Các nhà nghiên cứu marketing đã tổng kết được 8 bước cơ bản về trình tự thiết kế một bảng câu hỏi:
Sơ đồ 2.1: Quy trình thiết kế bảng câu hỏi
Bước 1: Xác định cụ thể thông tin cần thu thập
Điểm đầu tiên khi bắt tay vào thiết kế bảng câu hỏi là cần phải xem xét mục tiêu nghiên cứu để xác định chính xác cái gì cần được đo lường.
- Liệt kê những gì cần đo lường.
- Dự tính xem những biến số được đo lường sẽ được sử dụng như thế nào. Xác định cụ thể thông tin cần thu thập
Xác định phương pháp phỏng vấn Xác định nội dung của từng câu hỏi Xác định dạng câu hỏi và câu trả lời Xác định từ ngữ cho mỗi câu hỏi Xác định cấu trúc bảng câu hỏi Xác định hình thức cho bảng câu hỏi Kiểm tra và chỉnh sửa
- Dùng loại kỹ thuật phân tích nào để mang lại ý nghĩa cho dữ liệu.
Bước 2: Xác định phương pháp phỏng vấn
Trong bước này, người nghiên cứu cần quyết định dùng phương pháp nào để tiếp xúc với người được phỏng vấn (phỏng vấn trực tiếp, gọi điện thoại, gửi thư hay qua internet). Các phương pháp phỏng vấn khác nhau sẽ yêu cầu nội dung hay cấu trúc bảng câu hỏi là khác nhau.
Bước 3:Xác định nội dung của từng câu hỏi
Mục tiêu và nội dung của vấn đề nghiên cứu quyết định các câu hỏi trong bảng câu hỏi. Thế nhưng, việc có được những thông tin thích đáng từ những câu trả lời hay không lại phụ thuộc rất lớn vào khả năng phác thảo bảng câu hỏi của người nghiên cứu. Do vậy, khi xây dựng các câu hỏi, cần cân nhắc các tiêu chuẩn sau:
- Các câu hỏi đặt ra có cần thiết không?
- Cần một hay nhiều câu hỏi cho một thông tin?
- Người trả lời có thể hiểu được câu hỏi đó không? Có thông tin để trả lời không? - Người trả lời có cung cấp các thông tin đó không?
Bước 4: Xác định dạng câu hỏi và câu trả lời
Có hai dạng câu hỏi chính sau:
- Câu hỏi mở: là dạng câu hỏi trong đó câu hỏi được cấu trúc còn câu trả lời thì không. Người trả lời có thể trả lời với bất kỳ thông tin nào và bất cứ câu nào được coi là thích hợp. Người phỏng vấn sẽ có nhiệm vụ viết lại chính xác những gì có thể thu thập được. Có ba loại câu hỏi mở:
+ Câu hỏi tự do trả lời. + Câu hỏi thăm dò.
+ Câu hỏi thuộc dạng kỹ thuật hiện hình.
- Câu hỏi đóng: là dạng câu hỏi mà cả câu hỏi và câu trả lời đều được cấu trúc sẵn và cho trước. Có bốn loại câu hỏi đóng sau:
+ Câu hỏi phân đôi.
+ Câu hỏi xếp hạng thứ tự.
+ Câu hỏi cho nhiều lựa chọn. Câu trả lời có bao nhiêu lựa chọn? Dùng thang đo gì?
Bước 5: Xác định từ ngữ cho mỗi câu hỏi
- Bảo đảm câu hỏi có một nghĩa duy nhất. - Dùng từ ngữ đơn giản.
- Tránh: câu hỏi dài, câu hỏi gợi ý, câu hỏi có hai nội dung, câu hỏi yêu cầu tưởng tượng, câu hỏi định kiến, …
Bước 6: Xác định cấu trúc bảng câu hỏi
Ở bước này, người nghiên cứu sẽ phải sắp xếp các câu hỏi theo một trình tự nhất định, thuận tiện cho người đi phỏng vấn. Một cách tổng quát, người ta có thể chia các câu hỏi thành 5 loại và tạo thành 5 phần chính trong bảng câu hỏi theo chức năng của chúng đóng góp vào sự thành công của cuộc phỏng vấn.
- Phần mở đầu hoặc câu hỏi hướng dẫn. - Câu hỏi định tính.
- Câu hỏi hâm nóng. - Các câu hỏi đặc thù. - Các câu hỏi phụ.
Bước 7: Xác định hình thức cho bảng câu hỏi
Có tầm quan trọng quyết định đến sự chấp nhận trả lời và độ chính xác của các câu trả lời.
- Trình bày rõ ràng, dễ theo dõi, không gây nhàm chán. - Nếu có phần rẽ nhánh, điều kiện thì cần hướng dẫn cụ thể.
- Nếu dùng câu hỏi mở thì nên chừa khoảng trống đủ để người được hỏi ghi câu trả lời và diễn đạt ý kiến của mình.
Bước 8: Kiểm tra và chỉnh sửa
Dù cẩn thận mấy chăng nữa các bảng câu hỏi sau khi thiết kế cũng khó tránh khỏi lỗi và do đó, sẽ gây khó khăn khi thu thập dữ liệu. Vì vậy trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức nên tiến hành kiểm tra trước bằng cách thử trên một mẫu nhỏ, sau đó xem xét:
- Người phỏng vấn có hiểu và trả lời được bảng câu hỏi không? - Người phỏng vấn có thực hiện tốt không?
- Thông tin có ghi nhận tốt không?
- Thời gian cần thiết để tiến hành phỏng vấn?
Sau khi kiểm tra sẽ thực hiện chỉnh sửa, điều chỉnh lần cuối trước khi thực hiện phỏng vấn thử.