Ai cũng muốn được đối xử như khách VIP

Một phần của tài liệu 72 thuật tấn công tâm lý trong bán lẻ (Trang 34 - 35)

“VIP” là một thuật ngữ được nhiều doanh nghiệp tận dụng trong quá trình cạnh tranh để thu hút khách hàng. Khách hàng khi trở thành thành viên VIP của bất cứ doanh nghiệp nào sẽ nhận được những quyền lợi ưu tiên như ưu đãi, giảm giá, quà tặng hay tham gia các hoạt động giao lưu trực tiếp. Hơn nữa, khi sở hữu một tấm thẻ VIP, ngoài những quyền lợi ưu đãi, khách hàng cịn có cảm giác hãnh diện khi trở thành một người quan trọng, được quan tâm đặc biệt, vì vậy VIP được xem như một kiểu tượng trưng vị thế của khách hàng.

Hiện giờ thẻ VIP là một hình thức khá phổ biển dành cho khách hàng trong mọi doanh nghiệp với hình thức giảm giá, tích điểm và ưu đãi để thu hút khách mua hàng, đồng thời cũng đem lại những lợi ích thực tế. Thẻ VIP đã mở rộng từ thị trường rộng lớn đến các cửa hàng có quy mơ nhỏ hơn với loại hình ngày càng phong phú. Theo điều tra cho thấy, 23% người làm thẻ VIP để thỏa mãn thói hư vinh, 26% do được nhân viên bán hàng giới thiệu,

còn 15% tác động bởi trào lưu. Bản điều tra cho hay, mọi khách hàng đều muốn được đối xử như VIP, nhưng thành bại trong bán hàng còn tùy thuộc vào việc xử lý tâm lý muốn làm khách quý của khách hàng.

Khách hàng là Thượng đế. Họ hy vọng bạn sẽ dành cho họ sự quan tâm và ưu đãi đặc biệt thể hiện qua hành động, thái độ, biểu hiện cầu thị, dễ mến thay vì những lời nói sáo rỗng thơng thường.

Kinh nghiệm thực tế

Mục tiêu của bán hàng không chỉ là tiêu thụ sản phẩm mà còn là cơ hội cho khách hàng cảm thấy việc mua sắm là đáng giá, khiến họ hài lòng và cảm thấy mình thật khơn

ngoan sáng suốt khi mua bán.

Một phần của tài liệu 72 thuật tấn công tâm lý trong bán lẻ (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)