Marketing và bán hàng

Một phần của tài liệu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng phong thủy của khách hàng tại cửa hàng số 5 thuộc doanh nghiệp hoàng anh (Trang 64 - 66)

Hiện tại, công tác marketing trong doanh nghiệp nói chung và trong cửa hàng nói riêng còn kém. Cửa hàng không có chiến lược marketing qua sách, báo, tạp chí, đài phát thanh hay tivi. Doanh nghiệp có trang web riêng giới thiệu về hàng hóa nhưng chưa thu hút khách hàng đặt mua qua mạng. Các cửa hàng đều không có trang web riêng. Nên có thể nói việc dựa vào trang web để góp phần marketing cho doanh nghiệp, hay cho các cửa hàng là hoàn toàn thất bại. Nhận ra hạn chế và nhược điểm trong việc xây dựng trang web của doanh nghiệp Hoàng Anh nên giám đốc đã có quyết định tu sửa lại trang web của doanh nghiệp từ tháng 03/2011 và cho đến nay vẫn đang trong thời gian tu sửa. Doanh nghiệp Hoàng Anh cũng chưa từng tham gia công tác hay một tổ chức từ thiện nào, nói cụ thể chưa từng có một

chiến lược PR cho doanh nghiệp. Hoạt động marketing của cửa hàng dễ nhận biết nhất là marketing trực tiếp tại điểm bán hàng. Hoạt động marketing này được xem như là chiến lược kinh doanh hàng đầu của doanh nghiệp và của cửa hàng, chiến lược này góp phần tạo điểm khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ và trở thành một trong những lợi thế cạnh tranh. Marketing trực tiếp được nói đến ở đây là thiết kế cửa hàng, trang trí và trưng bày bắt mắt; sản phẩm có mẫu mã mới lạ, đẹp, đa dạng; kết hợp giảm giá số lượng, chiết khấu mặt hàng, chiết khấu khách hàng quen, quà tặng và nhân viên bán hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình, vui tính.

Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của cửa hàng là không chú trọng marketing sau bán hàng. Từ quản lý đến nhân viên đều có tư duy, chỉ cần bán được càng nhiều hàng tại thời điểm giao dịch mà không quan tâm sau khi mua khách hàng cảm nhận như thế nào về chất lượng hàng hóa hay dịch vụ sau bán hàng ra sao. Đối với quản lý và nhân viên, ngay tại thời điểm khách hàng giao tiền là giao dịch được xem như kết thúc. Cụ thể: thứ nhất, nhân viên đưa ra thông tin không chính xác về chất liệu, xuất xứ của hàng hóa cho khách hàng, sau khi mua hàng, khách hàng phát hiện ra thì mọi thắc mắc, khiếu nại đều không được giải quyết; thứ hai, trong giao dịch khách đã đồng ý thanh toan hết tại cửa hàng thì khâu vận chuyển sẽ trể nãi thời gian hay đóng gói chưa thật cẩn thận…

Việc bán hàng của cửa hàng chỉ chú trọng bán hàng trực tiếp cho khách du lịch hay khách địa phương tham quan Vinpearl. Cửa hàng chưa từng bán hàng qua mạng. Ngoài ra việc bán hàng của cửa hàng còn chú trọng đến công tác trưng bày sản phẩm. Việc trưng bày sản phẩm do phó quản lý và quản lý đảm nhận. Nhân viên có quyền trưng bày theo thẩm mỹ của mình và quản lý (phó quản lý) để họ tự phát huy tính sáng tạo của mình. Nhân viên vừa bán vừa gói hàng, vừa trông giữ hàng hóa, vừa tính tiền cho khách nên khó khăn trong việc quản lý tiền hàng bán, quản lý hàng hóa và cả việc bán hàng. Và điều này trở thành khó khăn lớn cho nhân viên, đòi hỏi nhân viên bán hàng phải cực kỳ nhanh nhẹn.

Yêu cầu của giám đốc đối với các nhân viên bán hàng là nhân viên am hiểu về phong thủy và ý nghĩa của sản phẩm, trang phục chỉnh tề, năng động, nhiệt tình, nói được ngoại ngữ, và có ý thức làm việc. Hoạt động bán hàng còn có sự tham gia của quản lý và phó quản lý với vai trò giống như nhân viên bán hàng

Một phần của tài liệu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng phong thủy của khách hàng tại cửa hàng số 5 thuộc doanh nghiệp hoàng anh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)