Giới thiệu về nhãn hiệu sản phẩ m

Một phần của tài liệu định vị thương hiệu xe máy honda việt nam tại thị trường hải phòng (Trang 78 - 116)

3.2.5.1. Logo

Logo được xem là một công cụ tiếp thị hiệu quả. Một logo được thiết kế bắt mắt sẽ giúp sản phẩm của bạn nổi bật trên lĩnh vực của mình, thậm chí trên toàn thị trường. Logo là biểu tượng sản phẩm qua hình vẽ, hoa văn, kiểu chữ hoặc một dấu hiệu đặc biệt nào đó để xây dựng sự nhận biết của khách hàng. Logo thường được sử dụng nhiều trong các chương trình quảng cáo và khuyến mãi hoặc trong các hoạt động giới thiệu sản phẩm mới để tạo chú ý, gợi nhớ và tạo sự khác biệt.

Hình 3.3: Logo của xe máy Honda

(Nguồn: www.honda.com.vn )

Tên gọi: HONDA, được lấy theo tên của người sáng lập ra hãng: Soichiro Honda. Chữ HONDA được viết hoa, nét đậm, màu đỏ thể hiện sự nổi bật, mạnh mẽ, ổn định và bền vững.

Logo: hình cánh chim màu đỏ giang rộng thể hiện cho ước mơ và khao khát được chắp cánh bay đi xa, lên cao, vừa thật lại vừa ảo, giản dị mà có thể ẩn chứa nhiều thông điệp. Hình ảnh này bao hàm ba nội dung ý nghĩa là: sự kiêu hãnh – pride, sự tận tâm – commitment, kỳ quan – wonder. Đây cũng chính là tôn chỉ mà

Super Dream: có nét cổ điển, thanh lịch trong kiểu dáng, bền bỉ và mạnh mẽ của động cơ.

công ty Honda luôn hướng tới trong suốt lịch sử của mình. Các thành viên của Honda luôn nỗ lực hết mình để mang lại cho khách hàng sự hài lòng bằng những sản phẩm chất lượng tốt, giá cả hợp lý và kiểu dáng thẩm mỹ cùng với dịch vụ chu đáo.

3.2.5.2. Slogan

Hình 3.4: Slogan của Honda

(Nguồn: www.honda.com.vn )

Một slogan thành công thường mang trong mình thông điệp ấn tượng và khơi gợi được trí tưởng tượng của khách hàng về sản phẩm. Với Honda thay vì phải nói dài dòng về tiêu chí của công ty muốn hướng đến thì công ty đã dùng slogan “The Power of Dreams” nói lên tiêu chí mà công ty muốn mang tới cho người tiêu dùng. Honda Việt Nam muốn mang đến cho mỗi người dân Việt sự an toàn và hạnh phúc hơn trong cuộc sống. Câu slogan này như một thông điệp mà Honda Việt Nam muốn gửi đến mọi khách hàng “Trở thành một công ty được xã hội mong đợi”, nỗ lực hết mình vì sự phát triển của đất nước và con người Việt Nam.

3.2.5.3. Tên gọi từng sản phẩm

Mỗi sản phẩm của Honda Việt Nam đều được đặt tên rất ý nghĩa, nói lên được đặc điểm nổi bật của sản phẩm. Ví dụ như:

- Air Blade – “chém gió”, khi nghe tên sản phẩm này người tiêu dùng cũng nghĩ ngay đến kiểu dáng của nó là thể thao và mạnh mẽ.

- Click – một chiếc xe nhỏ gọn, mang lại sự nhẹ nhàng cho người sử dụng đúng như tên gọi của nó.

- Future – một sản phẩm với những ưu thế vượt trội, nổi bật hơn những sản phẩm khác, là một sản phẩm của tương lai.

- Wave – tên này có ý nghĩa như một làn sóng, trong làn sóng này có nhiều sản phẩm và mỗi sản phẩm đều có một đặc điểm khác nhau như Wave , Wave S, Wave RS, Wave RSX.

- Super Dream – một sản phẩm hướng đến tầng lớp người tiêu dùng có kinh tế trung bình, với tầng lớp này thì một chiếc xe máy là mơ ước lớn lao nên Super Dream sẽ làm thỏa mãn ước mơ của họ. Vì thế tên sản phẩm này rất ý nghĩa và phù hợp với đối tượng mà công ty nhắm tới.

3.2.6. Đặc điểm khách hàng mục tiêu của xe máy Honda Việt Nam 3.2.6.1.Nhu cầu, sở thích của khách hàng 3.2.6.1.Nhu cầu, sở thích của khách hàng

Trong cuộc sống hàng ngày của con người thì việc đi làm, đi học, đi chơi,… là một nhu cầu không thể thiếu được. Mặc dù có rất nhiều phương tiện có thể đáp ứng được những nhu cầu này như xe đạp,xe máy, ô tô, xe bus,.. nhưng đối với người dân Việt Nam ngày nay thì xe máy chính là phương tiện phổ biến và hữu hiệu nhất.

Ngoài ra, chiếc xe máy còn là phương thức thể hiện cá tính, phong cách của người sử dụng. Ví dụ một nữ sinh viên thì muốn có được một chiếc xe máy nhỏ gọn, thanh lịch,.. nhưng nếu là một chàng trai thì lại muốn chiếc xe mình đang đi phải thật thể thao để thể hiện được sự mạnh mẽ của mình.

Bên cạnh đó, cũng có những người có xu hướng đi xe theo thời trang để khẳng định đẳng cấp của mình. Họ thay đổi xe khi có một mẫu mới suất hiện mặc dù chiếc xe cũ vẫn rất tốt.

Nhìn chung, người tiêu dùng mong muốn mua một chiếc xe máy có độ bền cao, chất lượng đảm bảo, kiểu dáng đẹp, thời trang, tiện ích và đặc biệt với giá xăng cao và tăng không ngừng như ngày nay thì họ còn mong muốn sở hữu một chiếc xe tiết kiệm xăng tối đa nhưng thân thiện với môi trường.

3.2.6.2. Thói quen mua xe máy

Thông thường vì xe máy là một tài sản có giá trị lớn nên trước khi quyết định mua xe người tiêu dùng thường tham khảo ý kiến bạn bè, người thân, kinh nghiệm của bản thân ở lần mua xe trước, cũng có người đi xem nhiều nơi, nhiều hãng xe rồi mới mua. Theo thói quen chung của nhiều người thì người tiêu dùng thường mua ở đại lý chính hãng vì tâm lý chúng ta cho rằng mua xe ở đại lý chính hãng sẽ đảm bảo hơn về chất lượng, độ bền. Do vậy khi nghĩ tới hãng Honda Việt Nam người

tiêu dùng nghĩ ngay đến các cửa hàng đại lý do Honda ủy nhiệm (HEAD). Khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng ở những đại lý chính hãng này.

3.2.6.3. Xu hướng

Hiện nay với tình hình kinh tế đang ngày càng phát triển thì một chiếc xe không chỉ để đi mà còn là một vật để trang trí. Do vậy, khi quyết định mua một chiếc xe máy thì kiểu dáng cũng là một yếu tố quan trọng để quyết định có mua chiếc xe đó hay không.

Bên cạnh đó, với những tính năng ưu việt mà một chiếc xe tay ga mang lại như: không phải sang số khi khởi động, không phải dùng thắng chân mà thắng hoàn toàn ở tay, có cốp đựng đồ lớn, … thì người tiêu dùng sẽ dần dần chuyển hướng sang mua xe tay ga thay vì xe số.

Nắm bắt được nhu cầu, động cơ, thói quen mua của người tiêu dùng, Honda Việt Nam đã cho ra đời các sản phẩm xe máy nhắm đến tất cả mọi người dân, mọi tầng lớp. Đối với từng dòng sản phẩm xe máy, công ty Honda Việt Nam đều có những thị trường mục tiêu riêng của nó. Như đối với dòng sản phẩm xe Super Dream thì thị trường mục tiêu mà Honda nhắm đến là những người có độ tuổi trung niên; dòng sản phẩm xe Wave  nhắm đến những người có thu nhập trung bình trở xuống và mang một phong cách thể thao, trẻ trung; dòng sản phẩm PCX, Air Blade FI hướng đến những người có thu nhập khá, tích sự mạnh mẽ; dòng xe Lead hướng đến tầng lớp có thu nhập khá, thích sự tiện nghi; dòng SH hướng đến những khách hàng có thu nhập cao, thương gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3. Giới thiệu về các đối thủ cạnh tranh chính của Honda Việt Nam 3.3.1. Công ty Yamaha Motor Việt Nam 3.3.1. Công ty Yamaha Motor Việt Nam

3.3.1.1. Giới thiệu về công ty Yamaha

- Tên công ty: công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam. - Tên tiếng anh: Yamaha Motor Vietnam Co. Ltd (YMVN) - Giấy phép đầu tư: số 2029/GP.

- Thành lập: ngày 24 tháng 1 năm 1998. - Vốn pháp định: 37.000.000 USD.

Trong đó:

+ Công ty TNHH Yamaha Motor Nhật Bản: 46%

+ Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam và Nhà máy cơ khí Cờ đỏ: 30% + Công ty công nghiệp Hong Leong Malaysia: 24%

- Sản phẩm: xe máy và phụ tùng - Diện tích nhà máy: 100.000 m2 - Số lượng CBCNV: >2.000 người

- Nhà máy 1: xã Trung Giã, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

- Nhà máy 2: KCN Nội Bài, xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội

3.3.1.2. Phương châm của Yamaha

Yamaha Motor Việt Nam (YMVN) sẽ bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành viên tích cực của cộng đồng Việt Nam, nhanh chóng góp phần vào sự phát triển công nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy.

Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã có chặng đường phát triển với con người là yếu tố nền tảng. Sản phẩm và các hoạt động của công ty luôn hướng đến mục tiêu: chinh phục trái tim khách hàng. Mục tiêu của công ty là luôn đem tới khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đem lại cho khách hàng sự hài lòng, thỏa mãn và thích thú khi sử dụng sản phẩm của Yamaha.

Phương châm của Yamaha là “đi lên cùng sự phồn vinh của đất nước”, dựa trên cơ sở “hướng vào thị trường và hướng vào khách hàng”. Phương châm này bắt nguồn từ chính các ý kiến phản hồi của khách hàng và sẽ chuyển tải tới các đại lý và các bên có liên quan của Yamaha Motor Việt Nam.

Với phương châm này, Yamaha sẽ thỏa mãn bội phần sự mong đợi của khách hàng về cả chất lượng và các dịch vụ hậu mãi. Nhờ đó, cuối cùng Yamaha sẽ tạo được “Kando” – nghĩa là chiếm lĩnh trái tim khách hàng. Đây cũng chính là phương châm toàn cầu của tập đoàn Yamaha.

3.3.1.3. Logo của Yamaha

Hình 3.5: Logo của Yamaha

(Nguồn: . www.yamaha-motor.com.vn )

Logo của Yamaha là vòng tròn có ba que ở bên trong thể hiện cho sự hòa hợp giữa ba yếu tố là: kỹ thuật, sản xuất và doanh số.

3.3.2. Công ty SYM Việt Nam 3.3.2.1. Giới thiệu về công ty SYM 3.3.2.1. Giới thiệu về công ty SYM

Công ty Hữu hạn Chế tạo Công nghiệp và Gia công chế biến hàng Xuất khẩu Việt Nam (VMEP) được thành lập năm 1992, ban đầu do 100% vốn đầu tư của Tập đoàn CHINFON, là công ty kinh doanh chế tạo xe máy đầu tiên ở Việt Nam, và do Công nghiệp San Yang cung cấp kỹ thuật và thiết kế. Để hợp nhất việc kinh doanh và kỹ thuật sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tháng 5 năm 2000 VMEP được chuyển giao sở hữu từ Tập đoàn CHINFON qua Công nghiệp SANYANG. Từ đó, tình hình kinh doanh của VMEP ngày càng khởi sắc, và đến năm 2004 đã tiêu thụ đột phá 1.000.000 xe. Nhằm phối hợp lại tổ chức kết cấu nội bộ trong biện pháp quản lý quốc tế hóa tập đoàn, bắt đầu từ tháng 12 năm 2005 quyền kinh doanh của VMEP chuyển từ Công nghiệp SANYANG qua Gold Way Holdings Corporation (GWH). Như vậy trong tương lai VMEP có thể sử dụng được tối đa nguồn nguyên liệu của Trung Quốc và các nước trong khu vực Đông Nam Á, càng nâng cao sức mạnh cạnh tranh vượt bấc của VMEP.

VMEP là doanh nghiệp xe máy có vốn đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép Đầu tư và xây dựng nhà máy sớm nhất tại Việt Nam, đã cày sâu bám rễ tại Việt Nam hơn 20 năm, có kinh nghiệm thị trường và kỹ thuật sản xuất phong phú,

hiểu rõ sở thích của người tiêu dùng Việt Nam, có thể đặc biệt thiết kế, phát triển và sản xuất các sản phẩm xe máy chất lượng cao dành riêng cho người tiêu dùng Việt Nam.

VMEP luôn xem Việt Nam là thị trường chủ yếu của mình, đặc biệt chú trọng thị trường nông thôn.

VMEP là doanh nghiệp đầu tiên trong các doanh nghiệp xe máy có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Xe máy tại Việt Nam, bao gồm khu chạy thử xe, khu vực tạo hình, tòa nhà văn phòng, khu vui chơi giải trí và kí túc xá dành cho nhân viên.

- Ngày thành lập: 35 – 3 – 1992.

- Tổng công ty: Khóm 5, Phường Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai. - Tổng vốn đầu tư: 160.000.000 USD.

- Vốn điều lệ: 58.560.000 USD. - Tổng số nhân viên: 1.870 người.

- Phạm vi kinh doanh: chế tạo, nghiên cứu phát triển, tiêu thụ xe máy, xe hơi và kinh doanh các sản phẩm có liên quan; sửa chữa xe máy, linh kiện phục vụ và các hạng mục có liên quan khác.

3.3.2.2. Triết lý kinh doanh của công ty SYM (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Viễn cảnh công ty:

Là doanh nghiệp kinh doanh xe máy, lấy nhu cầu thị trường là chính, có tốc độ tăng trưởng nhanh ở mỗi quốc gia và thị trường mà công ty phục vụ.

 Sứ mệnh kinh doanh:

Tận lực phát triển sản phẩm ưu việt, công hiến xã hội.

 Quan niệm kinh doanh:

Khách hàng trên hết, chất lượng hàng đầu, đào tạo nhân tài, khẳng định cống hiến, chú trọng đoàn kết.

 Phương châm kinh doanh của VMEP năm 2012:

- Tiếp cận khách hàng, nâng cao thị phần: tất cả lấy thị trường làm đòn bẩy, nâng cao giá trị thương hiệu, phát huy năng lực tiêu thụ; tạo ra sản phẩm phù hợp

thị hiếu, chất lượng ổn định, tiêu thụ sáng tạo, phục vụ chu đáo; thực hiện tam hiện, quán triệt tam không, giữ vững tự bảo đảm chất lượng.

- Thu gọn thể chế, đảm bảo lợi nhuận: nâng cao trình độ quản lý, tăng cường tổng hợp các nguồn lực, nâng cao hiệu quả quản lý; không ngừng cải thiện và sáng tạo, nâng cao sức sản xuất, giảm giá thành; tăng cường thương mại quốc tế, đổi mới phương thức kinh doanh.

- Cam kết trách nhiệm, thực hiện triệt để: chú trọng sự thật, chấp hành triệt để, sẵn sàng đảm nhận mục tiêu thách thức; mục tiêu chính xác, thực hiện ổn định, nhanh chóng và triệt để; phát huy tinh thần yêu nghề, năng lực chuyên môn, sức mạnh đoàn kết.

3.3.2.3. Logo và slogan của SYM

Hình 3.6: Logo của SYM

(Nguồn: www.sym.com.vn )

Logo của SYM là hình tròn bao quanh một mũi tên bay. Mũi tên nói lên sự phát triển, hình tròn như một bánh xe đang lăn bánh trên đường, tràn đầy sức sống. Hình tượng thương hiệu này đã thể hiện một hình tượng doanh nghiệp mới, luôn dẫn đầu và tăng tốc đột phá.

Khẩu hiệu của SYM là: “Engine of life”, cho thấy SYM mong muốn trở thành kỹ sư tốt nhất, luôn đồng hành cùng cuộc sống người tiêu dùng.

Nhiệm vụ của SYM là nâng cao giá trị thương hiệu, sáng tạo tính khác biệt của nhu cầu, nâng cao sức cạnh tranh của toàn thể nhân viên. Đây là một chuỗi hành động liên tục mà chưa bao giờ dừng bước. Mọi sự việc, sự vật, con người của SYM đều mang đậm những đặc tính: sự bền vững (tính kiên trì, mạnh dạn và hiểu biết đối với sự việc), tính nhân bản (thấu hiểu và đem đến cho con người sự quan tâm tích

cực), sức sống (làm cho cuộc sống luôn tràn đầy động lực), sức thu hút (liên kết mọi người bằng lòng nhiệt tình và niềm tin), sức tưởng tượng (tạo khả năng tư duy bứt phá, áp dụng và thực tiễn).

3.3.3. Công ty Việt Nam Suzuki

3.3.3.1. Giới thiệu về Suzuki Việt Nam

- Tên công ty: Công ty Việt Nam Suzuki. - Thành lập: ngày 21 tháng 4 năm 1995. - Vốn góp: 22.000.000 USD.

Trong đó:

+ Công ty Suzuki Motor: 7.700.000 USD. + Công ty Sojitz: 7.700.000 USD.

+ Công ty Vikyno: 6.600.000 USD.

- Diện tích đất, nhà xưởng (KCN Long Bình, KCN Bình Đa): 159.129 m2. - Sản phẩm ô tô: Vitara, Wagon R+, Super Carry Truck, Super Carry Blind Van, Super Carry Window Van.

- Sản phẩm xe máy: Amity 125, Revo 110, Hayate 125, X-Bike 125, SkyDrive 125.

3.3.3.2. Tôn chỉ và định hướng của Việt Nam Suzuki

 Tôn chỉ:

Công ty Việt Nam Suzuki hướng tới việc đem lại những tiêu chuẩn sống tốt đẹp hơn qua việc thỏa mãn nhu cầu vận chuyển của người tiêu dùng Việt Nam.

 Định hướng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công ty Việt Nam Suzuki hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối các sản phẩm ô tô và xe máy thương hiệu Suzuki.

Công ty Việt Nam Suzuki toàn tâm theo đuổi việc cung cấp những sản phẩm có giá trị toàn diện dựa trên những hiểu biết thấu đáo về nhu cầu người tiêu dùng đồng thời tận dụng những ưu thế về trình độ kỹ thuật hiện đại cùng nguồn nhân lực giàu nhiệt huyết của mình.

Công ty Việt Nam Suzuki phát huy sự sáng tạo và xem đây là chiến lược cho

Một phần của tài liệu định vị thương hiệu xe máy honda việt nam tại thị trường hải phòng (Trang 78 - 116)