- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ
4.2.2.4. Đổi mới phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tăng cường công tác điều tra khám phá tội phạm tham nhũng trong xây dựng cơ bản
Về tiếp nhận tin báo, tố giác tội phạm: Trong cuộc đấu tranh chống tội phạm, thu thập được những thông tin phản ánh hoạt động của các tội phạm có ý nghĩa rất quan trọng, là một trong những cơ sở đề ra chương trình đấu tranh chống tội phạm có hiệu quản trong từng thời kỳ; ở phương diện phản ánh, những thơng tin về tội phạm chính là kết quả phản ánh của những tội phạm đó trong hiện thực khách quan, sự tồn tại của những thơng tin này mang tính quy luật.
Tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm là hoạt động của những cơ quan theo luật định, được tiến hành theo trình tự tố tụng hình sự nhằm ghi nhận, kiểm tra những tin báo, tố giác về tội phạm và những vụ việc có tính chất hình sự do cơng dân, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội chuyển đến hoặc được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên cơ sở đó ra quyết định khởi tố vụ án nếu có những tài liệu cần và đủ chỉ ra những dấu hiệu cơ bản của tội phạm trên thực tế đã xảy ra và những quyết định xử lý cần thiết khác.
Khi tiếp nhận và xử lý tin báo tố giác về các tội phạm tham nhũng trong xây dựng cơ bản chúng ta phải làm rõ hai nhiệm vụ:
+ Xác định cơ sở và căn cứ để ra quyết định thanh tra xác minh xem xét vụ việc hoặc quyết định khởi tố vụ án.
+ Tiến hành những biện pháp cấp bách để ngăn chặn tội phạm, hậu quả của tội phạm và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thanh tra, điều tra tiếp theo.
Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến nguyên tắc tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm như:
- Phải luôn luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử lý tin báo, tố giác về tội phạm. - Khai thác mọi thông tin hiểu biết của chủ thể của tin báo, tố giác về vụ việc xảy ra.
- Ưu tiên tiến hành những biện pháp cấp bách có tính chiến đấu trước những cơng việc sự vụ hành chính.
- Chấp hành nghiêm túc những yêu cầu của pháp luật về trình tự, thủ tục tiếp nhận, quyền và nghĩa vụ của những người có tin báo, tố giác về tội phạm.
Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Thực trạng hiện nay hầu như ở các đơn vị đều diễn ra tình trạng kéo dài, vi phạm thời hạn trong giải quyết đơn thư.
Vụ án tham nhũng trong xây dựng cơ bản có nhiều tình tiết phức tạp, liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lực lượng thì phải thành lập Ban chuyên án để tiến hành điều tra, đây là sự phát huy sức mạnh tổng hợp của các cơ quan để phục vụ công tác điều tra.
Kết luận chương 4
Để phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ở nước ta hiện nay cần phải quán triệt đồng bộ các quan điểm: Của Đảng cộng sản Việt Nam về đấu tranh phịng chống tham nhũng lãng phí; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; bảo đảm mục tiêu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và định hướng phát triển bền vững và bảo đảm hội nhập quốc tế và thực hiện đồng bộ các giải pháp chung: Nâng cao nhận thức về vai trị của cơng cuộc đấu
tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục, đào tạo, bố trí, đề bạt sử dụng cán bộ làm cơng tác đầu tư xây dựng; hồn thiện các chính sách, pháp luật về xây dựng tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực xây dựng nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện các nội dung trong từng giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng và các giải pháp cụ thể: tăng cường hoạt động của lực lượng đấu tranh phòng, chống tội vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; tăng cường hoạt động giám sát của nhân dân và các đoàn thể quần chúng đối với vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; tăng cường công tác điều tra cơ bản bảo đảm chủ động phòng, chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước và đổi mới phương pháp thu thập và xử lý thông tin, tăng cường công tác điều tra khám phá vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước.
KẾT LUẬN
Đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước để xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội… trên qui mơ tồn quốc cũng như ở từng địa phương. Do qui mơ, tầm quan trọng của các cơng trình, do sử dụng vốn ngân sách của Nhà nước nên q trình đầu tư địi hỏi phải được qui định hết sức chặt chẽ đồng thời phải có các giải pháp đồng bộ phịng chống các hành vi vi phạm pháp luật gây hậu quả thất thốt, lãng phí tài nhà nước trong lĩnh vực này. Trong những năm đổi mới vừa qua do yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước cho xây dựng cơ bản có giá trị rất lớn, pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản đã từng bước hoàn thiện, tuy nhiên vẫn cịn nhiều bất cập, thiếu sót, sơ hở, việc quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản còn lỏng lẻo và nhiều nguyên nhân khác nữa dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước có chiều hướng gia tăng, diễn biến ngày càng phức tạp gây thất thốt, lãng phí với giá trị rất lớn ngân sách nhà nước. Việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản và đề xuất các giải pháp đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước là yêu cầu khách quan, cấp bách.
Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước là hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm hại các qui định của pháp luật về trật tự quản lý nhà nước về kinh tế, xâm hại đến tài sản và các lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tập thể và của công dân trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể quản lý, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng có vốn ngân sách nhà nước do nhiều chủ thể thực hiện bao gồm cả các tổ chức và cá nhân có thẩm quyền thực hiện các cơng việc ở các giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc đầu tư; rất đa dạng về hành vi xâm hại, lĩnh vực xâm hại và mức độ hậu quả của hành vi xâm hại nhưng nhìn chung vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này đều xuất phát từ động cơ vụ lợi vật chất, gian dối trong đề xuất, thẩm định, phê duyệt dự án
tổ chức thực hiện và thanh quyết tốn cơng trình nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tập thể, công dân. Hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gây hậu quả rất lớn về chính trị- xã hội, kinh tế-kỹ thuật, thất thốt lãng phí lớn tài sản của Nhà nước, tập thể và công dân và phần lớn là lỗi cố ý trực tiếp, nghĩa là tìm mọi cách chiếm đoạt tài sản của Nhà nước phục vụ cho lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân những người có chức có quyền.
Về lý luận, vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có nguồn vốn ngân sách nhà nước, có thể xảy ra ở tất cả các các giai đoạn của quá trình đầu tư bao gồm giai đoạn chuẩn bị đầu tư (đề xuất dự án, chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư) giai đoạn tổ chức thực hiện đầu tư (đền bù giải phóng mặt bằng; khảo sát thiết kế lập dự toán; tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu; thi cơng xây dựng; bố trí và sử dụng vốn; kiểm tra giám sát thi công). Giai đoạn kết thúc đầu tư đưa cơng trình vào khai thác sử dụng (nghiệm thu thanh tốn khối lượng, quyết tốn, bàn giao cơng trình để khai thác sử dụng). Trên thực tế vi phạm pháp luật cũng xảy ra
ở tất cả các giai đoạn của q trình đầu tư, ngày càng phổ biến, có lúc có nơi rất nghiêm trọng gây thất thốt, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước, tài sản của tập thể và cơng dân.
Trong giai đoạn đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước ngày càng lớn, yêu cầu quản lý chặt chẽ, chống thất thốt, lãng phí càng trở nên cấp bách. Đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước, đòi hỏi phải quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phòng chống tham nhũng, lãng phí hướng đến mục tiêu xây dựng Nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững bảo đảm hội nhập quốc tế. Đồng thời phải tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp chung về nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước; Hồn thiện chính sách pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này gắn với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, thực hiện các nội dung trong từng giai đoạn đầu tư. Ngồi
các giải pháp chung nêu trên trong q trình đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước cần đặc biệt quan tâm đến các giải pháp cụ thể trực tiếp tác động đến cuộc đấu tranh này, đó là xây dựng, kiện toàn, tăng cường hoạt động của lực lượng chuyên trách đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật như cơ quan thanh tra các cấp, kiểm toán nhà nước, cơ quan chuyên trách phòng chống tham nhũng trong lực lượng công an nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, tăng cường hoạt động giám sát của nhân dân và các đoàn thể tổ chức xã hội, công tác điều tra cơ bản bảo đảm chủ động phòng chống vi phạm pháp luật, đổi mới phương pháp thu thập, xử lý thông tin, tăng cường điều tra khám phá, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước. Các quan điểm giải pháp nêu trên, nhất là hoàn thiện pháp luật về đầu tư công, xử lý nghiêm túc kịp thời mọi vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước có ý nghĩa là những khâu đột phá bảo đảm kỷ cương trật tự, phịng chống có hiệu quả vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này./.