KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 57 - 60)

Truyền thống và hiện đại là kết quả hoạt động vật chất và tinh thần của con người, nó ln ln giữ vai trị quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Kết hợp truyền thống và hiện đại là sự gắn kết truyền thống với hiện đại, bổ sung cho nhau, đan xen nhau cùng tồn tại, đấu tranh xung đột với nhau, bài trừ xâm nhập lẫn nhau. Các yếu tố hiện đại dần dần thay thế các yếu tố truyền thống hoặc hiện đại hóa yếu tố truyền thống. Cái hiện đại tồn tại trên cơ sở những yếu tố truyền thống sẽ bền vững và có xu hướng phát triển tốt hơn và cái truyền thống được nối tiếp sẽ hiện đại hơn, phát huy lên trong điều kiện mới, sẽ khẳng định được tính trường tồn, ổn định trong sự phát triển. Truyền thống là cơ sở, nền tảng của sự phát triển nhân cách, cái

hiện đại góp phần hình thành nên những phẩm chất mới của người lao động.

Kết hợp truyền thống và hiện đại trong giáo dục - đào tạo mang những yếu tố chung của quan hệ giữa truyền thống và hiện đại nhưng có những biểu hiện đặc thù ở chỗ: truyền thống giáo dục là những hoạt động giáo dục tồn tại trong lịch sử truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Truyền thống giáo dục - đào tạo ra đời và phát triển gắn liền với xã hội. Cái hiện đại trong giáo dục - đào tạo là cách thức tổ chức, mục tiêu, phương pháp giảng dạy, nội dung học tập trên cơ sở khoa học, phải mới, phù hợp với đối tượng dạy và học nhằm đạt được kết quả cao nhất. Hiện đại hóa giáo dục - đào tạo gắn liền với sự phát triển của xã hội, sự tác động của những yếu tố kinh tế, chính trị, đến việc kế thừa, phát huy những yếu tố truyền thống cũng như tiếp thu những tinh hoa của giáo dục - đào tạo hết sức mạnh mẽ, cho nên trong nền kinh tế thị trường cần phải có nhiều phương pháp giáo dục, nhiều môn học mới, nhưng không nhất thiết cứ chạy theo những cái mới đó một cách thuần túy mà khơng chú ý tới các phương pháp truyền thống.

Mác - Ăngghen - Lênin đã để lại cho chúng ta di sản lý luận vô cùng quý báu trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo. Dưới góc độ kết hợp truyền thống và hiện đại, các nhà lý luận đã đề ra những quan điểm chỉ đạo làm kim chỉ nam cho sự phát triển giáo dục - đào tạo đúng hướng, lành mạnh. Kế thừa những tư tưởng giáo dục của các nhà triết học trước, phát triển những quan điểm giáo dục - đào tạo của Mác - Ăngghen, Lênin đã phê phán cách tổ chức, phương pháp, nội dung giảng dạy, mục tiêu giáo dục của nhà trường cũ, đồng thời cũng chỉ ra những giá trị truyền thống của nền giáo dục cũ cần kế thừa, phát huy lên trong điều kiện mới, Người "đòi hỏi trong giáo dục phải biết phân biệt nhà trường cũ có chỗ nào xấu và chỗ nào có lợi cho ta, phải biết rút ra ở đó cái gì cần thiết cho chủ nghĩa cộng sản".

Người xây dựng những nguyên tắc giáo dục, định hướng cho sự nghiệp giáo dục của xã hội xã hội chủ nghĩa. Trong quan điểm giáo dục của người, chúng ta thấy quá khứ - hiện tại - tương lai gặp gỡ, hòa quyện vào nhau. Người đã áp dụng phép biện chứng duy vật vào việc phân tích, lý giải những vấn đề của giáo dục - đào tạo trong xã hội hiện đại.

Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam, vận dụng sáng tạo và tài tình những quan điểm giáo dục - đào tạo của chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Người đã vạch ra mục đích giáo dục là phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta, khác với mục đích giáo dục của thực dân Pháp là đào tạo một số người làm tay sai cho chúng. Trong tư tưởng giáo dục của Người chứa đựng những giá trị truyền thống giáo dục - đào tạo của dân tộc kết hợp với tinh hoa giáo dục - đào tạo của nhân loại.

Vì vậy, tư tưởng giáo dục của Người là nguồn ánh sáng soi đường cho sự phát triển bền vững của nền giáo dục Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua và trong các giai đoạn cách mạng mới.

Chương 2

Một phần của tài liệu kết hợp truyền thống và hiện đại trong quá trình đổi mới giáo dục - đào t (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w