Thi cử, tuyển chọn nhân tài dựng làng và giữ nước

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 74 - 77)

Tuyển chọn nhân tài và bổ nhiệm làm quan dưới chế độ phong kiến đều dựa trên cơ sở kết quả của việc thi cử để chọn những người đảm nhận những chức vụ quan trọng. "Hiền tài là nguyên khí của Nhà nước, ngun khí vững thì thế nước mạnh và thịnh, ngun khí kém thì thế nước yếu và

suy, cho nên các đấng thánh đế minh vương không ai không chăm lo việc gây dựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí" [76].

Từ khi thốt khỏi ách đơ hộ giặc ngoại xâm phương Bắc, Nhà nước phong kiến Việt Nam ra sức xây dựng và củng cố nhà nước trung ương tập quyền độc lập, tự chủ, đặc biệt từ nhà nước quân chủ quí tộc Lý - Trần đến Nhà nước quân chủ quan liêu thời Lê. Các Nhà nước này đã lấy việc mở mang giáo dục - đào tạo, thông qua thi cử để tuyển chọn nhân tài bổ sung cho bộ máy quản lý của Nhà nước, quan điểm của Lê Thánh Tông là muốn có nhân tài trước hết phải chọn người có học, phép chọn người có học thì thi cử là đầu "có thể nói rằng, chính trong thời kỳ này tư duy khoa học của dân tộc ta được hình thành và phát triển" [11, tr. 109]. Thời kỳ Pháp đô hộ nước ta, chế độ thi cử vẫn cơ bản được kế thừa có bổ sung thêm một số môn mới nhằm tuyển chọn những người làm tay sai cho chúng. Mục đích thi cử là để chọn người có học, vì vậy, về ngun tắc đề ra việc tổ chức giám sát thi hết sức nghiêm ngặt, nghiệt ngã. Để bảo vệ tính chính xác, khách quan của cuộc thi, người ta huy động mọi khả năng của chính quyền, pháp quyền, binh quyền và cả thần quyền nữa để tăng sự nghiêm minh và nghiệt ngã.

Trường thi chỉ là một khu đất chia thành các ơ, thí sinh tự chuẩn bị lều chõng, bút, mực, mọi thứ cần thiết cho cá nhân. Nhà nước chuẩn bị chỗ cho các giám khảo chấm bài và nhà tạm trú, các cơ sở vật chất cần thiết cho sinh hoạt trong thời gian giám khảo và chấm bài.

Tổ chức thi chọn theo hệ thống từ dưới lên. Ở huyện có thi hạch, thi khảo khóa để chọn người đi thi Hương. Ở tỉnh (trấn) tổ chức thi Hương, người đỗ đầu kỳ thi này gọi là giải nguyên thủ khoa. Người đỗ cao, đạt học vị là hương cống (cử nhân), đỗ thấp hơn đạt học vị sinh đồ (tú tài). Ở kinh đô tổ chức thi hội và thi đình, tùy kết quả và từng triều đại mà chia ra các học vị và cách gọi khác nhau: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ, phó bảng... (phụ lục 2). Những người thi đỗ các kỳ thi trước mới được tham

gia dự các kỳ thi sau. Ngoài các kỳ thi trên, các triều đại còn tổ chức những kỳ thi bất thường như khoa thi minh kinh, hoàn từ, nha sĩ... Trong các kỳ thi, thể loại các bài thi có quy định chặt chẽ bao gồm các môn: ám tả, kinh nghĩa, thơ phú, chiếu, chế, biểu, văn sách, chữ viết và toán, đối sách, trong đó kinh nghĩa, văn sách giống như văn nghị luận, chiếu, chế biểu, là loại công văn. Thơ phú là loại sáng tác (phụ lục 3). Đối tượng dự thi không phân biệt đẳng cấp, không phân biệt dịng giáo dục chính thống hay từ dịng giáo dục dân gian, vì vậy mà nhân dân tham gia thi rất đơng, có những lúc người vào thi đơng đến nỗi giày xéo lên nhau, có người chết ở cửa trường. Những người đỗ đạt thường là những người kiên trì, chịu khó, có tài nên được nhân dân kính trọng, được xã hội và nhà nước trọng dụng. Nếu là sinh đồ, đỗ tú tài về làng sẽ được miễn các loại đóng góp, lao dịch, được mời hội tư văn. Đỗ cử nhân được nhà nước bổ nhiệm làm quan huyện, tỉnh. Đỗ tiến sĩ được khắc tên trên bia văn miếu, vua ban áo mũ, tổ chức đón rước về tận làng, được ăn yến tiệc ở sân đình, xem vườn thượng uyển; gia đình, anh em, bà con đều được thơm lây "một người làm quan cả họ được nhờ"...

Do mục đích chính của việc thi cử là tuyển chọn nhân tài cho bộ máy nhà nước nên việc thi cử cũng gồm ba loại hình là thi võ, thi văn và thi lại viên. Loại hình thi võ và thi lại viên được tổ chức tương đối đơn giản. Phức tạp nhất là các kỳ thi văn để tuyển chọn quan cai trị và truyền bá hệ tư tưởng nho giáo. Người đỗ đạt được bổ dụng làm quan, không phân biệt gốc gác quý tộc hay từ tài sản.

Nước ta là một nước văn hiến, có một nền văn hóa riêng. Duy trì được những giá trị của nền văn hiến đó suốt q trình lịch sử lâu dài là cơng lao của tồn dân tộc trong đó có nhiều nhà nho học được tuyển chọn thông qua thi cử, họ trở thành những nhà văn, nhà triết học, nhà thơ, những nhà quản lý đất nước. Họ đã để lại nhiều cơng trình khoa học về nghệ thuật thơ, văn, thiên văn, địa lý, những tấm gương mẫu mực về đạo đức, về lòng

nhân ái, ý thức tự lực tự cường của dân tộc, đã có cơng sáng tạo ra chữ nơm, chữ quốc ngữ..., góp phần quan trọng vào việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Những tri thức, những giá trị văn hóa tinh thần được nền giáo dục chuyển tải từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Mặc dù thi cử thời đại phong kiến cịn có nhiều hạn chế tiêu cực cần phải lọc bỏ, nhưng những giá trị truyền thống mà nó đã xây dựng nên đó là những của cải tinh thần, là nguồn sinh lực quan trọng, di sản quý báu mà các hệ sau đã kế thừa và phát huy lên.

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w