Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp quân đội, chi nhánh sở giao dịch (Trang 52)

Chính sách tín dụng chưa hợp lý

Hình thức cho vay tại chi nhánh chưa thực sự đa dạng và phong phú, phù hợp với thực tế. Bởi trên lý thuyết, chi nhánh cho vay dưới mọi hình thức nhưng trên thực tế, khi khách hàng đến vay vốn, ngân hàng hầu như là hướng khách hàng, áp đặt chỉ cho vay theo 2 hình thức là cho vay theo hạn mức và cho vay trực tiếp từng lần. Việc làm này giúp chi nhánh quản lý chặt chẽ hơn các khoản cho vay nhưng lại chưa thực sự đáp ứng mong muốn của khách hàng.

Điều kiện vay vốn của chi nhánh còn quá coi trọng vấn đề TSBĐ. Trong tổng dư nợ cho vay DNVVN, tỷ lệ cho vay có TSBĐ chiếm tỷ lệ cao (trên dưới 90%). Mặc dù điều đó đảm bảo khả năng thu hồi vốn của ngân hàng song TSBĐ cũng là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp khi muốn tiếp cận vốn vay. Các doanh nghiệp muốn vay vốn ở chi nhánh thường phải có TSBĐ để cầm có hoặc thế chấp. Đối với các TSĐB hình thành từ vốn vay, chi nhánh nắm giữ tất cả các giấy tờ chứng từ gốc tài sản, khách hàng phải có tài khoản ở ngân hàng Quân Đội và quyền thụ hưởng duy nhất không hủy ngang phải chuyển về ngân hàng Quân Đội hoặc có cam kết chuyển doanh thu về ngân hàng Quân Đội. Cũng trong quy định về TSBĐ ban hành theo quyết định số 521/QĐ-MB-HĐQT ngày 16/11/2009, mục tiêu của ngân hàng Quân Đội là tối đa hóa TSBĐ cho tất cả các nghĩa vụ của khách hàng với ngân hàng trong mọi thời điểm. Bên cạnh đó, tỷ lệ tài trợ của ngân hàng đối với các khoản vay dựa trên TSBĐ cũng không cao. Tỷ lệ tài trợ đối với TSBĐ là hối phiếu, séc, vận đơn, bộ chứng từ là 75%, máy móc thiết bị đồng bộ, mới là 70%...Chính việc đề cao vấn đề TSBĐ trong cho vay đã gây nên khó khăn cho DNVVN khi tiếp cận nguồn vốn của chi nhánh.

Quy trình cho vay còn nhiều bất cập

Quy trình cho vay đối với DNVVN tuy đã có những thay đổi đáng kể trong những năm gần đây nhưng vẫn chưa đạt đến độ gọn nhẹ, hợp lí tối đa cho khách hàng. Trên thực tế, chỉ những khách hàng truyền thống của chi nhánh mới có được thời gian xét duyệt thủ tục hợp lý vì đã có sẵn hồ sơ từ những lần vay trước, còn

những khách hàng mới đôi khi có nhu cầu vay vốn thực sự nhưng không đáp ứng được các giấy tờ cần thiết (đôi khi là cứng nhắc, không thực tế..) mà mất đi cơ hội trở thành khách hàng của chi nhánh. Thời gian để chi nhánh tiến hành báo cáo, xét duyệt tín dụng cũng còn kéo dài. Theo quy chế vận hành quy trình tín dụng ban hành kèm theo quyết định số 3533/QĐ-MB-HS ban hành ngày 8/7/2010 thì thời gian để chi nhánh tiến hành thẩm định, xét duyệt cho vay đối với khách hàng đã có quan hệ tín dụng với các khoản vay theo món là 1 ngày, vay trung dài hạn và vay theo hạn mức là 2 ngày; đối với khách hàng lần đầu có quan hệ tín dụng với chi nhánh thì thời gian thẩm định và xét duyệt cho vay được tính thêm 1 ngày làm việc.

Công tác huy động vốn chưa đạt hiệu quả cao

Mặc dù doanh số huy động vốn của chi nhánh không ngừng tăng lên và đạt được những thành quả nhất định trong những năm qua song cơ cấu của nguồn vốn huy động chưa thực sự bền vững. Nếu phân loại theo tiêu chí khách hàng, huy động vốn từ dân cư còn chiếm tỷ trọng thấp, huy động vốn của chi nhánh từ các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng khác là chủ yếu. Nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là nguồn ngắn hạn (trên 50%). Đây là các nguồn rất nhạy cảm và thường xuyên biến động. Trong khi đó, việc điều chỉnh dư nợ cho vay trung, dài hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn rất khó do thực hiện hợp đồng, kỳ hạn nợ dài (mặc dù tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn vẫn ở mức dưới quy định). Vì vậy, áp lực lên quá trình khai thác và sử dụng vốn tại chi nhánh không nhỏ, tiềm ẩn rủi ro kỳ hạn khi có sự biến động lớn về tiền gửi và khó khăn trong thu hồi nợ chính là lí do khiến chi nhánh chưa mạnh dạn cho vay trung dài hạn đối với khách hàng doanh nghiệp.

Khả năng thu thập, phân loại và xử lí thông tin liên quan đến DNVVN còn hạn chế

Việc thu thập, khai thác và xử lý thông tin đã được hiện đại hóa rất nhiều, tuy nhiên quy trình cập nhật và đánh giá thông tin vần còn nhiều điều thiếu sót. Các phân tích về tính khả thi của dự án được căn cứ nhiều vào các báo cáo kết quả phân tích sẵn có mà khách hàng gửi tới. Mà ngày nay, có rất nhiều doanh nghiệp có những kĩ xảo rất tinh vi trong việc làm giả giấy tờ chứng minh pháp lí của doanh nghiệp, làm giả những thông tin kiểm toán... Vì vậy, các nguồn số liệu này chưa có độ tin cậy cao nên đòi hỏi các cán bộ phải tìm hiểu độ chính xác của các số liệu này trước khi tiến hành phân tích.

Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC) cũng là một kênh hữu ích để cán bộ tín dụng tìm hiểu tình hình tài chính và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng doanh nghiệp với các ngân hàng khác. Song việc yêu cầu phải trả phí cho mỗi lần tra cứu thông tin về một khách hàng qua hệ thống cũng khiến việc thu thập, đối chiếu thông tin khách hàng bị hạn chế.

Việc phân tích thông tin các ngành kinh tế còn rất thiếu và có rất ít số liệu thống kê, chủ yếu là thông tin qua các phương tiện truyền thống, nhiều khi còn chưa được cập nhật, khó theo dõi nắm bắt. Chính vì vậy, các cán bộ làm công tác cho vay chưa nắm bắt, dự đoán được kịp thời thông tin về thị trường sản phẩm dịch vụ, về khách hàng vay. Điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả thẩm định thị trường đầu ra của sản phẩm.

Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay chưa được thực hiện chặt chẽ

Thẩm định là khâu quan trong quyết định đến hiệu quả cho vay của ngân hàng, tuy nhiên, công tác này ở các Chi nhánh nói chung chưa thực sự hiệu quả. Nguyên nhân là do các cán bộ tín dụng chỉ nắm bắt được các thông tin về khách hàng thông qua những gì mà họ cung cấp chứ chưa đi sâu vào thực tế để kiểm tra, phân tích từ đó đưa ra quyết đinh cho vay hay không. Về phần các dự án thì có một thực trạng đáng lo ngại là: các dự án không có tính khả thi, một khi thực hiện sẽ mang lại tổn thất, nhưng bằng cách nào đó mà nó vẫn được các nhà chức trách có thẩm quyền ký duyệt. Khi doanh nghiệp mang dự án đến ngân hàng xin vay thì được ngân hàng chấp nhận ngay do đã có sự đồng ý của các nhà chức trách. Như vậy, hiệu quả cho vay đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cần có biện pháp để khắc phục tình trạng này.

Như chúng ta đã biết, dù quy trình cho vay có được tiến hành nghiêm túc và chặt chẽ tới đâu mà thiếu kiểm tra, kiểm soát trong khi doanh nghiệp sử dụng vốn vay thì mức độ an toàn cho vay vẫn chưa được đảm bảo. Để khách hàng trả được nợ gốc và lãi đúng hạn và đầy đủ thì trước tiên khách hàng phải sử dụng vốn vay đúng mục đích. Tuy nhiên tại Chi nhánh, công tác kiểm tra kiểm soát nhằm đảm bảo doanh nghiệp vay vốn sử dụng vốn vay đúng mục đích không phải lúc nào cũng được thực hiện thường xuyên, nhiều khi lại thực hiện mang tính chiếu lệ hình thức mà thôi. Một phần vì đã có tài sản đảm bảo nên các cán bộ tín dụng xem nhẹ công tác này, nhưng thực tế xử lý tài sản đảm bảo tiền vay là vô cùng phức tạp. Không bám sát đồng vốn cho vay như vậy thì không thể tư vấn, giúp đơ doanh

nghiệp thoát khỏi tình trạng khó khăn một cách kịp thời và dễ dẫn tới khoản vay có vấn đề.

Hoạt động marketing ngân hàng chưa được chú trọng đúng mức

Việc tiếp cận, tìm kiếm khách hàng của cán bộ tín dụng tại chi nhánh còn rất hạn chế. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng là mối quan hệ một chiều. Phần lớn khách hàng doanh nghiệp đến với ngân hàng là do có nhu cầu nên tự tìm đến. Do đó, chi nhánh đã để lơ nhiều khách hàng có dự án, phương án kinh doanh tốt tìm đến với những ngân hàng khác trên địa bàn.

Trình độ cán bộ tín dụng và phân công công tác trong ngân hàng còn nhiều bất cập

Ở chi nhánh, bộ phận khách hàng định chế tài chính, khách hàng doanh nghiệp lớn và bộ phận khách hàng DNVVN tập trung trong cùng bộ phận khách hàng doanh nghiệp chứ chưa có bộ phận phụ trách riêng. Do đó, từ việc nghiên cứu sản phẩm, cung cấp tín dụng đến việc quản lý các khoản cho vay đối với DNVVN đều chưa có bộ phận chuyên trách riêng khiến khả năng phát triển hoạt động cho vay DNVVN còn gặp nhiều hạn chế.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp quân đội, chi nhánh sở giao dịch (Trang 52)