Các biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường quản lý giáo dục thể chất cho sinh viên trường trung học kinh tế quảng ninh (Trang 34 - 36)

9. Cấu trúc luận văn

1.3.3. Các biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt

GDTC ở trường THCN

* Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình GDTC cho sinh viên

Trên thực tế, chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình GDTC cho sinh viên của Hiệu trưởng cũng chính là hoạt động quản lý hoạt động dạy học môn GDTC cho sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hoạt động dạy học môn GDTC cùng với hoạt động dạy học của các môn học khác trong nhà trường THCN là hoạt động trung tâm của nhà trường, nó chi phối mọi hoạt động giáo dục khác nhau trong nhà trường. Nó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giáo dục thế hệ trẻ và thực hiện mục đích cao nhất của nhà trường. Vì vậy, có thể nói quản lý dạy và học môn GDTC nói riêng và các môn học khác trong kế hoạch đào tạo sinh viên là trọng tâm quản lý của Hiệu trưởng.

Quản lý quá trình dạy học môn GDTC là quản lý việc chấp hành các quy định về hoạt động giảng dạy của các giáo viên và hoạt động học tập của sinh viên, đảm bảo cho hoạt động GDTC được tiến hành một cách tự giác, có nền nếp ổn định, có chất lượng và hiệu quả cao.

Nội dung quản lý việc thực hiện mục tiêu nội dung môn học GDTC của Hiệu trưởng chủ yếu là thông qua quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên, quản lý việc thực hiện chương trình, quản lý nhắc nhở tổ chuyên môn thực hiện tốt việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp, quản lý giờ lên lớp của các giáo viên của bộ môn cũng như quản lý việc dự giờ thao giảng của các giáo viên trong bộ môn GDTC ở trường THCN. Quản lý chất lượng thực hiện chương trình dạy học thể dục và phát triển chương trình dạy học thể dục trong trường THCN.

1.3.3.1. Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên giảng dạy môn GDTC, đổi mới phương pháp giảng dạy môn GDTC

Trong thời đại bùng nổ thông tin và khoa học công nghệ phát triển vô cùng nhanh chóng, cùng với nó là sự lão hoá tri thức, đặc biệt là tri thức nghề nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh, đòi hỏi giáo dục nói chung và quản lý giáo dục nói riêng phải thường xuyên đổi mới nhằm đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Giáo dục thể chất, quản lý giáo dục thể chất là những nội dung hoạt động của nhà trường phải thường xuyên được đổi mới. Nhân tố giữ vai trò then chốt trong công cuộc đổi mới đó là nhân tố con người, con người vừa là mục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tiêu và là động lực của mọi sự phát triển. Chính vì vậy việc quản lý chỉ đạo tổ chuyên môn không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên là một trong những nội dung chỉ đạo, quản lý chính của Hiệu trưởng để làm sao cho các giáo viên bộ môn không những đạt chuẩn về văn bằng trình độ và năng lực mà luôn có ý thức phấn đấu vươn lên vượt “chuẩn” giáo viên do Bộ GD-ĐT quy định.

Trong quá trình quản lý, Hiệu trưởng cần đôn đốc bộ môn rà soát trình độ năng lực của giáo viên bộ môn đồng thời tạo điều kiện cho các giáo viên tham gia học tập các lớp dài hạn và ngắn hạn để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Mặt khác, Hiệu trưởng cần có các biện pháp quản lý nhằm khuyến khích giáo viên đổi mới, cải tiến phương pháp dạy học, hăng say tham gia công tác nghiên cứu khoa học để không ngừng nâng cao được năng lực trình độ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo môn GDTC cho nhà trường.

Hoạt động chỉ đạo phát triển năng lực chuyên môn cho giáo viên, đổi mới phương pháp dạy học thể dục phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa năng cao chất lượng giáo dục.

Hiệu trưởng tổ chức, chỉ đạo tổ chuyên môn bồi dưỡng thường xuyên thông qua các hoạt động: Sinh hoạt chuyên môn, báo cáo chuyên đề, tổ chức Hội thảo, thăm lớp dự giờ hay các Hội thi giáo viên giỏi nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn và giúp giáo viên tự hoàn thiện năng lực giảng dạy.

Song song với những việc làm trên là nâng cao ý thức tự bồi dưỡng, tự học để hoàn thiện năng lực giảng dạy của mỗi cán bộ giảng viên, giúp họ tự hoàn thiện năng lực chuyên môn và trình độ nghiệp vụ sư phạm.

Một phần của tài liệu biện pháp tăng cường quản lý giáo dục thể chất cho sinh viên trường trung học kinh tế quảng ninh (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)