Hiệu quả tín dụng DNVVN khơng ngừng được cải thiện

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp quân đội, chi nhánh sở giao dịch (Trang 45 - 47)

c. Quy trình cho vay

2.4.1.2. Hiệu quả tín dụng DNVVN khơng ngừng được cải thiện

Phong cách phục vụ thân thiện, giao tiếp văn minh lịch sự, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng

Tài sản lớn nhất, quý giá nhất mà mỗi thành viên MB ln ý thức giữ gìn đó là chữ Tín. Đó chính là cam kết hành động, cũng là cội nguồn thành công trong suốt 18 năm qua của ngân hàng Quân Đội “Tròn một chữ Tín, trọn một niềm tin”. Hình ảnh mà ban lãnh đạo ngân hàng hướng đến là xây dựng một ngân hàng thân thiện với khách hàng và thuận tiện trong giao dịch. Bộ 12 tiêu chuẩn quy định hiệu quả phục vụ khách hàng tại sàn cũng đã được ban hành và thực hiện thống nhất ở tất cả các chi nhánh. Tuân thủ chặt chẽ và bám sát chỉ đạo của ban giám đốc, chi nhánh Sở Giao dịch luôn đi đầu trong việc thực hiện kỉ luật và xây dựng hình ảnh,

thương hiệu MB. Đặc biệt, việc đưa vào áp dụng quy tắc 5S về giữ gìn mơi trường làm việc và thái độ phục vụ khách hàng đã giúp chi nhánh nâng cao đáng kể hình ảnh về một ngân hàng với tác phong chuyên nghiệp, năng động, đồng thời cải thiện năng suất làm việc. Thêm vào đó, chi nhánh cũng rất sáng tạo với việc áp dụng sáng kiến trao giải “hoa hướng dương” cho những phòng ban thực hiện tốt quy chuẩn và giải “hoa chuối” cho những phòng ban còn yếu tố chưa làm hài lịng khách hàng. Chính vì thế, hiệu quả phục vụ khách hàng của chi nhánh không ngừng được nâng cao, giành được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng và là một trong những điểm sáng về phong cách làm việc của toàn hệ thống ngân hàng Quân Đội.

Hiệu quả cơng tác thẩm định, giám sát khoản vay ngày càng được cải thiện

Trong những năm qua, nhờ sự phối hợp hoạt động một cách linh hoạt, hiệu quả giữa các bộ phận và việc chấp hành một cách nghiêm chỉnh các quy định của ngân hàng Quân Đội về chính sách cho vay cũng như các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động mà hiệu quả cho vay DNVVN của chi nhánh Sở Giao dịch đã không ngừng được nâng cao. Điều đó thể hiện ở việc tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của chi nhánh luôn nằm trong giới hạn quy định của NHNN và thấp hơn nhiều so với trung bình chung của tồn ngành ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm. Dư nợ cho vay và doanh số cho vay tăng trưởng liên tục. Công tác thu hồi nợ được thực hiện triệt để. Tỷ lệ nợ quá hạn được duy trì tương đối ổn định mặc dù 2010, 2011 là năm có nhiều biến động kinh tế vĩ mơ và hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Đó chính là thành cơng rất lớn của chi nhánh Sở Giao dịch.

Trong những năm qua, công tác thẩm định hồ sơ và tổ chức quản lý hoạt động cho vay đối với các DNVVN của chi nhánh đã phần nào được tăng cường. Việc thẩm định được áp dụng nhiều phương pháp mang tính khoa học, nhìn nhận vấn đề rộng hơn, kỹ thuật thẩm định cao hơn và việc kiểm tra, giám sát quá trình cho vay cũng diễn ra thường xuyên và chặt chẽ hơn. Nhờ vậy mà hiệu quả cho vay DNVVN luôn được đảm bảo, mối quan hệ với các doanh nghiệp cũng được mở rộng thêm.

Chi nhánh thực hiện xếp hạng tình hình tài chính doanh nghiệp thơng qua một phần mềm mở. Theo đó, cán bộ thẩm định nhập số liệu vào và có thể thay đổi hoặc bổ sung thêm các khoản mục tính toán cho phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Sau đó phần mềm sẽ tính tốn cho ra các chỉ tiêu tài chính. Các chỉ tiêu được đưa vào thẩm định bao gồm cả các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định

lượng. Đối với xếp hạng tài chính, MB chia ra mức chấm điểm cụ thể với từng nhóm chỉ tiêu về hoạt động, thanh khoản, cơ cấu vốn, lợi nhuận của doanh nghiệp. Tương ứng với từng mức điểm sẽ có phân loại vào 1 trong 4 nhóm A, B, C, D theo từng loại quy mô lớn, vừa, hoặc nhỏ đã phân theo các ngành nghề cụ thể.

Công tác xét duyệt cho vay vốn cũng được thực hiện hết sức khoa học và chặt chẽ. Năm 2010, 2011, nền kinh tế có nhiều biến động khó lường, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động và đứng trước rủi ro trong việc thực hiện nghĩa vụ tài chính với ngân hàng. Đứng trước tình hình đó, ngân hàng đã thay đổi cách thức xét duyệt cho vay. Theo đó, ngân hàng quy định hạn mức giá trị của các khoản vay mà từng cấp có thẩm quyền được phép phê duyệt. Nếu các món vay vượt thẩm quyền của giám đốc phòng giao dịch sẽ được chuyển lên chi nhánh, vượt thẩm quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh sẽ được chuyển lên thẩm định tại hội sở thông qua hội đồng tín dụng. Mặc dù cách thức phê duyệt thơng qua hội đồng tín dụng có thể gia tăng thời gian, đôi khi làm lơ mất cơ hội với khách hàng song đã đảm bảo các khoản cho vay của chi nhánh được kiểm soát xuống mức rủi ro thấp nhất.

Một thành tựu nữa mà chi nhánh Sở Giao dịch đã đạt được trong thời gian qua đó là việc phát hiện, xử lí các vụ việc giả mạo báo cáo tài chính, giả mạo các giấy tờ thế chấp, cầm cố chứng minh quyền sở hữu của TSBĐ, góp phần hạn chế rủi ro của các khoản cho vay. Bằng việc thuê công ty Nguyên Thực gồm các bác công an về hưu chuyên thẩm định tính chân thực của các loại hồ sơ, giấy tờ, sổ sách, chi nhánh đã hạn chế được vấn đề rủi ro đạo đức của khách hàng và nâng cao được tính an toàn của các khoản cho vay.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả tín dụng với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhtmcp quân đội, chi nhánh sở giao dịch (Trang 45 - 47)