đào tạo với tiếp thu tinh hoa giáo dục - đào tạo thế giới thông qua giao lưu quốc tế
Giao lưu quốc tế trong giáo dục - đào tạo là thể hiện thiện chí, nguyện vọng và tình cảm của nhân dân Việt Nam "muốn làm bạn với tất cả các nước" [17, tr. 58], để học hỏi lẫn nhau về phương thức tổ chức quản lý giáo dục đào tạo, cải tiến nội dung chương trình cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước, tạo điều kiện để tận dụng, tranh thủ ngoại lực nâng cao năng lực nội sinh đồng thời hiện đại hóa nội dung chương trình, đón đầu sự phát triển, hịa nhập với những xu hướng lớn của thế giới và khu vực.
Giao lưu quốc tế trong giáo dục đào tạo giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng hơn những nền văn minh của các dân tộc, các quốc gia khác nhau trên thế giới. Mỗi nền giáo dục ấy đã có những đóng góp của mình vào kho tàng giáo dục - đào tạo thế giới. Trong những năm đổi mới, giáo dục - đào tạo, nhờ giao lưu rộng rãi, đã đem lại nhiều thành tựu tốt đẹp, góp phần tạo nên những điều kiện thiết yếu cho chúng ta hội nhập bền vững vào đời sống cộng đồng thế giới mà vẫn kế thừa và phát huy được những truyền thống tốt đẹp trong giáo dục - đào tạo. Vì vậy hiện nay ở các trường đại học có những mơn khoa học mới, những cơng trình có chất lượng cao đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Giao lưu quốc tế trong giáo dục - đào tạo là nhu cầu tất yếu của tất cả các nước. Những nước đã có nền kinh tế phát triển, giáo dục khoa học- cơng nghệ đã đạt được những thành tựu rực rỡ... vẫn có nhu cầu giao lưu giáo dục - đào tạo với những nước như Việt Nam. Mặc dù kinh tế kém phát triển, trình độ khoa học cơng nghệ lạc hậu nhưng Việt Nam có bề dày truyền thống giáo dục - đào tạo, có một nền văn hóa lâu đời, có một lịch sử đấu tranh kiên cường dựng nước và giữ nước.
Giao lưu quốc tế là cái chung của mọi loại hình thái ý thức xã hội. Trong quá trình giao lưu và hội nhập với cộng đồng thế giới, mỗi dân tộc đều phải gìn giữ và xây dựng bản sắc dân tộc vững vàng. Bản sắc dân tộc càng mạnh, tính đơn nhất càng rõ nét thì tính phổ qt càng đạt được cao. Nhiều dân tộc đã có niềm tự hào chính đáng về quá khứ văn minh của họ, nhưng họ đã sai lầm khi nghĩ rằng với truyền thống cũ họ không cần học tập gì thêm bên ngồi nữa, hậu quả là càng ngày họ càng tụt hậu về mọi mặt. "Mọi dân tộc cũng như mọi cơ thể sống, khi tự đóng kín mình, tự ngăn cách mình với bên ngồi sẽ khơng tránh khỏi ngạt thở và tiêu vong" [30, tr. 533].
Mỗi dân tộc, giai cấp đều có nguyện vọng ngẩng cao đầu hơn nữa để khẳng định mình trong mối quan hệ với cộng đồng nhân loại. Giao lưu trong giáo dục - đào tạo là để vươn xa hơn cái "vỏ ốc" của mình để tiếp cận với những giá trị nhân loại. Nhiều nước đã đạt được những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực này. Nhật Bản và một số nước ở châu Á đã biết kết hợp kỹ thuật phương tây với truyền thống dân tộc, trong quá trình giao lưu giáo dục - đào tạo họ đã biết kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, xóa đi những truyền thống lỗi thời, phát huy, giữ lại những truyền thống còn phù hợp với xã hội hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, nhiều nước do nóng vội, đốt cháy giai đoạn, trong quá trình giao lưu giáo dục - đào tạo, họ đã bê nguyên xi chương trình, nội dung, cách tổ chức quản lý giáo dục - đào tạo của dân tộc khác không phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện kinh tế-xã hội, trình độ nhận thức của dân tộc mình. Cách giao lưu như vậy chẳng khác gì gieo hạt giống trên sa mạc. Vì vậy quá trình giao lưu giáo dục - đào tạo đòi hỏi phải xem xét, so sánh những điểm tương đồng về văn hóa khu vực, về lý tưởng xã hội, về mục đích chính trị, tâm lý dân tộc, hoàn cảnh kinh tế - xã hội của đất nước để tiếp thu có chọn lọc.
Sự bùng nổ của trao đổi quốc tế về người và hàng hóa cùng thơng tin vơ tuyến đương nhanh chóng tạo ra một nền văn hóa tồn cầu và một ý thức chung cho cả quả đất. Kết quả là sự va chạm và căng thẳng giữa nền văn hóa thế giới ấy và các nền văn hóa địa phương (quốc gia dân tộc). Nhất thiết mỗi quốc gia (dân tộc) phải có tinh thần cởi mở chấp nhận nền văn hóa tồn cầu trong khi tự hào về nền văn hóa riêng biệt của mình... Chỉ khi nào giữ gìn được bản sắc dân tộc thì mới có thể đóng góp vào tồn cầu hóa một cách hữu hiệu [2, tr. 2].
Hầu như các nước trên thế giới đều xảy ra tình trạng khơng tương ứng giữa hệ thống giáo dục với đòi hỏi khách quan của cuộc cách mạng khoa học và cơng nghệ. Mâu thuẫn đó địi hỏi và qui định các nước phải thực hiện một quá trình cải cách mạnh mẽ. Cho nên, vài chục năm gần đây, các nước đã "tiến hành một số lượng cải cách cịn nhiều hơn tồn bộ lịch sử trước đó, các cuộc cải cách giáo dục đã trở thành một bộ phận quan trọng của chính sách xã hội, là trung tâm thu hút sự chú ý trong xã hội hiện đại" [8, tr. 25]. Hàng ngày trên thế giới có khoảng 50 triệu giáo viên, khoảng hơn 1 tỉ học viên lên lớp. Mỗi nước có một hệ thống chính sách giáo dục riêng, trong hệ thống chính sách đó ln ln phải tính đến các nhân tố kinh tế - xã hội có ảnh hưởng tới sự phát triển của giáo dục, như trình độ học vấn của dân cư, yêu cầu của sự phát triển kinh tế; nhu cầu của xã hội về giáo dục, giáo dục con người để đạt được địa vị mong muốn, trình độ học vấn cao. Đó là cái đảm bảo khỏi bị thất nghiệp. Vai trò của phụ nữ ngày càng tăng đối với xã hội, với thị trường lao động địi hỏi phải nâng cao trình độ học vấn của họ. Dân số tăng nhanh đòi hỏi giáo dục phát triển ...
Như vậy, do những đặc điểm của tình hình thế giới, đặc biệt là cách mạng khoa học và cơng nghệ tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, làm cho khơng một quốc gia riêng lẻ nào có
thể tự giải quyết mà cần phải có sự hợp tác đa phương trong mọi lĩnh vực. Trong sự hợp tác đó, xu thế chủ yếu của tình hình thế giới là các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt và can thiệp của nước ngoài, bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc, ngăn chặn ảnh hưởng xấu của nền giáo dục ngoại lai để duy trì sự tồn tại bền vững của mình trong sự phát triển thì giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc là biện pháp quan trọng nhất. Chính vì vậy mà vấn đề giáo dục truyền thống dân tộc trong đó có truyền thống giáo dục - đào tạo được đặt ra với một tầm quan trọng đặc biệt.
Tồn cầu hóa làm cho các nước xích lại gần nhau, giao lưu văn hóa, giáo dục, kinh tế được mở rộng, đồng thời nhưng nhiều mâu thuẫn đang đặt ra mà chúng ta phải tìm các giải pháp thích hợp để bảo vệ những giá trị truyền thống. Thực tiễn đã chứng minh rằng sự tồn cầu hóa càng làm gia tăng hố ngăn cách giữa các nước công nghiệp tiên tiến với các nước đang phát triển. Các loại văn hóa đồi trụy, nội dung giáo dục kích động bạo lực, coi đồng tiền là giá trị của mọi giá trị đang tràn vào các nước lạc hậu. Mâu thuẫn của hiện tại và tương lai, giữa toàn cầu và cục bộ giữa truyền thống và hiện đại, phổ biến và cá biệt, giữa cách nhìn dài hạn và ngắn hạn, giữa tri thức vơ hạn và khả năng tiếp thu có hạn của con người. Chính giao lưu giáo dục - đào tạo cũng là một bộ phận của hệ thống các mâu thuẫn đang đặt ra:
Làm thế nào để thích ứng mà khơng tự đánh mất mình; làm thế nào để đạt được tính tự chủ trong sự tơn trọng quyền tự do và tiến hóa của người khác và làm thế nào để làm chủ được tiến bộ khoa học, chính trong tinh thần này, mà những thách thức do những công nghệ mới về thông tin đang đặt ra, phải được vượt qua [69, tr. 17].
Nếu coi truyền thống giáo dục - đào tạo là cái nội lực, giao lưu giáo dục - đào tạo là cái ngoại lực thì ngoại lực dù có quan trọng đến đâu, cũng chỉ là nhân tố hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện cho nội lực phát triển. Nội lực mới là nhân tố quyết định phát triển bản thân sự vật. Sự phát triển đó đạt trình độ cao nhất khi nội lực và ngoại lực cộng hưởng được với nhau.
Giao lưu giáo dục không chỉ được tiến hành trong xu hướng tồn cầu hóa hiện nay mà nó đã từng xảy ra khá phổ biến trong các giai đoạn lịch sử trước đó. Qua giao lưu giáo dục - đào tạo khơng chỉ nhằm mục đích học hỏi nền giáo dục trong vùng và trên thế giới mà cịn nhằm mục đích tuyên truyền phổ biến kinh nghiệm giáo dục của mình ra bên ngồi, làm phong phú thêm nền giáo dục chung của khu vực và trên thế giới. Lịch sử giáo dục Việt Nam dưới thời Lê sơ (1428-1527) đã thúc đẩy nền văn hóa Đại Việt phát triển rực rỡ, thực hiện được mục tiêu đào tạo đội ngũ quan lại cho các vương triều, những vua sáng tơi hiền, tướng tá có đức có tài. Thông qua các cuộc đi sứ của các danh sĩ nước Đại Việt với các vương triều Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản... các danh sĩ nước Đại Việt đã có những đóng góp khơng nhỏ vào việc xây dựng nền văn hóa của các nước đó, như Nguyễn An là cơng trình sư xây dựng cố cung Bắc Kinh nổi tiếng về nét đẹp kiến trúc và phối cảnh. Qua 15 năm đổi mới, Đảng và Nhà nước đã ban hành 54 chủ trương chính sách trong đó có bốn chủ trương về chính sách giao lưu, mở cửa trong giáo dục - đào tạo, những chủ trương đó là:
1- Duy trì hợp tác với các nước Liên Xô (cũ) và Đông Âu trong việc thực hiện các điều khoản đã ký trong những năm 1986-1990, đồng thời tích cực thiết lập và mở rộng hợp tác với các nước Đông Nam Á, Austraylia, Cộng hòa Pháp, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc v.v..
2- Cho phép nước ngoài và các tổ chức quốc tế mở hoặc liên kết với Việt Nam xây dựng các trung tâm đào tạo từ dạy nghề cho đến cao đẳng, đại học, sau đại học tại Việt Nam.
3- Tiếp cận và khai thác viện trợ ODA cho giáo dục đào tạo từ các nước, các tổ chức tài chính quốc tế.
4- Giao quyền chủ động cho các trường trong giao lưu và hợp tác quốc tế [5, tr. 16].
Đó là những chủ trương mở cửa giao lưu theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa trong quan hệ quốc tế, theo phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước và các tổ chức quốc tế. Nhờ những chính sách đó mà trong những năm đổi mới, các hoạt động giao lưu quốc tế trong giáo dục - đào tạo ngày càng được tăng cường, đem lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, mức độ giao lưu của chúng ta trong những năm qua còn khiêm tốn so với các nước khác, chẳng hạn ở Trung Quốc hàng năm gửi đi nước ngoài học tập từ 200.000 đến 300.000 sinh viên. Nhưng ở Việt Nam 10 năm gần đây chỉ có 14.000 lưu học sinh được đào tạo ở nước ngồi.
Vì vậy, tăng cường giao lưu giáo dục - đào tạo trong những năm tới là một yêu cầu khách quan phù hợp với xu thế của thời đại. Nhưng sự mở rộng giao lưu giáo dục - đào tạo ở nước ta không phải bằng mọi giá mà phải được xây dựng trên quan điểm chỉ đạo, các qui luật của phát triển giáo dục - đào tạo, qui luật và quan điểm đó là: giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nền giáo dục nhân đạo, dân tộc và hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển giáo dục phải tương quan với phát triển kinh tế, dựa trên những giá trị văn hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại. Những thành tựu khoa học cơng nghệ hiện đại, đó là nền giáo dục cho mọi người, tạo điều kiện cho mọi thành viên xã hội có thể học tập suốt đời, có như vậy mới xây dựng được một nền giáo dục tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo là cội nguồn, nền tảng của sự đổi mới giáo dục - đào tạo. Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo là sự kế thừa, tiếp nối của truyền thống. Để truyền thống giáo dục tiếp tục phát huy sức mạnh, tạo nên những đóng góp to lớn cho giáo dục. Phương hướng đổi mới giáo dục - đào tạo theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại ở Việt Nam những năm trước mắt phải là: thứ nhất, tạo những điều kiện cần thiết cho sự phát triển giáo dục; thứ hai, phát huy những giá trị truyền thống tích cực, hạn chế những truyền thống tiêu cực; thứ ba, có những chính sách hợp
lý tạo điều kiện cho mọi người được học tập. Những giải pháp trên nhằm khơi dậy nội lực đang tiềm ẩn trong nhân dân, tạo ra động lực cho người học, gắn học với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, thu hút học sinh vào các trường dạy nghề, đào tạo công nhân lành nghề bậc cao, dạy các nghề truyền thống, giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp... đào tạo tài năng quản lý, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Con người Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, trong xu thế tồn cầu hóa phải là con người biết phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Đó là những con người biết "lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo", biết băn khoăn day dứt trước sự lạc hậu của nền kinh tế, quyết tâm vươn lên học tập, rửa nỗi nhục nghèo đói. Đức và tài trong thời đại mới được xây dựng trên nền tảng quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh quyện lẫn vào nhau tạo nên bản sắc độc đáo của con người mới Việt Nam trước mọi biến động của xã hội.
Trước bối cảnh cuộc cách mạng khoa học và công nghệ bùng nổ về tri thức, giáo dục - đào tạo góp phần làm cho con người Việt Nam nắm bắt nhanh những thành tựu mới nhất của cái hiện đại. Điều đó sẽ góp phần duy trì và phát huy những giá trị giáo dục - đào tạo của dân tộc để có thể đi tắt
đón đầu, cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đi thẳng vào hiện đại.
Tinh thần tự học, cần cù, chịu thương, chịu khó cũng là một trong những truyền thống giáo dục cực kỳ quý báu của dân tộc ta. Nhân văn hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa nhà trường, đổi mới phương pháp giáo dục, kết hợp giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội là một trong những giải pháp nhằm khơi dậy giá trị truyền thống giáo dục của dân tộc, sức sáng tạo của dân tộc trong việc tiếp thu những tri thức hiện đại.
Nhà trường bao giờ cũng mang tính giai cấp, nhà trường ở Việt Nam hiện nay là cơng cụ của chun chính vơ sản. Việc kết hợp truyền thống