Dư nợ và kết cấu dư nợ cho vay DNVVN

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp quân đội, chi nhánh sở giao dịch (Trang 37 - 41)

c. Quy trình cho vay

2.3.4. Dư nợ và kết cấu dư nợ cho vay DNVVN

Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN

Nắm bắt được định hướng phát triển DNVVN của Chính phủ cũng như tiềm năng phát triển của loại hình doanh nghiệp này, trong những năm qua, MB Sở Giao dịch đã luôn chú trọng đến hoạt động cho vay DNVVN. Điều đó thể hiện rất rõ qua việc tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN trong tổng dư nợ cho vay của chi nhánh không ngừng tăng lên.

Bảng 2.6: Dư nợ và tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Tổng dư nợ cho vay 990 1.234,00 1.422,00 2.254,00 2.910,00 Dư nợ cho vay DNVVN 611,93 812,12 952,74 1.622,88 2.037,00 Tỷ trọng dư nợ DNVVN 61,61% 65,81% 67% 72% 70%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng MB Sở Giao dịch 2007-2011)

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy tổng dư nợ cho vay của toàn chi nhánh cũng như dư nợ cho vay DNVVN không ngừng tăng lên qua các năm. Riêng dư nợ cho vay DNVVN tăng từ 952.74 tỷ năm 2009 lên 1622.88 tỷ năm 2010 và lên tới

2037 tỷ năm 2011. Năm 2010, dư nợ cho vay DNVVN của chi nhánh đã tăng 70.34% so với năm 2009, và năm 2011 tăng trưởng 25.52% so với năm 2010. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNVVN trong tổng dư nợ cho vay cũng tăng lên từ năm 2009 đến năm 2011, và luôn ở mức cao (trên 50%) chứng tỏ MB Sở Giao dịch đã chú trọng tới hoạt động cho vay loại hình doanh nghiệp này và ngày càng có nhiều doanh nghiệp tin tưởng, thiết lập quan hệ với chi nhánh để vay vốn. Tốt độ tăng của dự nợ DNVVN phần nào phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng với đối tượng khách hàng này. Phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong từng thời kỳ.

Kết cấu dư nợ cho vay DNVVN

Dư nợ cho vay DNVVN phân theo kì hạn

Tại ngân hàng MB Sở Giao dịch, khách hàng doanh nghiệp được vay vốn ở tất cả các kì hạn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN phân theo kì hạn được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN phân theo kì hạn

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Dư nợ cho vay DNVVN 611.93 812.12 952.74 1,622.88 2,037.00 Vay ngắn hạn 499.03 659.56 571.64 1,054.87 1,507.38 Vay trung, dài hạn 112.9 152.56 381.10 568.01 733.32

(Nguồn: Báo cáo tín dụng MB Sở Giao dịch 2009-2011)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy các khoản cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều có sự biến thiên cùng chiều với sự biến động của dư nợ cho vay DNVVN. Trong đó, các khoản vay chủ yếu là cho vay ngắn hạn (luôn chiếm trên 60%) và tỷ trọng các khoản cho vay ngắn hạn cũng khơng ngừng tăng lên qua 5 năm. Có thể lí giải điều này là do bất cứ doanh nghiệp vay vốn nào cũng đều phải cân nhắc tới chi phí lãi vay, mà các món vay trung dài hạn thường có lãi suất cao hơn các khoản vay ngắn hạn. Xét về bản chất, đây chính là những khoản vay để tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp chứ không phải là vay vốn để mua sắm thiết bị và tài sản cố định. Mặt khác các khoản vay trung dài hạn với thời gian vay dài cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên các ngân hàng cũng hướng cho vay ngắn hạn nhiều hơn. Bên cạnh đó, cũng có nhiều doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, thời gian thu hồi vốn nhanh, tốc độ chu chuyển vốn lớn. Chính vì thế, các khoản cho vay ngắn hạn thường lớn hơn nhiều lần so với các khoản cho vay trung dài hạn.

Để xem xét sự cân đối về kì hạn của các khoản vốn vay, ta cần đặt dư nợ cho vay DNVVN trong mối tương quan với kì hạn của các nguồn vốn huy động được. Cơ cấu nguồn huy động phân theo kì hạn được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Tỷ trọng các nguồn vốn huy động phân theo kì hạn

(Đơn vị: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng huy động 1.008,0 0 1.489,00 1.778,00 2.828,00 3.638,00 TG khơng kì hạn 8.49 12.51 14.94 13.66 105.07 TG kì hạn < 12 tháng 14.27 21.04 25.12 23.40 107.83 TG kì hạn>12 tháng 0.91 1.34 1.60 1.76 5.81 TG khác 6.64 9.78 11.68 20.57 57.79

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh MB Sở Giao dịch 2007-2011)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh Sở Giao dịch chủ yếu là các nguồn tiền gửi khơng kì hạn và tiền gửi ngắn hạn(dưới 12 tháng). Các nguồn tiền gửi dài hạn thường chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn năm 2009 là 25.77%, năm 2010 là 17.62%, thấp hơn nhiều so với mức quy định của nhà nước là 30%. Như vậy chi nhánh đã đảm bảo được sự phù hợp về kì hạn giữa các nguồn huy động được và các khoản cho vay, đảm bảo các nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay ngắn hạn, tỉ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng cho vay trung dài hạn nằm trong mức cho phép của NHNN.

Dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại tiền tệ

Tại ngân hàng Quân Đội chi nhánh Sở Giao dịch, các doanh nghiệp có thể vay vốn bằng nội tệ hoặc ngoại tệ. Ngoại tệ được sử dụng chủ yếu là USD và EURO. Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN theo loại tiền tệ được thể hiện ở bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN phân theo loại tiền tệ

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Dư nợ cho vay DNVVN 611.93 812.12 952.74 1,622.88 2,037.00 Cho vay VNĐ 501.78 665.94 781.25 1,411.91 1,792.56 Ngoại tệ quy đổi 11 0.15 146.18 171.49 210.97 244.44

(Nguồn: Báo cáo tín dụng MB Sở Giao dịch 2007-2011)

Có thể thấy, dù dư nợ cho vay bằng cả nội tệ và ngoại tệ đều tăng lên qua 5 năm song cho vay bằng VNĐ chiếm tỷ lệ áp đảo so với các khoản cho vay bằng

ngoại tệ. Thêm vào đó, tỷ trọng cho vay bằng VNĐ cũng tăng liên tục qua 3 năm, từ 82% năm 2009 lên 87% năm 2010 và đạt 88% vào năm 2011. Điều này có thể lí giải bởi các chính sách vĩ mô của chính phủ và của NHNN trong 3 năm qua. Giai đoạn 2009-2011 là giai đoạn nền kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng. Nền kinh tế nhiều quốc gia vơ cùng khó khăn, chồng chất nợ nần và việc giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ hàng nhập khẩu khiến hoạt động xuất khẩu của nước ta bị ảnh hưởng. Chính phủ Việt Nam vẫn kiên trì bám sát mục tiêu ổn định tăng trưởng, ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát. Rất nhiều các thay đổi về chính sách tiền tệ đã được thực thi; các quy định về hoạt động của thị trường ngoại hối và cho vay bằng ngoại tệ cũng được ban hành vô cùng chặt chẽ. Chỉ tính riêng trong năm 2010, NHNN đã 3 lần thay đổi tỷ giá USD/VNĐ, làm đồng Việt Nam mất giá tới 9.1%. Cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu cũng làm giá trị đồng EURO khơng ngừng biến động. Chính những bất ổn về tình hình kinh tế trong nước và quốc tế cùng với những quy định chặt chẽ của NHNN về việc cho vay ngoại tệ đã khiến tỷ trọng dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam chiếm thế áp đảo trong 3 năm qua. Những biến động liên tục của thị trường ngoại tệ cũng khiến những khoản cho vay ngoại tệ của chi nhánh đối mặt với rủi ro.

Dư nợ cho vay DNVVN phân theo ngành nghề kinh doanh

Nếu như trước đây, đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng Quân Đội là các tổng công ty, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực qn đội, quốc phịng thì những năm gần đây, đối tượng cho vay của ngân hàng đã được mở rộng và đa dạng tất cả các ngành nghề. Cơ cấu dư nợ cho vay của chi nhánh Sở Giao dịch phân theo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ cho vay DNVVN phân theo ngành nghề kinh doanh

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Dư nợ cho vay DNVVN 611,93 812,12 952,74 1622,88 2037,00

Xây dựng 139,74 185,46 217,57 94,47 216,18

CN chế biến 498,46 661,53 776,08 841,19 709,88

TM dịch vụ 527,75 700,40 821,68 961,79 917,02

Ngành khác 124,39 165,09 193,67 112,56 167,92

(Nguồn: Báo cáo tín dụng MB Sở Giao dịch 2007-2011)

Từ bảng số liệu trên có thể thấy, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là đối tượng khách hàng lớn nhất của chi nhánh. Tỷ trọng cho vay đối tượng này luôn chiếm gần một nửa dư nợ cho vay DNVVN. Tiếp theo đó là

dư nợ cho vay các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp chế biến. Việc cho vay khách hàng thuộc nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau là một điều kiện để ngân hàng phân tán rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay DNVVN. Điểm đáng chú ý là dư nợ cho vay các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tương đối lớn. Trong khi 2009-2011 là giai đoạn phát triển khó khăn của thị trường bất động sản, nhiều cơng trình phải nằm “đắp chiếu” vì thiếu vốn. Thêm vào đó, vốn cho vay ngành xây dựng thường có quy mơ lớn, kì hạn dài dẫn đến rủi ro cho vay với ngân hàng tăng cao.

Dư nợ cho vay DNVVN phân theo tính chất đảm bảo của khoản vay

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn tiềm ẩn những rủi ro. Khi doanh nghiệp đối mặt với rủi ro thì tài sản đảm bảo chính là nguồn thứ hai để ngân hàng thu hồi đủ vốn. Chính vì thế, đa phần các doanh nghiệp đến vay vốn tại chi nhánh Sở Giao dịch đều phải đáp ứng yêu cầu về tài sản đảm bảo.

Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ cho vay phân theo tính chất đảm bảo khoản vay

(Đơn vị: tỷ đồng)

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Dư nợ cho vay DNVVN 611,93 812,12 952,74 1.622,88 2.037,00 Cho vay có TSBĐ 572,15 759,33 890,81 1.420,02 1.843,49 Cho vay khơng có TSBĐ 39,78 52,79 61,93 202,86 173,15

(Nguồn: Báo cáo tín dụng MB Sở Giao dịch 2007-2011)

Có thể thấy, các khoản cho vay có TSBĐ chiếm tỉ lệ gần như áp đảo trong tổng số các khoản cho vay DNVVN. Riêng trong năm 2009, các doanh nghiệp vừa trải qua một năm kinh doanh đầy khó khăn, thị trường cũng có những biến động liên tục do những thay đổi trong chính sách điều hành nền kinh tế, nên ngân hàng không dám mạnh tay cho vay tất cả các doanh nghiệp, mỗi món vay đều phải cân nhắc kĩ, do đó tỷ trọng các khoản vay có TSBĐ là rất lớn (93.5%). Bước sang năm 2010, 2011, nhờ những chỉ đạo quyết liệt của chính phủ và NHNN nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, cùng với những chính gói hỗ trợ lãi suất, chính sách ưu tiên phát triển DNVVN nên tỷ trọng khoản vay yêu cầu TSBĐ đã giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp quân đội, chi nhánh sở giao dịch (Trang 37 - 41)