Trách nhiệm pháp lý trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 38 - 39)

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

2.1.2.3. Trách nhiệm pháp lý trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước

quan hệ xã hội phát sinh trong q trình quản lý nhà nước có thẩm quyền với các chủ thể có trách nhiệm thi cơng các cơng trình đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

Pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước được quy định trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật: Luật, nghị định của Chính phủ, thơng tư hướng dẫn của các bộ, các văn bản của chính quyền địa phương. Chính điều này tạo nên sự khơng thống nhất của pháp luật về đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.

2.1.2.3. Trách nhiệm pháp lý trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sáchnhà nước nhà nước

Trách nhiệm pháp lý trong đầu tư xây dựng cơ bản là một loại quan hệ đặc biệt giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt theo quy định của pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật, khiến chủ thể đó phải gánh chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần do hành vi của mình gây ra.

Trách nhiệm pháp lý gồm có:

- Trách nhiệm hành chính: Được xác định khi vi phạm thủ tục và trình tự đầu tư xây dựng, các quy định của quy hoạch đơ thị, luật đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, bảo vệ môi trường, quy tắc đấu thầu, cấp sai hoặc gian dối tư cách hành nghề, chuyển nhượng hợp đồng kinh tế khi chưa được phép, tự ý thay đổi nội dung thiết kế chưa gây hậu quả nghiêm trọng, đưa nhận hối lộ chưa thành, vi phạm các quy tắc bảo đảm chất lượng thi công, an tồn lao động, phịng cháy nổ chưa gây hậu quả, trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh...

- Trách nhiệm dân sự được xác định khi vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng tư vấn, khảo sát thiết kế, giao nhận thầu, cung ứng, không bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho các đối tác trong hợp đồng và những người khác trong khu vực lân cận công trường, không tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng, an tồn lao động, phịng cháy nổ gây hậu quả lớn, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ…

- Trách nhiệm hình sự: Được xác định khi các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng thực hiện các hành vi như: Tham nhũng, hối lộ, để chất lượng cơng trình kém, thiếu an tồn lao động và phịng cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng, lừa đảo, gian dối trong thanh tốn, nghiệm thu, bàn giao cơng trình gây thiệt hại …

- Trách nhiệm công vụ được xác định khi các cơ quan cơng quyền và cơng chức có quyết định hành chính, hành vi hành chính sai lầm, trái luật, gây thiệt hại cho công dân hay tổ chức như cấp phép sai, định giá đền bù sai…

- Trách nhiệm kỷ luật được xác định với công chức, viên chức vi phạm các quy tắc lao động, phân công lao động, kỷ luật cơng vụ …gây cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức công khác.

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w