Thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước khi ra quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 89 - 91)

- Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ

3.2.1.2. Thực trạng vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước khi ra quyết định đầu tư

ngân sách nhà nước khi ra quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư là một trong những hoạt động trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Theo Luật Xây dựng, Người quyết định đầu tư là “cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng” (khoản 27, điều 3). Đồng thời, Luật Đầu tư công (2014) cũng đã quy định thẩm quyền ra quyết định đầu tư tương ứng với từng mức độ của dự án nhóm A, B, C theo xu hướng phân cấp mạnh hơn cho chính quyền địa phương đến cấp xã. Trong thực tiễn những năm qua, vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sách nhà nước khi quyết định đầu tư thể hiện chủ yếu ở những vi phạm như sau:

Quyết định đầu tư quá khả năng bố trí nguồn vốn dẫn đến tình trạng khơng bố trí được đủ nguồn vốn cho các dự án đã được quyết định đầu tư. Theo Báo cáo Kiểm toán năm 2013 của Kiểm toán nhà nước, các vi phạm trong việc quyết định đầu tư liên quan đến phân bổ vốn còn tồn tại như sau:

Vi phạm trong việc giao vốn chậm so với quy định: trong đó một số bộ, cơ quan trung ương như Đài TNVN, Thơng tấn xã Việt Nam, Bộ GD&ĐT, KBNN… cịn giao kế hoạch vốn chậm so với quy định tại Luật NSNN. Cụ thể đã giao vốn sau ngày 31/12 năm trước.

Vi phạm trong việc một số địa phương giao và điều chỉnh kế hoạch vốn vào cuối năm dẫn đến không thực hiện được như Dự án Nâng cấp tuyến đường Thượng Ngọc 3 tỷ đồng của tỉnh Hà Tĩnh, Dự án Đường vào Trung tâm các xã Thạch Xuân - Điền - NH 4 tỷ đồng; Dự án Nhà hát Lam Sơn 6,5 tỷ đồng, Chương trình MTQG giảm nghèo (huyện Như Xuân, Lang Chánh, Bá Thước, Quan Sơn) 43,948 tỷ đồng ở Thanh Hóa.

Vi phạm trong việc bố trí vốn cho các dự án khởi cơng mới khơng phải là cơng trình cấp bách như tỉnh Quảng Bình 19 dự án; Sơn La 06 dự án; Phú Thọ 13 dự án.

Vi phạm trong việc phân bổ vốn khi chưa có quyết định đầu tư và đối với những dự án chưa đủ điều kiện bố trí vốn: Bộ TT&TT 201,5 tỷ đồng/11 dự án, Gia Lai 37,022 tỷ đồng/93 dự án, Đắk Lắk 11,954 tỷ đồng/15 dự án; phân bổ vốn cho các dự án khởi cơng mới có quyết định đầu tư sau ngày 31/12/2011: Đà Nẵng

214,508 tỷ đồng /56 dự án, Ninh Thuận 48 dự án .

Vi phạm trong việc quyết định phân bổ sai nội dung nguồn kinh phí như: TP Đà Nẵng: Dùng nguồn cải cách tiền lương 400 tỷ đồng để bố trí vốn cho 09 dự án, bố trí vốn NSNN cho 04 dự án của các doanh nghiệp không thuộc nhiệm vụ chi của NSTP 13,546 tỷ đồng, bố trí vốn từ nguồn thu XSKT cho Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng 1.047,976 tỷ đồng (cơng trình do Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư, đây là một tổ chức tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí, khơng phải tổ chức thuộc nhà nước); TP Hà Nội chi thực hiện hạ ngầm cáp điện các tuyến phố 425,307 tỷ đồng (NSTP 262,992 tỷ đồng, NS quận Hoàn Kiếm 162,315 tỷ đồng) trong khi nhiệm vụ này thuộc các doanh nghiệp; TP Cần Thơ sử dụng 72,392 tỷ đồng nguồn thu tiền sử dụng đất để

đầu tư xây dựng các cơng trình thuộc lĩnh vực an ninh quốc phịng, phát thanh truyền hình, Nhà khách Thành ủy Cần Thơ

Vi phạm do không tuân thủ thứ tự ưu tiên như trường hợp của Đài TNVN: Khơng bố trí đủ vốn cho 02 dự án đã hoàn thành trước ngày 31/12/2011, bố trí khơng đủ vốn theo tiến độ thực hiện cho 06 dự án, trong khi vẫn bố trí vốn cho 02 dự án khởi công mới.

Vi phạm do chưa ưu tiên vốn thanh tốn trả nợ khối lượng XDCB hồn thành như: Tỉnh Đắk Lắk bố trí trả nợ 424,736 tỷ đồng/2.640,6 tỷ đồng; Thái Bình 102,143tỷ đồng/1.695,404 tỷ đồng…

Vi phạm do quyết định phân bổ vốn không sát thực tế: như Dự án Bệnh viện Đa khoa huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang: Nằm trong danh mục được đầu tư bằng nguồn vốn TPCP nhưng thực tế tại quyết định đầu tư lại ghi nguồn NSNN; tỉnh Hịa Bình: Bố trí vốn NSNN cho 02 dự án đãđược bố trí vốn TPCP (dự án nạo vét, gia cố chỉnh trị sông Bôi 5 tỷ đồng; dự án sửa chữa, nâng cấp hồ Khả, huyện Lạc Sơn 6,5 tỷ đồng), bố trí vốn cho một số dự án khởi công mới nhưng trong năm không sử dụng (Dự án kè chống sạt lở bờ sông Bùi, đoạn qua sông thị trấn Lương Sơn 5 tỷ đồng/5 tỷ đồng..

Nhiều dự án vi phạm trong việc thực hiện không kịp thời phải hủy kế hoạch vốn như Đại học QGTPHCM 0,286 tỷ đồng; Bộ Ngoại giao 1,39 tỷ đồng .

Vi phạm trong việc ra quyết định đầu tư dàn trải: Nhiều địa phương có tình

trạng đầu tư dàn trải dẫn đến một số dự án nhóm B, nhóm c phải thi cơng kéo dài trong nhiều năm. Điển hình là vi phạm do bố trí vốn cho các dự án nhóm B q 05 năm, nhóm C quá 03 năm của Đài TNVN 03 dự án nhóm B; Bộ Cơng Thương 06 dự án nhóm B; Tịa án NDTC 09 dự án nhóm C; tỉnh Hịa Bình 02 dự án nhóm B và 20 dự án nhóm C; Nghệ An 03 dự án nhóm B và 57 dự án nhóm C…

3.2.2. Vi phạm pháp luật trong đầu tư xây dựng cơ bản có vốn ngân sáchnhà nước ở giai đoạn thực hiện đầu tư nhà nước ở giai đoạn thực hiện đầu tư

Một phần của tài liệu LA _ Trinh Quang Bac _nop QD_ (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(167 trang)
w