Coi trọng giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 71 - 74)

Giáo dục ý thức cộng đồng, lòng yêu nước, thương người, tinh thần dũng cảm, bất khuất.

Ý thức cộng đồng được hình thành trong cơng xã nơng thơn, song do hoàn cảnh địa lý và lịch sử dân tộc ta luôn luôn phải chống thiên tai và giặc ngoại xâm. Trên ngã tư đường giao lưu quốc tế và đặc điểm địa hình, tài nguyên sinh thái phong phú đa dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa, chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về mọi mặt, đã đặt ra nhiều thách thức đối với con người Việt Nam trong cuộc sống xây dựng đất nước, làm cho con người gắn bó với quê hương, làng xóm. Trong q trình đấu tranh chống lại thiên nhiên khắc nghiệt, bão lụt hạn hán thường xuyên xảy ra, người Việt

Nam ln ln phải đồn kết với nhau, hỗ trợ, góp sức với nhau để đắp đê chống lũ, đào kênh mương làm thủy lợi để tưới tiêu cho đồng ruộng trong q trình phát triển nền kinh tế nơng nghiệp lúa nước.

Sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử Việt Nam mang những đặc thù có ảnh hưởng đến đặc trưng của nền giáo dục. Vì trong thời kỳ cổ đại, nước ta không trải qua chế độ chiếm hữu nô lệ, mặc dù chế độ gia trưởng quan hệ nơ tỳ có phát triển ở mức độ nào đó, nhưng chưa trở thành quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất chi phối sự phát triển của xã hội; chế độ phong kiến Việt Nam không tồn tại quan hệ lãnh chúa, nông nô, không trải qua thời kỳ cát cứ lâu dài, đến thế kỷ XV chế độ phong kiến Việt Nam mang đặc trưng là chế độ quân chủ Nho giáo, do hệ tư tưởng Nho giáo chi phối nhất là tư tưởng trung quân và ái quốc. Thời kỳ cai trị của thực dân Pháp, chủ nghĩa tư bản ở nước ta có một số mầm mống nào đó nhưng nước ta vẫn là một nước thuộc địa nửa phong kiến, chưa qua chủ nghĩa tư bản nên chủ nghĩa dân tộc tư sản khơng giữ vai trị chi phối dân tộc. Những đặc điểm này góp phần quan trọng hình thành ý thức cộng đồng trong dân tộc.

Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc diễn ra trong điều kiện hết sức ác liệt, trong tương quan lực lượng quá chênh lệch và thời gian kéo dài, kể từ kháng chiến chống Tần, thế kỷ thứ III trước công nguyên đến kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ trong suốt 22 thế kỷ qua, thời gian kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước đã chiếm trọn 12 thế kỷ, với ý chí quyết tâm "thà hy sinh tất cả chứ khơng chịu làm nơ lệ". Với ý chí và quyết tâm đó, dân tộc Việt Nam đã đoàn kết với nhau, huy động sức mạnh vật chất và tinh thần của toàn dân để bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc. Đạo đức, trí tuệ và tài năng của mỗi con người được đo bằng việc đóng góp cơng sức của mình trong cơng cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Là một quốc gia nhiều dân tộc, ảnh hưởng nhiều của nền văn hóa bên ngồi nhưng vẫn giữ vững được bản sắc văn hóa của dân tộc mình, làm đa dạng, phong phú nền văn hóa của dân tộc, con người Việt Nam dễ thích nghi, hội nhập. Hơn nữa quá trình thống nhất quốc gia và thống nhất dân tộc sớm, đã tạo nên tinh thần đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Tinh thần đó đã trở thành lối ứng xử thường ngày đã đi vào ca dao:

- Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước thì thương nhau cùng - Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Những đặc điểm trên, đã tác động sâu sắc đến giáo dục ý thức cộng đồng và lịng u nước, nó là động lực tinh thần góp phần hình thành nên truyền thống giáo dục của dân tộc. Nên tính chất cộng đồng của nền giáo dục Việt Nam đã được phát triển lên thành ý thức dân tộc, trân trọng và quý mến cội nguồn. Ý thức cộng đồng thể hiện ở sự tôn trọng nghĩa vụ, ý thức trách nhiệm đối với hành vi của từng thành viên trong công xã, về bổn phận đối với đồng bào, đồng loại, đối với người đã khuất. Ý thức cộng đồng và lòng yêu nước đã bảo vệ được độc lập dân tộc và bản sắc văn hóa. Trong cơng tác giáo dục, hai ý thức đó vừa là nội dung giáo dục chủ yếu, vừa là động lực tinh thần của việc học. Vì vậy, trong lịch sử dân tộc nhiều người thành công trên con đường học vấn là những người đi lên từ thực tiễn đấu tranh, thực sự gắn bó với xóm làng, q hương. Nhiều ơng nghè, ơng cử đã từng làm thuê, làm mướn, cắt cỏ, chăn trâu và sau này ra làm việc, họ thực sự là người vì lợi ích của cộng đồng dân tộc. Có lẽ do cuộc sống phải đấu tranh lâu dài và gian khổ nên những phẩm chất mà nhân dân ta thường ca ngợi là tính nhẫn nại, chí khí anh hùng, lịng dũng cảm... Chẳng hạn "Thua

keo này ta bày keo khác", "Có chí thì nên", "Dẫu rằng trí thiển, tài hèn, chịu khó nhẫn nại làm nên cơ đồ", "Có cơng mài sắt, có ngày nên kim".

Coi trọng giáo dục lao động, đức tính tiết kiệm, trung thực.

Coi trọng rèn luyện giáo dục con người qua thực tiễn đấu tranh gắn bó con người với đồng ruộng, với nghề thủ công luôn luôn biết chịu đựng khắc phục khó khăn, kiên trì nhẫn nại; vì thế ý thức lao động sản xuất là một trong những giá trị mà nhân dân ta ca ngợi: "thế gian chuộng của, chuộng cơng, nào ai có chuộng người khơng bao giờ", "tay làm hàm nhai" hoặc "nhất sĩ nhì nơng, hết gạo chạy rơng nhất nơng nhì sĩ". Vì coi trọng lao động cho nên nhân dân rất ghét bọn "Ngồi mát ăn bát vàng" hoặc những người bê tha, lười biếng như "những người cờ bạc say mê, vong gia thất thế kẻ chê người cười"...

Đức tính trung thực thể hiện qua thái độ và cách cư xử đối với cha mẹ, ông bà, chú, bác, những người xung quanh, đối với nước và vua đối với thầy và bạn, đối với những người đã mất. Đức tính trung thực thể hiện ở ý thức, trách nhiệm đối với hành vi và lời nói của bản thân, lời nói đi đơi với việc làm, trước sau như một, từ đó ngăn ngừa được những hành vi xấu xa và tạo được trong mỗi con người Việt Nam tinh thần trách nhiệm cao trước cộng đồng. Chẳng hạn Đại học nói "từ bậc Thiên tử đến thường dân ai cũng phải lấy điều sửa mình làm gốc", hoặc "Người trên hiếu với cha mẹ mình thì lịng hiếu của dân cũng phát lên" [21, tr. 14-18].

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w