Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục đào tạo

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 52 - 57)

nay chúng ta đang sống trong một thời đại mà nền văn minh "ống khói" đang dần dần nhường chỗ cho nền văn minh máy tính; phương pháp sản xuất theo dây chuyền đang lỗi thời trước phương pháp vi xử lý, vi kỹ thuật. Với chính sách mở cửa của Đảng, với sự bùng nổ của thông tin, mọi người đều có cơ may tiếp xúc với nền văn minh mới. Vì vậy, chiến lược giáo dục phải được xem là vấn đề then chốt của sự phát triển xã hội.

1.2.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo đại trong giáo dục - đào tạo

Từ người thầy giáo trẻ ở trường Dục Thanh, đến giảng viên Lý Thụy của trường Huấn luyện chính trị ở phố Văn Minh (Quảng Châu - Trung Quốc), Hồ Chí Minh đã trở thành nhà giáo dục, người thầy lớn của

dân tộc Việt Nam. Với chính sách giáo dục đúng đắn của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, mọi giá trị truyền thống giáo dục của dân tộc mà cha ông ta đã sáng tạo ra trong mấy nghìn năm lịch sử được hồi sinh và phát triển lành mạnh. Người băn khoăn, trăn trở vì sự nghiệp "trồng người". Người đòi hỏi "tự do học tập" và "thực hành giáo dục cho tồn dân". Vì dốt nát cũng là kẻ địch, "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Hồ Chí Minh quan niệm có ba loại giặc cần phải diệt để bảo vệ nền độc lập tự do của dân tộc, Người nêu lên khẩu hiệu "diệt giặc dốt", "diệt giặc đói" và "diệt giặc ngoại xâm". Người đã xuất phát từ những nguyên lý, nguyên tắc về giáo dục - đào tạo, kế thừa những tinh hoa giáo dục - đào tạo của dân tộc, kết hợp những thành tựu của nền giáo dục thế giới vận dụng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta, đề ra một hệ thống quan điểm tư tưởng chỉ đạo định hướng cho sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình phát triển giáo dục.

Ngay sau ngày đất nước độc lập, Bác Hồ đã viết thư gửi các học sinh, trong thư, Bác đã nêu lên những tư tưởng có tính cương lĩnh chỉ đạo cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam. Đó là phải xây dựng một hệ thống giáo dục, một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, "một nền giáo dục của một nước độc lập" với mục đích là đào tạo các em nên những người cơng dân hữu ích cho nước Việt Nam. "Từ một nước nông nghiệp xây dựng thành một nước công nghiệp, từ lạc hậu đi lên hiện đại, việc giáo dục - đào tạo thế hệ trẻ là một vấn đề hết sức quan trọng. Bác viết: "Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay khơng, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay khơng, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" [46, tr. 25]. Giáo dục quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế, với chế độ xã hội, mục tiêu của Đảng ta là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng văn minh, xã hội đó phải do chính sức lao động của nhân dân xây dựng nên. Việc tạo ra nguồn lực để xây dựng xã hội đã phải huy động sinh lực của nhiều "binh chủng"

hợp thành, trong đó ngành giáo dục đóng vai trị then chốt, là khâu đột phá để tiến lên hiện đại. Việc coi giáo dục - đào tạo cùng với khoa học công nghệ là mặt trận hàng đầu là để thực hiện quan điểm của Hồ Chủ tịch. Nền giáo dục hồn tồn Việt Nam địi hỏi hệ thống tổ chức nhà trường, cách thức quản lý, chương trình nội dung cho đến quy mô về số lượng, chất lượng... phải phát triển phù hợp với khả năng của nền kinh tế, với khả năng tiếp thu của học sinh. Tạo điều kiện để mọi tầng lớp nhân dân có cơ may được học tập, phát huy tối đa năng lực nội sinh của dân tộc, đó là mục tiêu của một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.

Người thường nhấn mạnh việc kết hợp giáo dục đạo đức và tri thức cho học sinh trong đó đạo đức là cái gốc cho sự phát triển nhân cách của con người và xã hội. Người nói "giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát mà tự mình khơng có đạo đức khơng có căn bản... thì cịn làm nổi việc gì" [47, tr. 253]. Vì vậy, trong quá trình giáo dục phải bồi dưỡng cho thế hệ trẻ tình yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; yêu bạn bè, anh em ruột thịt, đồng chí, yêu thầy giáo, cơ giáo, hình thành lối sống thật thà, khiêm tốn, trung thực, giản dị, xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, quan hệ giữa người với người theo lối sống "mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người". Đó là chuẩn mực ứng xử của con người Việt Nam trong mọi thời đại. Để đào tạo được những con người có đức có tài cần phải có phương thức giáo dục đúng đắn, bởi vì "hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên". Phương thức giáo dục của nhà trường phong kiến không thể đào tạo ra những con người tồn diện vì nhà trường phong kiến có đặc trưng là tách rời lao động trí óc và lao động chân tay, tách rời giữa lý luận và thực tiễn. Nhà trường xã hội chủ nghĩa khác với nhà trường của xã hội phong kiến ở chỗ, phương thức giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa là "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao

động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội". Thầy giáo giảng dạy theo phương pháp nêu gương, tạo ra môi trường tốt, làm động lực thúc đẩy học sinh phấn khởi học tập, "làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi". Phương pháp giáo dục như vậy mới tạo ra được những "con người vừa có văn hóa, vừa có kỷ luật, vừa giỏi lao động". Hồ Chí Minh đã khai sinh ra một nền giáo dục mới ở Việt Nam. Đó là một nền giáo dục dân tộc, nhân dân, khoa học, dân chủ và đại chúng. Người nêu lên mục tiêu học tập là "học để làm việc, làm người", "học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân Tổ quốc và nhân loại", "học để tu dưỡng đạo đức cách mạng", học không phải để lấy danh, trang sức mà "mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào cơng cuộc xây dựng nước nhà". Cho nên nội dung giáo dục phải toàn diện, phong phú bao gồm cả tri thức về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, "phải chú ý đầy đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hóa kỹ thuật và lao động sản xuất". Con người là chủ thể sáng tạo ra mọi giá trị văn hóa vật chất và tinh thần nhưng đồng thời con người cũng là sản phẩm của hồn cảnh. Muốn hình thành bản chất con người phải có một q trình lâu dài thơng qua giáo dục - đào tạo, thông qua hoạt động thực tiễn. Vì vậy, "muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa" và "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người".

Để có con người mới xã hội chủ nghĩa, nếu tổ chức giảng dạy theo nhà trường cũ và phương thức giáo dục cũ sẽ làm cho tầm mắt của thanh niên học sinh khơng thốt ra khỏi khn khổ của đời sống hàng ngày, nó gị bó đầu óc và tâm hồn con người trong những lợi ích cá nhân hẹp hịi. Nhà trường mới và phương thức giáo dục mới khác hẳn với trước đây, nhà trường mới là công cụ của chuyên chính vơ sản "giáo dục phải phục vụ

đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. Học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn". Giáo dục phải tiến hành từng bước vững chắc phù hợp hoàn cảnh lịch sử, với điều kiện kinh tế và khả năng nhận thức của từng lứa tuổi học sinh "kháng chiến phải mấy năm. Vội khơng được. Giáo dục cũng phải theo hồn cảnh, điều kiện. Phải ra sức làm nhưng làm vội không được. Từ đây ra cửa thứ nhất là bước thứ nhất, thứ hai mới đến bước thứ hai, rồi thứ ba mới đến bước thứ ba. Vội thì ngã. Làm phải có kế hoạch, có từng bước" [48, tr. 184].

Giáo dục không phải là nhiệm vụ riêng của nhà trường, thầy giáo mà "giáo dục là sự nghiệp của quần chúng" phát huy mọi động lực tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Để thực hiện "dạy tốt học tốt", phải động viên "những người biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ", đẩy mạnh phong trào "người tốt, việc tốt", "phong trào bình dân học vụ"... phải coi là phong trào quần chúng, phải đi sát quần chúng, bàn bạc với quần chúng, áp dụng những hình thức và phương pháp thích hợp với sinh hoạt quần chúng, phải dựa vào quần chúng để phong trào lên" nhằm tạo ra môi trường xã hội rộng lớn và thuận lợi cho công tác giáo dục. Bác nhắc nhở "từ trước đến nay, đồng bào ta đã hết lịng giúp đỡ cơng việc giáo dục. Tơi mong rằng từ nay về sau, đồng bào sẽ cố gắng giúp đỡ nhiều hơn nữa cho trường học và ai cũng tự mình cố gắng học tập" [51, tr. 190-191]. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục phải biết kế thừa những tinh hoa của truyền thống giáo dục dân tộc, phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm cơng tác giáo dục có đạo đức, có tay nghề cao, đó là những người biết kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học tiên tiến của các nước bạn. Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến giáo dục, trước khi vĩnh biệt chúng ta, Người còn căn dặn "bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho

đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Những tư tưởng giáo dục của Người là nguồn ánh sáng soi đường cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua và cả trong các giai đoạn cách mạng sắp tới. Mọi thành quả to lớn trong lĩnh vực giáo dục và đấu tranh của nhân dân ta trong năm mươi năm qua đều bắt nguồn từ sức mạnh truyền thống giáo dục - đào tạo của dân tộc được phát huy lên cho phù hợp từng điều kiện và hoàn cảnh lịch sử mới. Phương thức giáo dục - đào tạo của chúng ta luôn luôn bám sát nguyên lý: học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội.

Sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta luôn luôn đứng vững trong mọi biến động của lịch sử, đó là do chúng ta ln ln kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế. Đó là bài học lớn rút ra từ thực tế xây dựng nền giáo dục Việt Nam.

Nhờ những bài học đó sự nghiệp giáo dục Việt Nam đã thu được những thành tựu xuất sắc trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w