Phương pháp phân tích nhân tố EFA

Một phần của tài liệu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng phong thủy của khách hàng tại cửa hàng số 5 thuộc doanh nghiệp hoàng anh (Trang 31 - 193)

Khái niệm và ứng dụng

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một số lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Liên hệ giữa các nhóm biến có liên quan qua lại lẫn nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản.

Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau:

Nhận diện các khía cạnh hay nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan trong một tập hợp biến. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng một tập hợp các phát biểu về lối sống để đo lường tiểu sử tâm lý của người tiêu dùng. Sau đó phát biểu (biến) này được sử dụng trong phân tích nhân tố để nhận diện các yếu tố tâm lý cơ bản.

Nhận diện một tập hợp gồm một số biến mới tương đối ít, không có tương

5 Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, trang 249

quan với nhau để thay thế tập hợp biến gốc có tương quan với nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo sau. Chẳng hạn như sau khi nhận diện các yếu tố thuộc về tâm lý thì ta có thể sử dụng chúng như những biến độc lập để giải thích những khác biệt giữa những người trung thành và những người không trung thành với nhãn hiệu.

Để nhận ra một tập hợp gồm một số biến nổi trội từ một tập hợp nhiều biến để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp. Ví dụ như từ một số khá nhiều các câu phát biểu về lối sống (biến) gốc, ta chọn ra được mộ số ít biến được sử dụng như những biến độc lập để giải thích những khác biệt giữa những nhóm người có hành vi khác nhau4. (Theo Hoàng Mộng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, tr 259).

Mô hình phân tích nhân tố

Lượng biến thiên của một biến được giải thích bởi những nhân tố chung trong phân tích được gọi là Communality. Biến thiên chung của các biến được mô tả bằng một số ít các nhân tố chung (commom factor) cộng với một nhân tố đặc trưng (unique factor) cho mỗi biến. Những nhân tố này không bộc lộ rõ ràng. Nếu các biến được chuẩn hóa thì mô hình nhân tố được thể hiện bằng phương trình như sau:

Xi = Ai1 F1 + Ai2 F2 + Ai3 F3 + … + Aim Fm + Vi Ui

Trong đó : Xi: biến thứ i chuẩn hóa, Aij: hệ số hồi quy bội chuẩn hóa, Fi: các nhân tố chung, Vi: hệ số hồi qui chuẩn hóa của nhân tố đặc trưng i đối với biến I, Ui: nhân tố đặc trưng của biến I, m: số nhân tố đặc trưng.

Các nhân tố đặc trưng có liên quan với nhau và với các nhân tố chung. Bản thân các nhân tố chung cũng có thể được diễn tả như những kết hợp tuyến tính của các biến quan sát.

Fi = Wi1 X1 + Wi2 X2 + Wi3 X3 + … + Wik Xk

Trong đó: Fi: ước lượng trị số của nhân tố i, Wt : quyền số hay trọng số nhân tố, k: số biến.

Chúng ta có thể chọn quyền số hay trọng số nhân tố cao sao cho nhân tố thứ nhất giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Sau đó ta chọn ra một tập hợp các quyền số thứ hai sao cho nhân tố thứ hai giải thích được

phần lớn biến thiên còn lại và không có tương quan với nhân tố thứ nhất. Nguyên tắc này được tiếp tục áp dụng như vậy để tiếp tục chọn ra các quyền số của nhân tố tiếp theo.

Các vấn đề có liên quan sẽ được người viết nhắc đến trong quá trình phân tích số liệu nhằm đơn giản hóa, giúp cho người đọc có thể hiểu dễ dàng hơn.

3.4.3. Phương pháp hồi quy đa biến

Nếu kết luận 2 biến có mối quan hệ chặt chẽ với nhau qua hệ số tương quan r, đồng thời giả định rằng đã cân nhắc kỹ mối liên hệ tiềm ẩn giữa 2 biến, và xem như đã xác định đúng hướng của mối quan hệ nhân quả có thật giữa chúng thì ta có thể mô hình hóa mối quan hệ nhân quả của chúng bằng mô hình hồi quy tuyến tính trong đó một biến được gọi là biến phụ thuộc (hay biến được giải thích - Y) và biến kia là biến độc lập (hay biến giải thích - X). Mô hình này sẽ mô tả hình thức của mối liên hệ và qua đó giúp ta dự đoán được mức độ của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập.

Mô hình hồi qui tuyến tính bội

Mô hình hồi qui bội mở rộng mô hình hồi qui tuyến tính hai biến bằng cách thêm vào một số biến độc lập để giải thích tốt hơn cho biến phụ thuộc.

Mô hình có dạng như sau:

Yi = ß0 + ß1 X1i + ß2 X2i +…..+ ßp Xpi + ei

Trong đó:

Xpi: biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i.

ßk : hệ số hồi quy riêng phần.

ei : là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi X2.

Mô hình hồi quy tuyến tính bội giả định rằng biến phụ thuộc có phân phối chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập trong mô hình.

Đánh giá độ phù hợp của mô hình

được đưa vào mô hình, càng đưa thêm nhiều biến độc lập vào mô hình thì R2 càng tăng, tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu (tức là tốt hơn).

Nên trong phần này, chúng ta dùng R điều chỉnh (Adjusted R square) để đánh giá độ phù hợp của mô hình vì hệ số này phản ảnh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến (R2 điều chỉnh không nhất thiết phải tăng lên khi nhiều biến được đưa vào phương trình, và không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2).

Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Kiểm định F sử dụng trong bảng phân tích phương sai vẫn là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình hồi qui tuyến tính tổng thể. Ở đây biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không.

Giả thuyết H0 là: ß1 = ß2 = ß3 = ß4

Nếu giả thuyết H0 bị bác bỏ thì ta kết luận rằng: kết hợp các biểu hiện có trong mô hình có thể giải thích được những thay đổi của Y, điều này có nghĩa là mô hình ta xây dựng là phù hợp với tập dữ liệu.

Xác định tầm quan trọng của các biến trong mô hình

Sau khi chạy mô hình hồi quy, chúng ta sẽ dễ dàng xác định được mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc thông qua hệ số hồi B.

3.5.Tóm tắt

Như vậy, chương 3 đã cho chúng ta biết quy trình nghiên cứu và những phương pháp sẽ được dùng để thực hiện phân tích dữ liệu. Trong chương tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về doanh nghiệp Hoàng Anh, sản phẩm phong thủy và cửa hàng số 5 trước khi thực hiện phân tích dữ liệu thông qua phần mền SPSS 15.0 và tổng hợp các kết quả của nghiên cứu để phục vụ cho chương tiếp theo “ Thảo luận và kiến nghị”.

CHƯƠNG 4:

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ DOANH NGHIỆP HOÀNG ANH, CỬA HÀNG SỐ 5 VÀ SẢN PHẨM PHONG THỦY

4.1. Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp

4.1.1. Thông tin chung về doanh nghiệp

Doanh nghiệp Hoàng Anh được thành lập ngày 17/ 03/ 2006 tại 161 Trần Nhật Duật, Nha Trang, Khánh Hòa, tên chính thức là DNTN thương mại và dịch vụ Hoàng Anh. Chủ sở hữu của doanh nghiệp là Bà Ngô Thị Anh. Doanh nghiệp chuyên bán hàng phong thủy. Ngày 01/01/2007, Bà đã khai trương hai cửa hàng tại Phố mua sắm Vinpearl Nha Trang (Cửa hàng số 1 đặt tại lô T.3 Phố mua sắm Vinpearl Land, chuyên bán hàng trang sức, cửa hàng số 5 đặt tại lô T.8 Phố mua sắm Vinpearl Land, chuyên bán hàng phong thủy bằng đá, gỗ). Đồng thời, Bà mở văn phòng tại 31 Nguyễn Viết Xuân để làm cơ sở chính của doanh nghiệp. Ngày 01/ 12/ 2007 Ông Nguyễn Hoàng Phương đã trở thành cổ đông của cửa hàng số 5, với tỷ lệ góp vốn 50: 50. Ngày 01/ 05/ 2008, Bà Ngô Thị Anh mở thêm cửa hàng

số 7, đặt tại lô T.7 Phố mua sắm Vinpearl Nha Trang, chuyên bán hàng phong thủy

thủ công mỹ nghệ bằng sừng, ốc. Đồng thời, Bà đóng cửa cửa hàng tại đường Hùng Vương, chuyển toàn bộ hàng hóa của cửa hàng này sang đảo, chia đều cho cửa hàng số 5 và số 7. Ngày 01/ 11/ 2008, Bà Ngô Thị Anh đã mở thêm một cửa hàng chuyên bán quần áo, giầy dép, túi xách và đặt tên là cửa hàng số 9 tại Phố mua sắm Vinpearl Land. Ngày 01/ 04/ 2009, Bà mở thêm quầy phong thủy ở Siêu thị Maximax tại đường Thái Nguyên, Nan Trang. Tháng 05/ 2011 Bà Ngô Thị Anh mở thêm cửa hàng phong thủy ở Trung tâm thương mại Nha Trang Center và một cửa hàng phong thủy nữa ở Hà Nội vào tháng 06/ 2011.

Điện thoại văn phòng: 058.3887388 • Website của doanh nghiệp: www. h-a.vn

Giấy CNDKKD: Số 4303000011 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Khánh Hòa cấp. • Vốn điều lệ: Theo Quyết định số 3014/QĐ-UBND ngày 30 tháng 06 năm 2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa là 15.000.000.000 đồng (Mười lăm tỷ đồng)

Phương thức thanh toán

- Thanh toán tiền mặt cho người giao hàng. - Chuyển khoản qua bưu điện tại Việt Nam. - Chuyển khoản qua ngân hàng tại Việt Nam. - Chuyển khoản bằng ATM tại Việt Nam. - Chuyển khoản từ nước ngoài về.

Lĩnh vực hoạt động chủ yếu

- Kinh doanh hàng trang sức bằng ngọc trai, đá quý (san hô, pha lê, thạch anh, rubi, saphia, mắt mèo, mắt hổ…).

- Kinh doanh hàng phong thủy bằng gỗ, đá, ốc, sừng, gốm sứ mỹ nghệ. - Kinh doanh hàng quần áo, giầy dép, túi xách.

4.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý gồm 4 cấp là giám đốc, quản lý, phó quản lý và nhân viên. Riêng đối với bộ phận văn phòng chỉ có hai cấp là giám đốc và nhân viên7.

Giám đốc

- Giám đốc là người có quyết định quan trọng nhất trong doanh nghiệp.

- Giám đốc trực tiếp tuyển dụng nhân sự, ra quyết định đề bạt, thăng chức, cắt chức, thuyên chuyển công tác, đuổi việc cho nhân viên.

- Phê duyệt quyết định tăng lương, tăng mức doanh thu thưởng, tăng các mức phụ cấp khác, thưởng nhân viên xuất sắc, các đề xuất hàng hóa của quản lý.

- Trực tiếp tìm nguồn hàng, thu mua hàng hóa.

- Phân hàng cho các quầy, xuất hàng từ quầy này sang quầy khác. - Là người điều hành các cuộc họp giao ban của các quản lý.

7 Tham khảo phụ lục 07 của đề tài

Quản lý (7 người)

- Là người chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của cửa hàng cũng như về doanh thu, tình hình nhân viên, quản lý hàng hóa của cửa hàng với giám đốc.

- Định kỳ báo cáo bán hàng, phân tích tình hình doanh thu trong tháng, tình hình nhân viên, phân tích, dự báo nguồn khách sẽ đến vào thời gian tới với giám đốc. - Đề ra những hoạt động của cửa hàng, cũng như những nỗ lực nhằm đáp ứng nguồn khách dự đoán và chiến lược của cửa hàng thời gian tới.

- Triển khai những quyết định của giám đốc cho nhân viên dưới quyền.

- Đề xuất hàng hóa đã hết hay gần hết hàng, đề xuất mẫu mã mới, đề xuất thanh lý hàng sang cửa hàng khác tiêu thụ, hay chuyển về văn phòng, góp ý mặt hàng lỗi thời, hay bán chậm cho giám đốc; đề xuất khen thưởng nhân viên xuất sắc, kiến nghị tuyển dụng thêm, đuổi việc, thăng chức, thuyên chuyển công tác.

- Ngoài ra, còn quản lý chi phí, trang thiết bị của cửa hàng. - Điều hành các cuộc họp giao ban hàng tháng của của hàng.

- Lên bảng lương, thưởng, các chi phí khác…để gửi về phòng kế toán xét duyệt. • Phó quản lý (7 người)

- Phó quản lý hỗ trợ cho quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động của cửa hàng với giám đốc.

- Góp ý đề xuất hàng cho quản lý hoặc giám đốc (nếu được quản lý giao quyền), về tình hình nhân viên, và phân tích tình hình kinh doanh cũng như dự đoán tình hình kinh doanh thời gian tới, góp ý kiến vào các cuộc họp giao ban của doanh nghiệp.

- Đề xuất chiến lược kinh doanh cho cửa hàng thời gian tới.

- Thay mặt quản lý để quản lý cửa hàng khi quản lý vắng mặt, thay mặt quản lý thực hiện các cuộc trao đổi với giám đốc, các quản lý khác.

- Triển khai các quyết định của quản lý, hỗ trợ triển khai các quyết định của giám đốc cho quản lý.

Nhân viên bán hàng (35 người _ mỗi cửa hàng có 5 người)

- Bán được nhiều hàng giá trị cao cho cửa hàng, cho doanh nghiệp. - Giới thiệu chất liệu, ý nghĩa sản phẩm cho khách hàng.

- Là cầu nối trung gian giữa khách hàng và doanh nghiệp, thể hiện tính chuyên nghiệp, phong cách làm việc của doanh nghiệp.

- Góp ý đề xuất hàng, tình hình kinh doanh, những mặt tồn tại và tích cực của cửa hàng, góp ý về chiến lược kinh doanh sắp tới cho phó quản lý và quản lý, góp ý bầu chọn nhân viên xuất sắc của cửa hàng.

- Giữ gìn, bảo vệ hàng hóa của cửa hàng, tránh thất thoát, hư hỏng tài sản. - Thực hiện các quyết định của các cấp trên.

Nhân viên kế toán (3 người)

- Kiểm tra số lượng, định giá và lên mã hàng mới về. Sau khi giám đốc phân hàng cho các cửa hàng, kế toán lên danh sách hàng nhập cho các cửa hàng, và bổ sung, cập nhật vào danh sách hàng hóa cho từng cửa hàng.

- Nhận doanh thu, kiểm tra bản báo cáo doanh thu từ các cửa hàng gửi về mỗi ngày và so sánh với doanh thu trong phần mềm quản lý để điều chỉnh.

- Trừ thẻ hàng hóa cho mỗi cửa hàng.

- Kiểm soát số lượng hàng tồn kho và hàng thanh lý của mỗi cửa hàng, kiểm tra báo cáo chi phí mỗi tháng của từng cửa hàng, phê duyệt và trích chi phí cho quản lý (phó quản lý ). Ngoài ra, đầu mỗi tháng trích ứng chi phí cho từng cửa hàng.

- Lên sổ và báo cáo định kỳ tình hình doanh thu, chi phí, hàng xuất/nhập, hàng thanh lý hàng tháng, hàng quý, hàng năm của mỗi cửa hàng và của doanh nghiệp cho giám đốc.

- Phê duyệt và xuất ngân sách của doanh nghiệp để thanh toán lương, thưởng, bảo hiểm và các phụ cấp khác cho nhân viên.

Kỹ thuật viên (1 người) - Trực camera.

- Chịu trách nhiệm cài đặt, sửa chữa máy tính, lắp ráp camera của doanh nghiệp; cài đặt, sửa chữa, quản lý phần mềm của doanh nghiệp. Ngoài ra, còn chịu trách nhiệm sửa chữa các thiết bị điện khác của doanh nghiệp.

Nhân viên vận chuyển (1 người)

- Chuyên việc đóng gói hàng hóa để vận chuyển.

- Tìm kiếm phương tiện vận chuyển giá cả hợp lý, an toàn và nhanh nhất đến nơi theo yêu cầu.

- Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng hàng, thời gian giao hàng.

4.1.3. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển trong thời gian tới của doanh nghiệp doanh nghiệp

Thuận lợi

- Các cửa hàng của doanh nghiệp đều nằm ở vị trí kinh doanh thuận lợi. - Doanh nghiệp có chính sách về vốn linh động.

- Doanh nghiệp có nhiều chính sách phúc lợi cho nhân viên nên nhân viên gắn

Một phần của tài liệu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng phong thủy của khách hàng tại cửa hàng số 5 thuộc doanh nghiệp hoàng anh (Trang 31 - 193)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)