức tiến hành GDTC ở trường THKT Quảng Ninh
Để khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp và hình thức tiến hành GDTC ở trường THKT Quảng Ninh, đề tài đã tiến hành quan sát 12 giáo án lên lớp của giáo viên, thống kê các phương pháp, hình thức tiến hành GDTC của các giáo viên để xếp loại: thường xuyên sử dụng (có từ 1/2 giáo án lặp lại phương pháp và hình thức giảng dạy đó trở lên), ít sử dụng (có dưới 1/2 giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
án lặp lại phương pháp và hình thức giảng dạy đó và mức không sử dụng). Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng phương pháp tiến hành GDTC ở trường THKT Quảng Ninh được trình bày ở bảng 2.3.
Bảng 2.3. Thực trạng sử dụng các phƣơng pháp và hình thức tiến hành GDTC ở trƣờng THKT Quảng Ninh
STT Các phƣơng pháp tiến hành GDTC Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Số giáo án % Số giáo án % Số giáo án %
1 Phương pháp giảng bài 12/12 100 0 0 0 0
2 Phương pháp trực quan 7/12 58,33 0 0 0 0
3 Phương pháp bài tập 12/12 100,00 0 0 0 0
4 Phương pháp trò chơi 0/0 0 4/12 33,33 0 0
5 Phương pháp dạy học nêu
vấn đề 0 0 0 0 12/12 100,00
6 Phương pháp thi đấu 0 0 2/12 16,66 0 0
7 Phương pháp tập luyện
vòng tròn 0 0 2/12 16,66 0 0
8 Phương pháp dạy học ứng
dụng công nghệ thông tin 0 0 0 0 12/12 100,00
Qua kết quả trình bày ở bảng 2.3 cho thấy: Trong quá trình cải tiến GDTC, các giáo viên của trường THKT Quảng Ninh chủ yếu sử dụng phương pháp giảng giải, phương pháp bài tập và phương pháp trực quan ở mức độ thường xuyên.
Các phương pháp trò chơi, phương pháp thi đấu và phương pháp tập luyện vòng tròn cũng được giáo viên sử dụng nhưng ở mức độ ít sử dụng.
Điều đáng quan tâm là các phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực của học sinh như phương pháp dạy học nêu vấn đề, phương pháp ứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn GDTC vẫn chưa được ứng dụng trong quá trình tiến hành giảng dạy môn GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các hình thức tiến hành GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh được trình bày ở bảng 2.4.
Bảng 2.4. Thực trạng sử dụng các hình thức dạy học môn GDTC cho sinh viên trƣờng THKT Quảng Ninh
STT Các hình thức tiến hành GDTC Mức độ sử dụng Thƣờng xuyên Ít sử dụng Không sử dụng Số giáo án % Số giáo án % Số giáo án % 1 Dạy theo lớp, cấp 12/12 100 0 0 0 0 2 Hình thức phân nhóm tập luyện theo nhóm học tập 812 66,66 0 0 0 0 3 Hình thức phân nhóm tập luyện theo trình độ thể thao 0/0 0 2/12 16,66 0 0 4 Hình thức phân nhóm
tập luyện theo giới tính 0/0 0 2/12 16,66 0 0
5 Hình thức phân nhóm
tập luyện không cố định 0 0 0 0 12/12 100,00
6
Hình thức tập luyện ngoại khoá, có hướng dẫn của giáo viên sau giáo án chính khoá 0 0 0 0 12/12 100,00 7 Hình thức ngoại khoá tự tập sau giáo án chính khoá 0 0 12/12 100,00 0 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua kết quả trình bày ở bảng 2.4 cho thấy: Hình thức dạy học theo cấp, lớp và phân nhóm tập luyện theo nhóm học tập các môn học khác vẫn được duy trì trong quá trình tiến hành GDTC. Tỉ lệ thường xuyên sử dụng hai hình thức tiến hành GDTC này đạt từ 66,66% đến 100%.
Trong kết quả khảo sát còn cho thấy: Có tỉ lệ 16,66% sử dụng hình thức phân nhóm tập luyện theo trình độ thể thao, 16,66% sử dụng hình thức phân nhóm tập luyện theo giới tính. Trong khi đó hình thức phân nhóm tập luyện không cố định (có thể chuyển học sinh có kết quả học tập tốt ở nhóm dưới lên nhóm trên và ngược lại) có tỷ lệ 100, 00% giáo án không sử dụng.
Điều đáng quan tâm nữa là có 100% giáo án chính khoá, việc tập luyện ngoại khoá có sự hướng dẫn của giáo viên sau các giáo án này không được tiến hành mà thay vào đó là hình thức tự tập của sinh viên,song chỉ có ít sinh viên sử dụng.
Rõ ràng là hình thức tiến hành GDTC của trường THKT Quảng Ninh còn đơn điệu, thiếu tính đa dạng nên không khích lệ, động viên sinh viên hăng hái trong học tập. Mặc dầu chúng ta đều biết: Hình thức tổ chức dạy học theo lớp và tổ cố định có thể giúp giáo viên cùng lúc điều hành giảng dạy được nhiều sinh viên hơn. Song hình thức tổ chức dạy học này lại hạn chế rất lớn việc chiếu cố cá biệt đối với các học sinh yếu kém, không tạo ra được không khí cạnh tranh trong học tập của sinh viên. Từ đó làm hạn chế kết quả học tập môn GDTC của sinh viên trường THKT Quảng Ninh.
2.3. Thực trạng quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trƣờng THKT Quảng Ninh
2.3.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý hoạt động GDTC ở trường THKT Quảng Ninh
Để nắm được thực trạng công tác lập kế hoạch quản lý GDTC ở trường THKT Quảng Ninh, đề tài đã tiến hành nghiên cứu phân tích các văn bản “Kế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoạch giảng dạy môn GDTC của Nhà trường từ năm 2006 đến nay” cùng các văn bán có tính pháp quy và các quy chế, quy định hiện hành về quản lý GDTC.
Qua nghiên cứu, phân tích, so sánh chúng tôi đi đến các nhận xét sau:
-Kế hoạch giảng dạy môn GDTC của trường THKT Quảng Ninh nhìn
chung đã xác định được mục đích, yêu cầu của kế hoạch giảng dạy, nội dung phân phối thời gian, phương thức và phương pháp thực hiện kế hoạch giảng dạy. Đặc biệt trong kế hoạch đã chỉ rõ nội dung cụ thể của từng môn thể thao được giảng dạy. Trong mỗi nội dung cụ thể lại chỉ rõ các yêu cầu cơ bản, hướng dẫn cách thực hiện và xây dựng tiến độ, tiến trình giảng dạy và các nội dung cụ thể.
-Kế hoạch đã đề ra nội dung và các cách đánh giá kết quả học tập của
từng nội dung học tập như nội dung Điền kinh, Thể dục… và tiêu chuẩn RLTT cho sinh viên. Quy định các văn bản cần thiết mà các giáo viên cần nộp cho bộ môn và nhà trường sau khi kết thúc từng học kỳ hoặc kết thúc môn học như sổ điểm danh, điểm thi, kiểm tra, danh sách những người đạt tiêu chuẩn RLTT…
-Nhà trường và bộ môn còn xây dựng các văn bản pháp quy quy định
về mẫu giáo án quy trình lên lớp của giáo viên, quy định về trang phục lên lớp của giáo viên, quy định nội quy sử dụng và bảo quản sân bãi…
Nhờ kế hoạch chỉ đạo qua các văn bản pháp quy này đã làm cho công tác GDTC ở trường THKT Quảng Ninh tiến hành thuận lợi, đúng kế hoạch và đạt chất lượng giáo dục tương đối tốt.
Tuy đạt được những ưu điểm nêu trên nhưng công tác lập kế hoạch còn một số bất cập cần được chấn chỉnh, điều chỉnh và đổi mới như:
+ Phần lớn các văn bản có tính chất pháp quy về hoạt động GDTC nói chung và công tác quản lý giảng dạy môn GDTC nói riêng trong những năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
gần đây của nhà trường có nhiều khoản đã lạc hậu, không phù hợp với quy mô phát triển của nhà trường cũng như trong thời kỳ kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Một số nội dung “Kế hoạch quản lý giảng dạy môn GDTC” cho các khoá học những năm gần đây của nhà trường chưa được xây dựng trên cơ sở khoa học hiện đại và thực tiễn trong quá trình dạy học môn GDTC của nhà trường. Bởi vậy, trong kế hoạch còn có những nội dung chung chung hoặc có những nội dung chưa đề cập đến, ví dụ như công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch giảng dạy môn GDTC ở các học kỳ chưa được vạch ra một cách cụ thể.
+ Một nhược điểm khác là nội dung của các văn bản kế hoạch giảng dạy môn GDTC trong các khoá học hầu như năm này qua năm khác ít có sự thay đổi, ngoại trừ thay đổi về năm học, danh sách học sinh và các khoá, lớp giảng dạy. Sự ít biến đổi này không phù hợp với sự phát triển về quy mô đào tạo, sự đổi mới về chất lượng đào tạo cũng như các điều kiện khác phục vụ cho đào tạo. Đặc biệt là trong điều kiện nước ta đang đổi mới mạnh mẽ về nội dung phương pháp và hình thức đào tạo….
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ đổi mới nội dung các văn bản kế hoạch GDTC và các văn bản pháp quy khác đối với công tác quản lý hoạt động GDTC có nhiều. Tuy vậy đề tài cho rằng một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự chậm trễ trong công việc đổi mới các văn bản pháp quy chỉ đạo hoạt động GDTC ở trường THKT Quảng Ninh là sự nhận thức chưa đầy đủ của ban lãnh đạo nhà trường và các phòng ban bộ môn có liên quan.
Những yếu điểm nêu trên của công tác quản lý bằng văn bản pháp quy của các cấp lãnh đạo trường trường THKT Quảng Ninh đã tồn tại trong thời gian tương đối dài, chậm được khắc phục đã gây ra một cản trở tương đối lớn đối với việc đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDTC ở trường THKT Quảng Ninh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh
Để đánh giá khách quan, chính xác thực trạng về công tác tổ chức quản lý GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy môn GDTC và các giáo viên quản lý sinh viên, giáo viên chủ nhiệm lớp và sinh viên các khoá đã học và đang học môn GDTC về câu hỏi: “Xin… hãy đánh giá mức độ đạt được trong công tác tổ chức quản lý hoạt động GDTC cho sinh viên trường THKT Quảng Ninh (rất tốt, khá, bình thường, chưa tốt)”. Kết quả phỏng vấn đối tượng giáo viên được trình bày ở bảng 2.5.
Bảng 2.5. Đánh giá của giáo viên về thực trạng công tác tổ chức quản lý GDTC cho sinh viên trƣờng THKT Quảng Ninh (n=42)
STT Nội dung công tác tổ
chức quản lý GDTC
Mức độ đạt đƣợc
Rất tốt Khá tốt Bình thƣờng Chƣa tốt
n % n % n % n %
1 Công tác tổ chức quản lý
hồ sơ giảng dạy 4 9,52 14 33,33 24 57,14 0 0
2 Công tác tổ chức quản lý sân bãi, dụng cụ tập luyện 0 0 2 4,76 22 52,38 18 42.85 3 Tổ chức quản lý công tác chuẩn bị lên lớp 0 0 17 40,47 23 54,76 2 4.76 4 TCQL thực hiện nội
dung, chương trình,giáo trình lên lớp của GV 0 0 10 23,80 30 71,42 2 4.76 5 Tổ chức quản lý quá trình học tập môn GDTC của sinh viên 1 2,38 12 28,57 24 57,14 5 20.83 6 Tổ chức quản lý công tác
kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên
0 0 7 16,66 29 69,04 6 14.28
7 Tổ chức quản lý công tác
bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua kết quả trình bày ở bảng 2.5 cho thấy: Các giáo viên đánh giá công tác tổ chức quản lý hồ sơ giảng dạy đạt được 9,52% số ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt; 33,33% số ý kiến đánh giá đạt mức độ khá tốt và 57,14% số ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường, không có ý kiến đánh giá ở mức độ chưa tốt.
Ở nội dung tổ chức quản lý quá trình học tập của sinh viên cũng có tỷ lệ 2,38% số ý kiến đánh giá đạt mức độ rất tốt song lại có 4,76% số ý kiến đánh giá đạt mức độ chưa tốt.
Các nội dung tổ chức khác nhau như:
- Tổ chức thực hiện nội dung, chương trình, giáo trình lên lớp của GV. -Tổ chức quản lý công tác chuẩn bị lên lớp.
-Tổ chức quản lý quá trình lên lớp của giáo viên.
-Tổ chức quản lý công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV. Các nội dung này không có ý kiến đánh giá ở mức độ rất tốt song có từ 16,66% đến 40,47% số ý kiến đánh giá đạt mức độ khá tốt. Đồng thời có từ 4,76% đến 14,28% đánh giá ở mức độ chưa tốt. Điều đáng quan tâm là nội dung tổ chức quản lý công tác bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên chỉ đạt mức bình thường 66,66% số ý kiến và mức chưa tốt 33,33% số ý kiến.
Nội dung công tác tổ chức quản lý sân bãi, dụng cụ có tới 42,85% số ý