- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
3.2.1.1. Thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước khi đề xuất dự án và xác định chủ trương đầu tư
ngân sách nhà nước khi đề xuất dự án và xác định chủ trương đầu tư
Chủ trương đầu tư sai sẽ dẫn đến mục đích đầu tư khơng đạt được. Hiệu quả kinh tế - kỹ thuật và xã hội của đầu tư xây dựng cơ bản kém. Trong thực tế, vi phạm pháp luật trong đề xuất dự án và xác định chủ trương đầu tư phải căn cứ vào quy định của Luật Đầu tư (2005) và Luật Đầu tư công (2014). Khoản 5 Điều 67 của Luật
Đầu tư (2005) qui định: “Thực hiện đầu tư đúng pháp luật, đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng, chống dàn trải, lãng phí, thất thốt, khép kín.” và khoản 2, điều 97 của Luật Đầu tư công (2014) qui định: “Các cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 2, 3, 4 và 6 của điều 17 luật này nếu quyết định chủ trương đầu tư sai, kém hiệu quả, không cân đối được vốn để thực hiện gây thất thốt, lãng phí thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý, kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Trong thực tiễn, việc xác định vi phạm trong việc đề xuất dự án và xác định chủ trương đầu tư rất khó khăn. Một phần vì thời điểm đề xuất dự án, xác định chủ trương đầu tư chưa bộc lộ khó khăn. Q trình ra quyết đinh chủ trương đầu tư lại thuộc nhiều chủ thể: Loại chủ thể thứ nhất là các cơ quan quyết định chủ trương đầu tư (xét duyệt các báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoặc các báo cáo tiền khả thi), gồm có: Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ, các cơ quan trung ương, HĐND các cấp, UBND các cấp; loại chủ thể thứ hai là các cơ quan quyết định chương trình, dự án (xét duyệt các báo cáo khả thi), gồm: Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương, cơ quan trung ương của MTTQ Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội… chủ tịch UBND cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện, xã. Trên thực tế, các cơ quan thuộc chủ thể thứ nhất thường lâm vào tình trạng phải phê duyệt ồ ạt các chủ trương đầu tư được các cấp trình duyệt trong khi chủ trương đầu tư mới chỉ là nghiên cứu sơ bộ, là xác định đường
lối, phương hướng, chưa có gì cụ thể. Ở giai đoạn này, nhiều hình thức vận động bằng các lợi ích từ phía các cơ quan trình duyệt cùng với vơ số các doanh nghiệp, các cá nhân trong xã hội quan tâm đến chương trình, dự án. Trong số các hình thức vận động để có chủ trương đầu tư có nhiều hình thức có dấu hiệu vi phạm pháp luật như hối lộ, chiêu đãi, mời tham quan, du lịch, khảo sát trong nước và nước ngồi. Hệ quả là có nhiều chủ trương đầu tư được phê duyệt, kéo theo đó là chương trình, dự án đầu tư khi đã được quyết định đầu tư thì các cơ quan này sẽ rất khó có lý do để phản đối (vì chủ trương đầu tư mà luật thì khơng quy định quyết định đầu tư phải giống hay phải khác cái được gọi là chủ trương đầu tư ra sao). Thực tế là bằng cách đưa ra một loại văn bản là chủ trương đầu tư, các cơ quan dân cử gần như chỉ có một cách duy nhất để tác động vào đầu tư công là phê duyệt văn bản đó. Tính hình thức trong hoạt động này cũng được xem là loại hình vi phạm pháp luật về trật tự quản lý đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn chuẩn bị.
Ví dụ: Chủ trương xây nhà ở thu hút nhân tài ở Đà Nẵng là một chủ trương xét về ý nghĩa chính trị và xã hội là đúng, song về thực tiễn thì lại là một chủ trương sai nên dẫn đến thực trạng nhà ở được xây song khơng có Giáo sư, tiến sĩ, nhà khoa học nào đến ở. Hơn nữa, vì mục đích của việc xây dựng nhà ở là để thu hút nhân tài nên thành phố Đà Nẵng khơng thể bố trí đối tượng khác vào ở dẫn đến tình trạng chung cư đang xuống cấp, bị bỏ trống gây lãng phí, thất thốt nghiêm trọng.