c. Các nguyên nhân khác
3.3.11. Các giải pháp khác
a. Công nghệ
Khách hàng ngày càng đòi hỏi cao hơn đối với ngân hàng. Đổi mới và cải tiến công nghệ sẽ giúp ngân hàng phục vụ khách hàng nhanh chóng và thuận tiện hơn. Hơn thế nữa nó còn giúp ngân hàng trong việc lưu trữ thông tin khách hàng cũng như cập nhật thông tin về khách hàng, áp dụng các mô hình hiện đại để đánh giá rủi ro của khoản vay một cách chính xác và hiệu quả cao…
Để phục vụ cho việc thẩm định các phương án và dự án, NHTMCP Quân đội Chi nhánh Sở Giao dịch nên trang bị thêm nhiều phần mềm hiện đại để tính toán các chỉ tiêu kinh tế một cách nhanh chóng và chính xác (hiện nay cán bộ tín dụng của Chi nhánh chỉ tính toán các chỉ tiêu này trên Excel). Như phần mềm Crystal ball rất có hiệu quả trong phân tích mô phỏng. Với phầm mềm này, cán bộ tín dụng có thể xác định được sự thay đổi của chỉ tiêu hiệu quả (NPV, IRR, NFV) khi có sự thay đổi đồng thời của nhiều nhân tố chứ không chỉ có sự thay đổi của một nhân tố như trong phương pháp phân tích độ nhạy thông thường.
Công nghệ ngân hàng hiện đại sẽ giúp cho công tác thu thập, xử lý và lưu trữ thông tin tín dụng chính xác, cập nhật. Và việc cán bộ tín dụng tra cứu thông tin cũng đơn giản, nhanh chóng hơn.
b. Đào tạo cán bộ
Con người là yếu tố trung tâm, quyết định hiệu quả trong mọi hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả hoạt động tín dụng Ngân hàng nói riêng. Vì vậy, việc đào tạo một đội ngũ cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao, có đạo đức và tinh thần trách nhiệm tốt đối với công việc là một trong những biện pháp nâng cao được hiệu quả tín dụng của ngân hàng.
NHTMCP Quân đội Chi nhánh Sở Giao dịch đã có những biện pháp đào tạo cán bộ như cử cán bộ tham gia các chương trình tập huấn, hội thảo do NHNN Việt Nam tổ chức hay những buổi học tập nghiệp vụ tại chỗ do trung tâm đào tạo NHTMCP Việt Nam giảng dạy...Điều này cho thấy ban lãnh đạo đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dương để nâng cao hiệu quả nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên của chi nhánh. Những việc làm này cần tiếp tục được phát huy. Tuy nhiên cũng cần phải nhận thấy rằng hiệu quả của các công việc trên còn hạn chế do thời gian huấn luyện ngắn và phần nào còn mang tính phổ cập chưa thật chuyên sâu.
Bên cạnh đó Ngân hàng còn cần phải đề ra các tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm, trình độ ngoại ngữ hay khả năng giao tiếp làm cơ sở cho việc tuyển chọn cán bộ, đồng thời khuyến khích các cán bộ cũ của Ngân hàng không ngừng tự học, tự bồi dương để trau dồi kiến thức năng lực.
Ngoài ra, ban lãnh đạo Ngân hàng phải cân nhắc thận trọng khi bố trí nhân sự để phát huy thế mạnh và hạn chế được nhược điểm của mỗi cán bộ. Điều đó đòi hỏi ban lãnh đạo phải thường xuyên theo sát hoạt động của nhân viên để đánh giá họ
được chính xác. Việc đề ra một chế độ đãi ngộ xứng đáng như về lương, thưởng đối với cán bộ tín dụng để động viên, khuyến khích kịp thời làm cho cán bộ và nhân viên không ngừng nâng cao tinh thần trách nhiệm, kích thích sự cố gắng phấn đấu trong công tác nghiệp vụ của mỗi người.
c. Xây dựng văn hóa kinh doanh ngân hàng
Văn hóa trong kinh doanh được thể hiện nhiều nhất trong cách ứng xử của các cán bộ nhân viên ngân hàng. Cách ứng xử của họ sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng. Một thái độ niềm nở, cách cử xử lễ độ, nhã nhặn sẽ làm hài lòng khách hàng và có thể thu hút khách hàng đến với các dịch vụ của ngân hàng trong tương lai. Chính vì thế việc xây dựng nét văn hóa trong ngân hàng là rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
NHTMCP Quân đội luôn có thái độ niềm nở và nhã nhặn cũng như cách ứng xử thông minh khi tiếp xúc với các khách hàng đến với ngân hàng. Tuy nhiên, khách hàng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chon các dịch vụ cho nên ngân hàng cũng cần phải xây dựng nét văn hóa ứng xử, cung cách làm việc chung cho nhân viên, cử họ tham gia các khóa học về giao tiếp để có thể ứng xử thông minh ngay cả với những khách hàng khó tính nhất.