Bản đồ nhận thức là một cách trình bày các đối tượng trên một không gian Eculid. Nó có 3 đặc tính:
- Khoảng cách giữa hai đối tượng thể hiện “mức độ giống nhau” của hai đối tượng này theo cảm nhận của khách hàng. Khoảng cách càng nhỏ thể hiện mức độ giống nhau càng nhiều.
- Một vector (đoạn thẳng) trên bản đồ biểu thị độ lớn và chiều hướng trong không gian Eculid của các thuộc tính.
- Các trục (hướng) của bản đồ là một tập hợp các vector có thể gợi ra các yếu tố (khía cạnh – dimension) quan trọng chính mô tả cách đối tương nghiên cứu phân biệt các đối tượng đánh giá như thế nào.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Tổng quan về thị trường xe máy Việt Nam
Với thị trường xe máy năm 2011 đã đạt 3.7 triệu xe, tăng 22% so với năm trước, Việt Nam đã trở thành thị trường xe máy lớn thứ 4 trên thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Việt Nam đã trở thành một thị trường béo bở đối với nhiều nhà sản xuất xe gắn máy trong bối cảnh nhiều thành phố lớn trên thế giới hạn chế sử dụng dòng xe này.
Ngày 20/8/2011, trong bảng xếp hạng 500 thương hiệu hàng đầu Việt Nam do VCCI hợp tác cùng với công ty nghiên cứu thị trường FTA được công bố trên www.thuonghieunoitieng.info thì Honda đứng thứ nhất với chỉ số nhận biết là 98%, Yamaha đứng thứ 12 với chỉ số nhận biết là 90%, Suzuki có chỉ số nhận biết là 76% nên xếp vị trí 29 và cuối cùng là SYM đứng thứ 55/500 với chỉ số nhận biết là 65%.
Việt Nam – trung tâm công nghiệp xe máy châu Á1?
Theo nhận định của các chuyên gia Nhật Bản thuộc Jica, với tỷ lệ nội địa hoá trên 90% và quy mô về thị trường lớn thứ 4 thế giới, ngành công nghiệp xe máy Việt Nam có thể tận dụng lợi thế này để trở thành trung tâm công nghiệp xe máy hàng đầu châu Á, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà xuất khẩu với sản lượng lớn.
Thực tế, sau một thời gian đầu tư khai thác thị trường trong nước, công suất đã dư thừa, các doanh nghiệp xe máy Việt Nam đang đẩy mạnh xuất khẩu xe máy ra thị trường châu Á.
Dẫn đầu về xuất khẩu xe máy hiện nay là Honda Việt Nam. Năm 2011 nhà sản xuất này tiêu thụ 2,1 triệu xe máy các loại, trong đó số xe xuất khẩu khoảng 300.000 chiếc, sang các nước như Philippine, Lào, Campuchia, Apganitstan...
1
Năm 2012 Honda Việt Nam cũng dự kiến sẽ xuất khẩu trên 300.000 xe máy ra thị trường này. Tới cuối năm 2012, Honda Việt Nam sẽ đưa thêm nhà máy đặt tại tỉnh Hà Nam vào hoạt động, nâng năng lực sản xuất lên 2,5 triệu xe/năm và có thể mở rộng lên 3 triệu xe/năm.
Khi công suất nâng lên thì ngoài việc đáp ứng nhu cầu trong nước, kế hoạch xuất khẩu xe cũng sẽ được đẩy mạnh.
Không chỉ Honda Việt Nam, mà Yamaha Việt Nam cũng đang hướng đến việc xuất khẩu xe máy khi quá trình đầu tư nâng công suất lên 1,5 triệu xe/ năm hoàn tất.
Theo các chuyên gia, nếu tính tổng công suất sản xuất xe máy của Việt Nam thì đến 2013 sẽ đạt cỡ 5 triệu xe/ năm, trong khi thị trường trong nước chỉ tiêu thụ khoảng 3 triệu xe/ năm.
Nếu chỉ nhìn vào thị trường trong nước, chắc chắn các doanh nghiệp FDI sản xuất xe máy như Honda, Yamaha, Piaggio Việt Nam sẽ không đầu tư mạnh bạo đến thế, mà đó còn có cả kế hoạch lâu dài hướng tới xuất khẩu.
Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, công nghiệp xe máy Việt Nam đã phát triển rất mạnh trong thời gian qua với tỷ lệ nội địa hoá cao, chất lượng tốt, bên cạnh đó chi phí sản xuất tại Việt Nam thấp hơn các nước trong khu vực vì vậy sẽ có lợi thế lớn trong xuất khẩu xe máy.
Với lợi thế này thời gian tới năng lực xuất khẩu xe máy của Việt Nam có thể đạt mức 500.000 xe/ năm, nếu mở rộng thị trường sang khu vực Mỹ la tinh và châu Phi là nơi có nhu cầu về xe máy cao thì con số xuất khẩu sẽ còn lớn hơn nữa.
Theo số liệu từ Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Công nghiệp (Bộ Công thương), sản lượng xe máy thế giới đạt 43 triệu xe/năm, trong đó Trung Quốc chiếm 42%, Ấn Độ 15%, khu vực Đông Nam Á 22%.
Châu Á là thị trường tiêu thụ xe máy lớn nhất chiếm hơn 80% toàn thế giới, trong đó Trung Quốc khoảng 10 triệu xe/năm, Ấn Độ 5 triệu xe/năm, Indonexia 5 triệu xe/năm, Thái Lan 2 triệu xe/năm, Việt Nam 3 triệu xe/năm, Nhật Bản và Đài Loan khoảng 10 triệu xe/năm.
Hơn thế nữa, thị trường xe máy thế giới vẫn đang tăng trưởng với mức từ 5-6%/năm, các nước đang phát triển là khu vực sản xuất và tiêu thụ xe máy lớn nhất. Nếu tận dụng được cơ hội này, Việt Nam có thể trở thành trung tâm công nghiệp xe máy hàng đầu châu Á.
Xe tay ga đang tăng mạnh và trở thành xu hướng tiêu dùng mới 2
Những năm gần đây, các dòng xe máy tay ga đã trở nên phổ biến hơn tại thị trường Việt Nam. Nếu như trước đây, dòng xe ga được nhắm tới các đối tượng có thu nhập cao, thì thời gian gần đây, dòng xe tay ga có mức giá trung bình đã được các hãng chú trọng sản xuất.
Khảo sát của Diễn đàn Doanh nghiệp Online ngày 16/2/2011 tại khu vực nội thành Hà Nội cho thấy, cứ 50 xe máy tham gia giao thông thì có đến hơn một nửa số đó là xe máy tay ga, trong đó 5 xe ga có mức giá trên 100 triệu đồng như LX, SH, Spacy, Liberty ngoại; 5 xe ga có mức giá trên 50 triệu đồng như Liberty nội, PCX; còn lại phổ biến nhất vẫn là các dòng xe tay ga có giá từ 23 đến 42 triệu đồng như SCR, LEAD, Air Blade của Honda; ZIP của Piaggio; Attila Elizabeth của SYM; Novo LX, Mio của Yamaha…
Trên thị trường xe máy Việt Nam, sự tăng trưởng của xe tay ga được cho là đặc biệt ấn tượng. Ông Koji Onishi - Tổng giám đốc Honda Việt Nam - cho biết, năm 2010, xe tay ga của Honda Việt Nam chiếm 30% tổng số xe máy bán ra, thì sang năm 2011 đã tăng lên mức 38% và sẽ còn tiếp tục tăng mạnh trong thời gian tới.
Theo các nhà sản xuất, dù kinh tế khó khăn nhưng nhu cầu sử dụng xe tay ga, đặc biệt là xe tay ga tầm trung vẫn liên tục tăng. Ở các thành phố lớn, xe tay ga có thể tăng trưởng đến hơn 50% trong vài năm tới. Chính vì vậy, các nhà sản xuất đã đầu tư mạnh vào phân khúc này.
Ông Costantino Sambuy - Tổng giám đốc Piaggio Việt Nam - cũng cho biết, qua điều tra thị trường, công ty nhận thấy thị trường xe máy Việt Nam chưa tới điểm bão hoà, đặc biệt là thị phần xe tay ga nhu cầu vẫn tăng cao. Hiện nay đang có sự dịch chuyển mạnh mẽ trong việc mua xe từ phía người tiêu dùng khi nâng cấp
2
lên những dòng xe tay ga, đắt tiền. Chính vì vậy mà Piaggio đã nhanh chóng tăng đầu tư vào Việt Nam để nâng sản lượng xe máy lên cao.
Năm 2009 Piaggio Việt Nam mới khánh thành nhà máy sản xuất xe máy đầu tiên với sản lượng 100.000 xe/năm nhưng ngay lập tức dây chuyền đã phải hoạt động hết công suất mà vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu và đến nay Piaggio đã tăng đầu tư để nâng công suất lên 300.000 xe/năm.
Những xe tay ga được ưa chuộng nhất 3
LEAD và SCR của Honda được phái nữ lựa chọn nhiều nhất do thiết kế thời trang và đặc biệt 2 dòng xe này nổi tiếng với chiếc cốp rất rộng, rất tiện dụng với chị em khi sử dụng.
Nếu nhìn tổng thể, Honda Lead và Honda SCR gần như hoàn toàn không khác nhau về hình dáng. Chỉ có vài chi tiết nhỏ để có thể “nhận dạng” SCR và Lead từ xa, một trong số đó là ở phần mặt nạ. Với Honda SCR, mặt nạ trước có hai con ốc vít vào nhựa còn ở Honda Lead thì không. Điểm khác biệt này là do SCR được nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc. Tất cả các xe máy lưu hành tại Trung Quốc đều phải đeo cả biểnở phía trước lẫn phía sau. Ngoài ra, SCR còn được trang bị hai đèn phản quang ngang hông tại dè chắn bùn sau.
Một trong những điều mà Honda hướng tới là tiện ích cho người sử dụng. Cả hai sản phẩm này của Honda đều hướng đến điều đó. Hộp đựng đồ dung tích cực đại lên đến 35L có thể thoải mái chứa được 2 mũ bảo hiểm hoặc 3 mũ thường nếu xếp một cách khéo léo.
Cả Lead và SCR đều sử dụng loại động cơ phun xăng điện tử PGM-FI, kiểu động cơ được Honda đưa vào xe máy từ những năm 1992, bắt đầu với xe Pathenon ở thị trường châu Âu. Hai dòng xe này được trang bị động cơ 108cc làm mát bằng dung dịch với bộ tản nhiệt tích hợp cùng công nghệ 4 thì truyền động tự động.
3
Giá bán đề xuất năm 2011 của công ty là 31.990 triệu cho LEAD màu đỏ, nâu, bạc, trắng, vàng và 32.490 triệu với xe LEAD màu ánh vàng. Còn SCR nhập khẩu hiện có giá thị trường khoảng 41,5 triệu đồng.
Air Blade và Nouvo LX cũng là hai dòng xe được giới trẻ tại Việt Nam lựa chọn nhiều. Air Blade tạo nên cơn sốt trên thị trường Việt Nam ngay từ khi ra đời (tháng 4/2007). Thừa hưởng “gen bền” nổi tiếng của nhãn hiệu Honda, cộng với thiết kế cứng cáp, hiện đại và tiết kiệm xăng, không quá khó để Air Blade kiếm được chỗ đứng vững chắc. Giá bán lẻ đề xuất trên website của hãng chưa đến 29 triệu đồng, tuy nhiên muốn sở hữu chiếc xe này, người tiêu dùng phải chấp nhận giá chênh lệch từ 8 triệu đồng trở lên tùy màu, có lúc cao điểm lên đếnhơn 50% so với giá chính thức, tức 42 triệu đồng/xe.
Cải tiến khá nhiều về kiểu dáng so với Nouvo truyền thống, Nouvo LX thu hút giới trẻ bởi tính thời trang. Bên cạnh đó, ngăn chứa đồ dưới yên xe khá rộng, điều khiển điện, có nắp bảo vệ chống trộm, có thể chứa một chiếc mũ bảo hiểm cỡ lớn và một số đồ dùng cá nhân như túi xách, giấy tờ… Động cơ khá mạnh, 135cc, dáng thể thao cao ráo, Nouvo LX tỏ ra kén chọn với người có chiều cao “mi nhon”. Giá bán lẻ hiện nay khoảng 30 triệu đồng.
Attila Victoria/ Elizabeth SYM cũng là lựa chọn không tồi của người tiêu dùng trong phân khúc xe ga giá trung bình. Sau gần 10 năm xuất hiện trên thị trường, những chiếc SYM Attila xứng đáng cho thương hiệu hàng đầu tại Đài Loan, nơi được coi là “Italia của Châu Á”. Sở dĩ có điều này vì Đài Loan hiện là nơi sản sinh và sở hữu nhiều thương hiệu xe gắn máy nhất Châu Á. Sự cạnh tranh khốc liệt tạo ra cho Attila một phong cách hoàn toàn riêng biệt. Đó chính là thế mạnh trong việc quan tâm tới phái đẹp, mang lại sự tiện nghi và thân thiện.
Hiện, Attila Elizabeth đang là dòng xe được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Xe có thiết kế khá giống Piaggio LX, chỉ khác so với gương trên mẫu xe Piaggio LX về kích thước và một chút thiết kế. Xe sử dụng hệ giảm xóc đôi với cụm vành đúc 5 nan có kích thước 10 inch nhỏ bé và cụm phanh đĩa cho bánh trước. Attila Elizabeth có hệ thống hiển thị trung tâm được cách điệu theo logo của hãng SYM với các
đường cong đan vào nhau một cách mềm mại. Xe được trangbị động cơ xi lanh đơn 124.6cc 4 kỳ, làm mát bằng gió cưỡng bức, công suất 6,5Kw tại tốc độ vòng tua máy 7500 vòng/ phút. Nếu ở mức giá tầm trung, từ 22 đến 31 triệu đồng, Attila hay Elizabeth vẫn là một lựa chọn tốt.
Doanh nghiệp nội không có cơ hội 4
Ông Hiroshi Kobayashi - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Honda châu Á - Thái Bình Dương - cho biết thị trường xe máy Việt Nam vẫn đang tăng trưởng rất tốt và có thể đạt 4,5 triệu xe vào khoảng năm 2018 - 2020.
Có lẽ dựa trên dự báo khả quan này mà các DN đầu tư rất mạnh. Nửa cuối năm 2011, Công ty Honda Việt Nam đã quyết định đầu tư thêm 120 triệu USD xây dựng nhà máy xe máy thứ ba tại tỉnh Hà Nam với công suất 500.000 xe/năm, nâng năng lực sản xuất xe máy của doanh nghiệp này lên 2,5 triệu xe/năm.
Yamaha Việt Nam cũng chi 2 tỷ yên (tương đương 50 triệu USD) để tăng công suất của nhà máy tại Hà Nội lên gấp hai lần hiện nay, hướng tới sản lượng 1,5 triệu xe/năm.
Piaggio Việt Nam sau khi đưa nhà máy thứ nhất với công suất 100.000 xe/năm vào hoạt động (tháng 6/2009), hiện sắp hoàn tất đầu tư nhà máy thứ hai để nâng công suất sản xuất xe máy lên 300.000 xe/năm.
Ngoài ra Tập đoàn SYM (Đài Loan), có nhà máy sản xuất xe máy tại Đồng Nai và Hà Nội với công suất 300.000 xe máy/năm và Suzuki Việt Nam cũng có 2 nhà máy sản xuất xe máy tại Đồng Nai với công suất 200.000 xe/năm.
Tổng cộng, tính tới cuối năm 2012, khi các nhà máy mới của Honda Việt Nam, Yamaha Việt Nam và Piaggio Việt Nam đi vào hoạt động, thì tổng công suất xe máy của các doanh nghiệp sẽ đạt khoảng 5 triệu xe/năm. Trong khi đó, các
4
doanh nghiệp xe máy 100% vốn trong nước hiện chỉ còn giữ công suất khoảng 100.000 xe/năm.
Năm 2000 Việt Nam có 57 doanh nghiệp xe máy 100% vốn trong nước (số liệu năm 2005) với số lượng lắp ráp xe năm 2000 - 2001 khoảng 1,268 - 2,169 triệu chiếc, chiếm 86% thị phần.Song, đến năm 2010, rất nhiều doanh nghiệp xe máy nội biến mất. Đến nay, cả nước chỉ còn 5 - 10 công ty còn sản xuất. Sản lượng lắp ráp cũng rất thấp, chỉ vào khoảng 57.000 xe các loại.
Trong khi đó, xe máy của các doanh nghiệp FDI thì có thương hiệu mạnh, chất lượng tốt, dịch vụ bảo hành bảo dưỡng rộng khắp. Giá cả nhiều mẫu xe cũng khá thấp, chỉ cần từ 11 triệu đồng cũng sở hữu được một chiếc xe nên tất yếu người tiêu dùng quay sang lựa chọn các dòng xe do doanh nghiệp FDI sản xuất.
Thời gian tới cơ hội tồn tại của các doanh nghiệp xe máy nội được dự báo sẽ không còn nhiều, nhất là khi mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì tiêu chuẩn lựa chọn xe cũng sẽ cao hơn và nhu cầu cũng sẽ đa dạng hơn. Điều này xe máy nội không đáp ứng được, vì vậy ngày càng phải lùi dần vào những vùng sâu vùng xa với số lượng người tiêu dùng hạn chế.
Theo số liệu do Công ty Honda Việt Nam cung cấp, năm 2011, thị trường xe máy Việt Nam tiêu thụ 3,7 triệu xe các loại, trong đó 5 doanh nghiệp xe máy có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gồm Honda, Yamaha, Suzuki, Piaggio và SYM Việt Nam tiêu thụ 3,37 triệu xe, tăng 30% so với năm 2010. Trong đó dẫn đầu là Honda Việt Nam với lượng xe tiêu thụ đạt 2,31 triệu xe, chiếm 61% thị phần. Trong cấu trúc thị phần đó, không có chỗ cho các doanh nghiệp nội.
Hai mặt của thị trường xe máy 5
Thị trường xe máy Việt Nam đã đi qua năm 2010 với nhiều dấu ấn đậm nét, qua đó đã đem tới cả những niềm vui và kỳ vọng lẫn những băn khoăn, trăn trở.
Miếng bánh béo bở