con người dựng làng và giữ nước
2.1.2.1. Mục tiêu giáo dục là "gây dựng nhân tài, bồi đắp nguyên khí"
Trước thế kỷ thứ XX những yêu cầu của thực tiễn đặt ra đối với sự đổi mới giáo dục - đào tạo chưa đòi hỏi cấp bách, bởi vì dưới chế độ phong kiến, người dân khơng được tham gia vào cơng việc chính trị. Giai cấp thống trị không muốn tuyên truyền giáo dục cho nhân dân hiểu quyền lợi của mình trong xã hội, cũng như những tri thức mới về khoa học kỹ thuật. Hơn nữa, nền sản xuất ở nước ta chủ yếu là nông nghiệp. Sản xuất nhỏ tự cung, tự cấp, chỉ quanh quẩn trong chu kỳ của một năm hai mùa lúa nước, phương thức canh tác chỉ cần những kinh nghiệm cổ truyền và sự cần cù. Do sự bảo thủ, đóng kín của nền kinh tế tiểu nơng, sự tồn tại dai dẳng của các yếu tố thuộc cơng xã nơng thơn và sự đình trệ, kém phát triển của lực lượng sản xuất, lề lối kinh doanh của người nông dân chủ yếu là "con trâu đi trước cái cày theo sau". Một số nơi nền kinh tế cịn mang tính tự nhiên, tự cung, tự cấp, hái lượm..., khơng có sự phân cơng lao động. Họ sản xuất được mọi thứ cần thiết cho cuộc sống của mình, hồn tồn xa lạ với nền kinh tế hàng hóa. Sự giao lưu bn bán giữa các vùng trong nước và các nước bên ngồi rất ít, thương nghiệp chủ yếu là "chợ quê". Vì vậy nền kinh tế đó đã hạn chế sự sáng tạo, linh hoạt của con người, trói buộc lý trí của con người trong những khuôn khổ chật hẹp nhất, làm cho con người mất hết tính chủ động, sáng tạo. Các mối quan hệ xã hội cũng bị hạn chế, chỉ quanh quẩn sau lũy tre làng, tư duy ít được đổi mới, bị bó hẹp trong quan niệm "ta về ta tắm ao ta". Mục tiêu của nền giáo dục phong kiến là đào tạo những con người phục vụ cho quyền lợi của giai cấp thống trị, đội ngũ
quan lại trung thành với triều đình, bảo vệ duy trì sự tồn tại bền vững của các "triều đại". Cho nên, các môn khoa học tự nhiên, dạy nghề, các giáo lý Phật giáo, Đạo giáo được giảng dạy trong nhà trường rất hạn chế với quy mô nhỏ bé.
Quá trình dựng nước và giữ nước đồng thời là quá trình hình thành nền giáo dục bền vững của dân tộc Việt Nam. Mỗi thời kỳ lịch sử các triều đại thống trị đều chọn một mục tiêu giáo dục thích hợp với điều kiện cụ thể, với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là với lợi ích thiết thân đảm bảo duy trì sự thống trị của triều đại đó.
Ý thức hệ của các tôn giáo Phật, Đạo, Nho du nhập vào nước ta khá sớm đều được nhân dân ta tiếp thu có chọn lọc và đã được Việt hóa cho phù hợp với truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tín ngưỡng lâu đời của nhân dân ta. Có thời kỳ "tam giáo đồng nguyên" đã góp phần tạo nên ý thức hệ tư tưởng độc đáo cho thời đại, trong đạo đức, lối sống của con người Việt Nam. Cả ba học thuyết Nho, Phật, Đạo cơ bản là dung hòa được với nhau về mặt tư tưởng. Mặc dù có những mặt đối lập nhau, nhưng khi du nhập vào Việt Nam các học thuyết này đã được chọn lọc cải biến đi, phù hợp với hoàn cảnh mới.
Trong các nguyên lý của các ý thức hệ Phật, Đạo, Nho, vua quan phong kiến dần dần thấy được Nho giáo là một học thuyết nhập thế, học thuyết hành động, với tư tưởng "chính danh định phận" với đạo đức luân lý "tam cương ngũ thường"... phù hợp với mục tiêu mà họ đã đặt ra. Trong khi đó Phật giáo với quan niệm xuất thế, giáo dục con người thoát ly khỏi "bể khổ" khỏi "kiếp luân hồi", phải tu thân tích đức để được lên cõi niết bàn. Với học thuyết "vô vi", thuyết "thanh tịnh" của Đạo Giáo cũng xa rời với thực tế, với vòng danh lợi mà giai cấp phong kiến đang theo đuổi. Vào thế kỷ XV, Nho Giáo trở thành chỗ dựa tinh thần, là cơ sở nền tảng tư tưởng của xã hội phong kiến, nó trở thành quốc giáo, độc tôn, Lê Thánh
Tông lấy Nho giáo làm nội dung chính thức của chương trình giáo dục và được khai thác những nội dung cơ bản triệt để, đưa vào sách giáo khoa giảng dạy trong hệ thống nhà trường của giai cấp phong kiến thống trị ở Việt Nam suốt cả ngàn năm lịch sử. Vì vậy trong nội dung giáo dục - đào tạo dưới thời phong kiến người ta thấy chỉ quanh quẩn với chương trình giáo dục của chế độ phong kiến Trung Quốc truyền sang, đó là các tri thức về lịch sử, xã hội, đạo đức, chính trị, pháp luật, văn học, thiên văn, địa lý... Các quan điểm của Nho Giáo thể hiện trong chương trình giảng dạy chính thống của Nhà nước phong kiến. Quyển sách đầu tiên học sinh được tiếp xúc là quyển "Tam tự kinh" do Vương ứng Lân đời Tống biên soạn. Đó là một cuốn sách có vần gồm từng câu 3 chữ. Học hết chương trình của quyển sách này chuyển sang học các sách "Sơ học vấn", "Ấu học ngũ ngôn thi", "Dương tiết", "Minh tâm bảo giám", đây là những quyển sách có vần chứa đựng sẵn những nguyên tắc, nguyên lý của đạo đức, quan niệm tư tưởng về thế giới quan, nhân sinh quan của Nho giáo và những kiến thức lịch sử Trung Hoa. Hết chương trình này bắt đầu học đến "tứ thư" bao gồm "luận ngữ", "mạnh tử", "đại học", "trung dung", hết "tứ thư" chuyển sang làm câu đối, đây là cách dạy để học sinh nắm được ngữ pháp.
Hết chương trình trên chuyển sang học "ngũ kinh" theo thứ tự: "kinh thi", "kinh lễ", "xuân thu", "kinh thư" và cuối cùng là "kinh dịch", đồng thời học sinh phải học thêm sử Trung Quốc thông qua tác phẩm "Thông giám cương mục" của Chu Hy, trình bày lịch sử Trung Quốc từ đầu đến hết thời Bắc Tống (1121). Việc thi cử chỉ giới hạn trong những nội dung này, phần sử sau Bắc Tống tức là sau năm 1121 khơng nằm trong chương trình thi cử.
Chương trình học như vậy tách rời với lịch sử và thực tiễn đất nước, đó là nội dung mang tính triết lý và thơ phú, chỉ nhằm đào tạo những lớp người quan chức phục vụ cho chính quyền của giai cấp phong kiến, đa số các
đề nghị cải cách đổi mới, hiện đại hóa chương trình giáo dục đã bị giai cấp thống trị thờ ơ, từ chối. Đây là một trong những nguyên nhân của sự trì trệ trong quá trình phát triển sản xuất, cải cách xã hội trong thời kỳ phong kiến của những nước theo Tống Nho như Việt Nam, Trung Quốc và Triều Tiên.
Một số ít những người am hiểu nho học, có tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, có điều kiện tiếp xúc với nền văn hóa giáo dục kỹ thuật hiện đại ở phương Tây đã đề xuất những phương án cải cách giáo dục lên triều đình, tiêu biểu là Nguyễn Trường Tộ (1828-1871). Nhiều đề nghị khác về đào tạo nhân tài, mở mang kinh tế, đều bị nhà vua và triều đình để ngoài tai. Đặc biệt khi đoàn sứ bộ đầu tiên của nước ta đến Pháp, các học giả đã nhận ra rằng: các nước phương Tây đã có những bước tiến rất xa, nhất là về khoa học kỹ thuật mà nước ta cần phải học tập. Vì thế, khi về nước, các ông đã đã đề nghị lên vua Tự Đức và triều đình xin cải cách kinh tế, giáo dục - đào tạo. Chẳng hạn, Ngụy Khắc Đản xin cải cách việc học và thi, lập trường kỹ nghệ dạy nghề và mời các kỹ sư Tây về dạy, xin cho nước Nam vào hội vạn quốc để cùng các nước Thái, Tây thông thương; Phạm Phú Thứ ngoài việc ghi chép các kiến thức thu thập được còn đem sách kỹ thuật về nước phổ biến và cùng với Nguyễn Chính, Lê Bá Thận điều trần xin lập nhà thủy học để dạy việc chở thuyền, nhưng tất cả những đề nghị trên đều khơng được nhà vua và triều đình chú ý, thậm chí họ cịn bị buộc tội về việc "khoa trương người Thái, Tây để hống khích triều đình và cả ba đều bị giáng chức".
Mâu thuẫn giữa hai quan điểm giáo dục trong thời kỳ này nổi lên gay gắt. Quan điểm bảo thủ cố bảo vệ nền giáo dục truyền thống đã lạc hậu, lỗi thời. Họ ca tụng những công việc giáo dục của mấy ngàn năm qua. Họ cho rằng người đời nay khơng thể nào bì kịp, cho nên họ chủ trương bất cứ việc gì cũng phải theo xưa, học chuyện xưa để sống và làm việc ở đời
nay. Họ khăng khăng từ bỏ mọi sự cải cách đổi mới. Đa số những người theo quan điểm này đều có lợi ích gắn liền với lợi ích của giai cấp phong kiến.
Quan điểm tiến bộ, hiện đại cho rằng "học để mà biết, biết để mà làm... làm công việc thực tế trong nước hiện nay và để lại việc làm hữu dụng đó cho đời sau", giai đoạn mới cần phải bỏ cái học kinh sử cũ để "học việc binh, việc hình, luật lệ, tài chính, kiến trúc, canh cửi, cày cấy và các cái mới lạ khác cũng có thể làm cho nước giàu, dân mạnh".
Đa số các nhà nho học thời kỳ đó theo quan điểm thứ nhất, lại được sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền phong kiến Việt Nam thời bấy giờ. Nội dung và phương thức giáo dục dưới chế độ phong kiến được xây dựng trên cơ sở nền tảng thế giới quan phương pháp luận của học thuyết Nho Giáo, với tư tưởng "chính danh định phận", với chuẩn mực quan hệ "tam cương ngũ thường". Đó là chỗ dựa tư tưởng, tinh thần vững chắc cho chế độ phong kiến, nhất là chế độ phong kiến tập quyền thời nhà Nguyễn. Luân lý đạo đức thời đó, nhằm tạo nên một sự bền vững của chế độ cha truyền con nối "con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì quét lá đa". Việc học tập trong hệ thống nhà trường phong kiến là đặc quyền đặc lợi của giai cấp thống trị. Vì vậy, họ thực hiện chế độ "bế quan tỏa cảng" đối với mọi hoạt động xã hội, cự tuyệt với mọi luồng gió đổi mới khiến cho nước ta tuy nền văn minh xuất hiện sớm nhưng sách giáo khoa, kiến thức giảng dạy trong nhà trường chỉ coi trọng kiến thức khoa học xã hội, khoa học nhân văn, coi nhẹ khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật. Điều đó đã tạo nên sự lạc hậu về kinh tế, khoa học kỹ thuật, và bấy giờ so với các nước tư bản Âu Mỹ càng lạc hậu xa hơn. Giữa thế kỷ thứ XVIII các nước tư bản Âu Mỹ đua nhau đi tìm thị trường. Ở phương Đơng, chỉ có Nhật Bản, do cuộc "Minh Trị duy tân" từ thập kỷ 60 của thế kỷ XIX giúp nước này phát triển về khoa học kỹ thuật, giáo
dục, và nước Nhật trở thành nước tư bản chủ nghĩa thoát khỏi sự cai trị của các nước Âu - Mỹ. Các nước khác ở phương Đông dần dần trở thành thuộc địa, nửa thuộc địa của các nước tư bản Âu Mỹ trong đó có Việt Nam chúng ta.
Đây chính là bài học thất bại trong lịch sử giáo dục Việt Nam, do không biết kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục, nó mang một ý nghĩa cực kỳ to lớn cho quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên đóng góp tích cực trong nội dung giáo dục của Nho giáo cho truyền thống giáo dục Việt Nam là đề cao học thức. Có khi Nho giáo cịn đặt giáo dục cao hơn cả chính trị, hầu hết các kinh sách của Nho giáo đều mang những nội dung, triết lý về giáo dục đạo đức chính trị, đề cao nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, mang nội dung giáo hóa dân, đề ra nhiệm vụ cho các nhà cầm quyền phải tạo ra hồn cảnh tốt để hình thành cho con người những đức tính tốt như: yêu người, làm việc phải cẩn thận, đối với người phải khoan dung, ngay thẳng, rộng lượng, cung kính, ân huệ, nhạy bén, được lịng dân, nội dung của giáo dục Nho giáo là đào tạo những con người có nhân.