Thực hiện tốt thu thập thông tin đối với khách hàng

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp quân đội, chi nhánh sở giao dịch (Trang 68 - 70)

c. Các nguyên nhân khác

3.3.8. Thực hiện tốt thu thập thông tin đối với khách hàng

Khơng giống như những doanh nghiệp lớn có các kênh thơng tin dễ tiếp cận như website, báo đài, mạng internet..., việc thu thập thông tin về doanh nghiệp nhỏ và vừa gặp nhiều khó khăn hơn. u cầu thơng tin về DNVVN cần đầy đủ, kịp thời và chính xác lại càng khó khăn hơn nữa. Tuy nhiên, đây là vấn đề đặt ra để đảm bảo hiệu quả khoản vay từ quá trình ra quyết định cho vay đến cơng tác kiểm sốt khoản vay, xử lý và thu hồi nợ để giảm bớt tổn thất từ rủi ro tín dụng. Một số giải pháp cần tập trung thực hiện bao gồm:

Thực hiện tốt các quy định của NHNN về cơng tác thơng tin tín dụng (CIC) trên hai góc độ

- Cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Trung tâm thông tin tín dụng - CIC của NHNN các thông tin tín dụng về khách hàng vay vốn tại Ngân hàng.

- Khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả, thường xun nguồn thơng tin CIC trong công tác tiếp thị, thẩm định khoản vay và quản lý khách hàng vay vốn. Đặc biệt đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, thông tin CIC sẽ giúp cho Ngân hàng nắm được thực trạng quan hệ tín dụng và năng lực của doanh nghiệp chính xác hơn, có thể đối chiếu kiểm tra lại tư cách người vay.

Đa dạng hố các kênh lấy thơng tin và khai thác nguồn thông tin không trực tiếp một cách triệt để. Để nắm bắt thông tin khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa,

CBTD có thể tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng, đi thực tế tại trụ sở và nơi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, CBTD có thể khai thác thơng tin khơng trực tiếp từ việc kiểm tra chéo thông qua các đối tác của khách hàng, từ các cơ quan quản lý (Bộ, cơ quan thuế, công an phường…), thông tin đại chúng và cả thông tin từ đối thủ cạnh tranh của khách hàng.

CBTD cần thường xuyên thực hiện hoạt động kiểm sốt sau định kì theo quy

định của Ngân hàng và bất thường bất kì khi nào nhận thấy có sự biến động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa.

CBTD cần định kì và bất thường đánh giá tình hình tài chính của doanh

Ngân hàng theo đúng cam kết. Đây cũng là một nguồn thông tin hữu ích giúp CBTD kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng, phát hiện ra những biến động bất thường, những điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ mà khách hàng có thể gặp phải. Doanh nghiệp nhỏ và vừa thường khơng có thói quen th đơn vị kiểm tốn để thực hiện kiểm tốn hoạt động tài chính của mình. Vì vậy, báo cáo tài chính của doanh nghiệp có thể khơng thể hiện được hết hiện trạng của đơn vị. Vì vậy, CBTD phải kiểm tra kĩ các hoá đơn, sổ sách, chứng từ gốc tại doanh nghiệp và thu thập các văn bản thể hiện việc thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với Nhà nước để đảm bảo nhận định đúng tình hình của khách hàng.

Ngân hàng cần duy trì và phát huy các hoạt động giao lưu với khách hàng tại các hội nghị khách hàng thường niên hoặc bất thường. Qua những hoạt động này,

Ngân hàng có thể nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như thông tin về những sản phẩm, dịch vụ mới, sự thay đổi về quy chế của Ngân hàng và của các cơ quan quản lý đến khách hàng. Từ đó, Ngân hàng có thể đáp ứng được tốt hơn nhu cầu khách hàng, khắc phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động kinh doanh của mình để tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường, thu hút hiệu quả hơn nữa đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

3.3.9.Tăng cường công tác thẩm định cho vay

Công tác thẩm định quan trọng nhất chính là thơng tin. Chính vì vậy để tăng cường thẩm định trong cho vay thì cần nâng cao hiệu quả thơng tin phục vụ cho công tác thẩm định.

Mục tiêu của thẩm định tín dụng là tìm kiếm những tình huống có thể gây rủi ro cho ngân hàng, đánh giá khả năng xử lý rủi ro của ngân hàng, đồng thời dự kiến những biện pháp phịng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Mặt khác phân tích tín dụng giúp cho ngân hàng kiểm tra tính chính xác của các thông tin do khách hàng cung cấp từ đó nhận định đúng về thái độ khách hàng. Thẩm định dự án trước khi cho vay là giải pháp tơt nhất có thể loại trừ tận gơc rủi ro. Khó khăn lớn nhất trong quá trình thẩm định ở Chi nhánh NHTMCP Quân đội Chi nhánh Sở Giao dịch là thiếu thơng tin. Do đó Chi nhánh cần phải có biện pháp thu thập và lưu trữ thông tin hiệu quả, đồng thời phải có sự kết hợp với các cơ quan ban ngành địa phương để có biện pháp xác lập nguồn gốc và tính xác thực của thông tin thu thập được.

Thẩm định dự án cho vay, doanh nghiệp, cá nhân xin vay vốn là những công việc mà ngân hàng phải thực hiện trước khi quyết định cấp hay không cấp khoản vay. Ngân hàng đã

thực hiện tốt công việc này. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng xã hội ngày càng phát triển, khách hàng có rất nhiều biện pháp nhằm che dấu thơng tin đối với ngân hàng để có được khoản vay. Cho nên việc thẩm định để ra quyết định cho vay ngày càng trở nên khó khăn hơn. Do đó ngân hàng cần phải có chính sách cũng như quy trình thẩm định thật chặt chẽ và hiệu quả để cơng tác thẩm định có kết quả tốt.

3.3.10.Tăng cường kiểm tra sau khi vay

Hiện nay tại NHTMCP Quân đội Chi nhánh Sở Giao dịch, phòng Khách hàng( bao gồm phòng khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp) chịu trách nhiệm nắm các thông tin liên quan đến khách hàng vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay của khách hàng định kỳ hay đột xuất. Mọi bất thường trong quá trình theo dõi giám sát khách hàng, phòng Khách hàng phải phản ánh với phịng Quản lý rủi ro biết và cùng tìm biện pháp xử lý thích hợp. Phòng Quản lý rủi ro, Ban xử lý nợ có trách nhiệm phối hợp với phịng Khách hàng trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản vay/khách hàng vay có dấu hiệu bất thường, giám sát việc thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Mặc dù Ngân hàng đã có bộ phận riêng chuyên giám sát các khoản cho vay nhưng lực lượng của bộ phận này còn rất ít, trong khi khối lượng các khoản vay ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, bộ phận kiểm tra giám sát khoản vay hay khách hàng vay chưa làm hết vai trị, trách nhiệm của mình. Một số nhân viên cịn coi nhẹ khâu kiểm tra, giám sát khoản vay, khách hàng vay nên kết quả của công tác này tại Ngân hàng cịn đạt kết quả chưa cao. Do đó cần đảm bảo số cán bộ cho bộ phận giám sát các khoản vay đồng thời thực hiện phân công rõ ràng trách nhiệm cán bộ tín dụng trong công tác cho vay.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp quân đội, chi nhánh sở giao dịch (Trang 68 - 70)