đổi mới giáo dục - đào tạo theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại
Từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra chiến lược con người, vạch ra những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục góp phần làm cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Qua các kỳ Đại hội, Đảng ta luôn luôn chú ý đến vấn đề con người, Đại hội III (1960) viết "con người là vốn quý nhất", Đại hội IV (1976) đưa ra khái niệm "con người mới - con người làm chủ tập thể", Đại hội V (1981) tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa quan điểm về con người của đại hội IV và nhấn mạnh phát huy lòng nhân ái của dân tộc trong giai đoạn mới. Đại hội VI (1986) đưa ra quan điểm "nhân tố người" và khẳng định vai trò quan trọng của nhân tố người trong công cuộc đổi mới.
Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 viết: Mục tiêu và động lực của sự phát triển là vì con người, do con người. Chiến lược kinh tế - xã hội đặt con người vào vị trí trung tâm, giải phóng sức sản xuất, khơi dậy mọi tiềm năng của
mỗi cá nhân, mỗi tập thể lao động và của cả cộng đồng dân tộc, động viên và tạo điều kiện cho mọi người Việt Nam phát huy ý chí tự lực, tự cường, cần kiệm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức làm giàu cho mình và cho đất nước [17, tr. 58].
Nhận thức được vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước đã triển khai nghiên cứu đề tài "Con người Việt Nam - Mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội" với 10 chương trình nghiên cứu cấp Nhà nước. Đề tài này thu hút đông đảo các nhà trí thức đầu ngành trong nước tham gia.
Vấn đề con người trong công cuộc đổi mới đã được khái quát thành những nội dung trong cương lĩnh. Đó là con người "Có ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm cơng dân, có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa, giàu lịng u nước và tinh thần quốc tế chân chính" [16, tr. 15]. Trong thời kỳ đổi mới, sự nghiệp phát triển giáo dục - đào tạo chính là nhằm tăng trưởng nhanh nguồn lực con người Việt Nam, tạo ra khả năng lao động ở một trình độ mới cao hơn nhiều so với trước đây. Đó là việc chú trọng phổ cập giáo dục đi đôi với phổ cập nghề, "Dạy chữ" đi đôi với "Dạy làm người". Đáp ứng nhu cầu học tập của mọi người dưới nhiều loại hình giáo dục - đào tạo. Thực hiện ngun tắc người nghèo cũng được đi học, có chính sách ưu tiên đặc biệt đối với con em dân tộc thiểu số, nhất là ở vùng cao, vùng sâu. Những chính sách đó đã và đang đi dần vào cuộc sống và đã đạt được những thành tựu đáng kể trên mọi lĩnh vực của giáo dục - đào tạo.
Xuất phát từ những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giáo dục - đào tạo, dưới góc độ kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo. Theo chúng tôi, trong thời kỳ đổi mới nền giáo dục Việt Nam phải đạt được những yêu cầu là:
Thứ nhất: Phát huy những giá trị truyền thống giáo dục của dân tộc,
truyền thống giáo dục lạc hậu, cản trở sự phát triển. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh trong các cơ sở giáo dục - đào tạo kết hợp chặt chẽ giáo dục nhà trường giáo dục gia đình và xã hội.
Thứ hai: Xây dựng kế hoạch, mục tiêu và phương thức giáo dục -
đào tạo phù hợp với điều kiện, mơi trường hồn cảnh, trình độ con người Việt Nam. Đổi mới nội dung giáo dục - đào tạo, làm cho nội dung giáo dục cập nhật với những thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, không ngừng đổi mới phương pháp giảng dạy, tổ chức, quản lý giáo dục.
Thứ ba: Khi học hỏi nền giáo dục của một quốc gia nào đó về tính
chất, mục tiêu, phương pháp, hệ thống tổ chức quản lý, nội dung giảng dạy qua các phương tiện thơng tin đại chúng... cần phải thấy được tính chất, mục tiêu của những nền giáo dục đó rất khác nhau, ẩn náu sau những phương pháp, cách thức giáo dục hết sức đa dạng và phong phú. Để tiếp nhận được những tinh hoa của nền giáo dục thế giới cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam, chúng ta cần đứng vững trên quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử cụ thể, và quan điểm phát triển. Vận dụng những quan điểm này vào lĩnh vực giáo dục, chúng ta cần cân nhắc kỹ khi học hỏi kinh nghiệm của các nước có chế độ chính trị khác chúng ta, tránh rập khn, máy móc.
Thứ tư: Trước đây đã có một số nước cự tuyệt việc hợp tác quốc tế
trên lĩnh vực giáo dục vì lý do độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, nhưng đó chỉ là nguyên cớ. Nguyên nhân chủ yếu của sự từ chối hợp tác đó là việc giữ gìn hệ tư tưởng, triết học và nền văn hóa truyền thống của dân tộc đó. Trong xã hội hiện đại, với xu thế tồn cầu hóa, việc hợp tác quốc tế về giáo dục đã trở thành một tất yếu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, sự hợp tác đó khơng phải là sao chép, rập khn mà mỗi quốc gia phải tự mày mò nghiên cứu về mặt lý luận cũng như thực tiễn để tìm được một con đường phù hợp với điều kiện, hồn cảnh của mình, mỗi quốc gia đều dựa vào những quan
điểm nhất định, quan điểm giáo dục - đào tạo được xây dựng dựa trên tính chất, mục tiêu của giáo dục. Tính chất của nền giáo dục Việt Nam đã được khẳng định trong Luật giáo dục: "Nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục xã hội chủ nghĩa có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng" [45, tr. 8]. Đó là một hệ thống "giáo dục hồn tồn Việt Nam" một "nền giáo dục của một nước độc lập".