Phân tích môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng phong thủy của khách hàng tại cửa hàng số 5 thuộc doanh nghiệp hoàng anh (Trang 48 - 56)

Môi trường kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế12

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2009 là 5,8%, năm 2010 tăng vọt lên 7%. Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 60 trong các nền kinh tế thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2009 và đứng thứ 133 xét theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng ở Việt Nam một hệ thống kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ GDP Các Tỷ trọng trong GDP (2009): Nông nghiệp: 20,7%; Công nghiệp: 42,3% Dịch vụ: 39,1% 12 Nguồn tham khảo: http://www.cafef.vn

Chỉ số về GDP theo tỷ giá

Bảng 4-1: Chỉ số GDP theo tỷ giá

Năm GDP theo tỷ giá ( tỷ USD)

GDP tỷ giá theo đầu người (USD) Tăng trưởng (%) 2007 71,4 823 8,5 2008 89,83 1024 6,2 2009 92,84 1040 5,3 “Nguồn: http://www.cafef.vn” Các chỉ số về GDP theo sức mua Bảng 4-2: Chỉ số GDP theo sức mua

Năm GDP theo sức mua (tỷ USD) GDP sức mua theo đầu người (USD)

2007 230,8 2700

2008 245,1 2800

2009 258,1 2900

“Nguồn: http://www.cafef.vn”

+ Tỷ giá hối đoái

Bảng 4-3: Tỷ giá hối đoái của ngân hàng Công thương Việt Nam (áp dụng từ 21/11/2010 đến 30/11/2010)

Nguyên tệ Tên gọi Đơn vị Tỷ giá

CHF Franc Thuỵ Sĩ Đồng 18.998,49

CNY Nhân dân tệ Đồng 2.842,64

EUR Euro Đồng 24.886,11 GBP Bảng Anh Đồng 29.463,87 HKD Đô-la Hồng Kông Đồng 2.438,50 JPY Yên Nhật Đồng 224,90 SGD Đô-la Singapore Đồng 14.379,46 THB Bạt Thái Lan Đồng 626,89 USD Đô-la Mỹ Đồng 18.932,00 “Nguồn: http://www.nganhangonline.com.vn”

+ Tỷ lệ lạm phát (giá tiêu dùng)13

Đạt 6,9% (2009) (xếp thứ 164 toàn cầu)

Năm 2008, tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam ước khoảng 22,97 % cao hơn nhiều mức Quốc hội đề ra là dưới 8,5 - 9% trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2008. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế tính theo đơn vị tiền tệ quốc gia của Việt Nam năm này là 6,18%, thấp hơn mức Quốc hội đề ra là trên 7,5 - 8%.

+ Kinh tế đối ngoại - hội nhập kinh tế14

Việt Nam bắt đầu chủ trương hội nhập kinh tế từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cho đến giữa năm 2007, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế với 224 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đã ký hơn 350 hiệp định hợp tác phát triển song phương, 87 hiệp định thương mại, 51 hiệp định thúc đẩy và bảo hộ đầu tư, 40 hiệp định tránh đánh thuế hai lần, 81 thoả thuận về đối xử tối huệ quốc. Đỉnh cao về hợp tác kinh tế song phương là việc ký hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, còn về hợp tác kinh tế đa phương là việc ký hiệp định gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới với tiêu chuẩn “WTO Plus”, nghĩa là chấp nhận các đòi hỏi về tự do hóa thương mại (hàng hóa và dịch vụ), đầu tư, mua sắm của chính phủ cao hơn so với mức độ quy định trong các văn kiện có hiệu lực đang áp dụng của WTO.

Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Nhóm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, ASEAN. Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do đa phương với các nước ASEAN, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc.

Môi trường chính trị pháp luật15

Môi trường chính trị pháp luật của Việt Nam tương đối ổn định, và trong lĩnh vực du lịch cũng không ngoại lệ. Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, luật về du lịch cũng có sự thay đổi theo.

13 Tham khảo từ nguồn: http://www.cafef.vn

14 Tham khảo từ nguồn: http://www.ktdoingoai.com

Các quy định mới về việc xác định tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, quy hoạch du lịch, việc công nhận và quản lý khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch, bổ sung ngành nghề kinh doanh khu du lịch, điểm du lịch sẽ có tác động tích cực đến việc hình thành sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn của Việt Nam, bảo đảm nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.

Vấn đề xã hội hoá trong lĩnh vực du lịch được quan tâm hơn thông qua các chính sách khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia và được hưởng lợi ích từ các hoạt động du lịch. Luật còn sửa đổi, bổ sung, Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Hơn nữa, ngành Du lịch đã chủ động lên kế hoạch liên kết hoạt động, phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan như Hàng không Việt Nam, Cục Hàng không dân dụng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương, Hiệp hội Du lịch, Đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài và các địa phương, cụ thể là thông qua các chương trình làm việc, họp, hội thảo về hợp tác nhằm phát triển du lịch Việt Nam một cách hiệu quả, bền vững trong cơn khủng hoảng.

Ngoài ra, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức quốc tế, phi chính phủ, Liên hợp quốc trong suốt những năm qua cũng là điều kiện tốt để du lịch Việt Nam phát triển, cụ thể: Quy hoạch du lịch, điều chỉnh quy hoạch tổng thể du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2010; Quy hoạch du lịch tại đảo Phú Quốc tháng 10/2003; Phát triển du lịch MICE tại TP. Hồ Chí Minh năm 2004; Phát triển làng nghề mây tre đan Phú Vinh năm 2008; Tư vấn xây dựng Luật Du lịch năm 2005 và tổ chức triển khai 2007, 2008; Chiến lược phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam tháng 8/2005; Phối hợp xây dựng Chiến lược marketing du lịch Việt Nam. Đặc biệt, tháng 1/2010 vừa qua, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) đã ký bản ghi nhớ Hợp tác du lịch giữa TCDL và UNWTO, theo đó UNWTO tiếp tục xem xét giúp du lịch Việt Nam rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển du lịch; hỗ trợ kỹ thuật trong xúc tiến, quảng bá du lịch; giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Du lịch Việt Nam thông qua các khóa bồi dưỡng ngắn hạn.

Các phương tiện vận chuyển ngày càng hiện đại hóa với sức chứa lớn hơn, tốc độ nhanh hơn, độ an toàn ngày càng được đòi hỏi cao hơn và giá cả hợp lý hơn. Điều này đã kích thích việc di chuyển từ nước này qua nước khác thuận lợi hơn và rút ngắn được thời gian đi lại, khách có thể dành nhiều thời gian hơn để du lịch.

Internet không chỉ là nơi tập trung các nguồn thông tin khác nhau về mọi loại hình sản phẩm, dịch vụ, mà nó còn đang được kỳ vọng là nơi mà các khách hàng có thể nghiên cứu về các sản phẩm cũng như thực hiện việc mua bán một cách đơn giản nhất, tốn ít thời gian nhất. Là một công cụ thu thập thông tin, Internet đóng vai trò vô cùng hiệu quả trong việc cung cấp thông tin về hoạt động của khách hàng. Internet là một đại lộ thông tin, một siêu thị khổng lồ, nơi mà người tiêu dùng có thể ghé thăm hay mua sắm tuỳ thích. Trong thời đại bùng nổ Internet, các nhà sản xuất hay cung cấp dịch vụ có thể phát triển lượng khách hàng trung thành khi chất lượng sản phẩm và dịch vụ đưa ra thỏa mãn được nhu cầu cá nhân của từng khách hàng.

Điều này cho phép các chuyên gia marketing trực tuyến thực thi các chiến lược tiếp thị theo yêu cầu của khách hàng. Bản chất tương tác của Internet cho phép nhà sản xuất tạo ra sản phẩm cho riêng khách hàng, giúp cho việc lựa chọn mua sắm của khách trở nên dễ dàng. Vì vậy, cùng với sự phát triển nhanh chóng của internet là sự ra đời của nhiều hình thức marketing qua mạng như email marketing, dịch vụ datapost (Datapost, về bản chất, chính là một bộ phận của Marketing trực tiếp hay còn gọi là Marketing “one-to-one” cho phép bạn gửi những thông điệp đến tận tay đích danh người nhận với số lượng lớn, độ phủ rộng). Đây chính là một phương thức quảng bá hình ảnh dựa trên một danh mục khách hàng có sẵn (có thể là danh sách khách hàng của chính doanh nghiệp hoặc cơ sở dữ liệu khách hàng của nhà cung cấp dịch vụ Datapost). Điều này giúp doanh nghiệp nhắm trúng đối tượng khách hàng mục tiêu, gây sự chú ý nhiều hơn so với truyền thông đại chúng, quảng cáo trên các trang web, cổng thông tin…

Sự phát triển công nghệ thanh toán cũng góp phần thúc đẩy du lịch phát triển. • Môi trường văn hóa – xã hội16

- Quan điểm sống của người Việt Nam

Việt Nam là đất nước ở góc tận cùng phía Đông Nam, thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình.Văn hóa gốc nông nghiệp chứa những đặc trưng: Người Việt Nam có tính cộng đồng cao, lối sống quân bình luôn hướng tới sự hài hòa – hài hòa âm dương trong bản thân (để phòng và chữa bệnh, để sống lạc quan…), hài hòa âm dương trong quan hệ với môi trường,với xã hội (sống không làm mất lòng ai...), là một dân tộc lạc quan, có khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh, có tinh thần tự lập, chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó nhưng cũng mang nặng tư tưởng bè phái, cục bộ địa phương, tư hữu ích kỷ, tôn sư trọng đạo.

- Lực lượng lao động

Có 43,87 triệu lao động (2009) (xếp thứ 13 toàn cầu)

- Tỷ lệ thất nghiệp

Đạt 2,9% (2009) (xếp thứ 23 toàn cầu)

- Dân số dưới mức nghèo

Đạt 12,3% (2009) - Tỷ lệ tăng dân số

Dân số trung bình của Việt Nam năm 2008 đã tăng 70.576 nghìn người so với năm 1921 hay cao gấp trên 5,5 lần, bình quân 1 năm tăng 811,2 nghìn người, tương đương mức tăng 1,98%/năm. Mặc dù tốc độ tăng dân số đã giảm xuống trong những năm gần đây, nhưng về quy mô tuyệt đối hàng năm vẫn còn tăng trên dưới 1 triệu người, bằng với quy mô dân số trung bình của một tỉnh.

Với quy mô gần 86,2 triệu người, Việt Nam là nước đông dân thứ 12 trên thế giới sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Indonesia, Brazil, Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Nhật Bản, Mexico, Philippines.

Tuổi thọ bình quân đạt 72 tuổi (nam 70 tuổi, nữ 73 tuổi), đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, đứng thứ 20 ở châu Á và đứng thứ 83 trên thế giới.

Môi trường tự nhiên - Vị trí địa lý

Thành phố Nha Trang có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 361.454

(2009). Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hòa, phía Nam giáp huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.

Nha Trang là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Trước khi trở thành phần đất

của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang. Nha Trang được Thủ tướng chính phủ Việt Nam công nhận là đô thị loại 1 vào ngày 22 tháng 4 năm 2009. Đây là một trong 6 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh của Việt Nam.

- Khí hậu

Khí hậu Nha Trang tương đối ôn hòa hơn. Thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa ngắn, từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch, tập trung vào 2 tháng 10 và tháng 11, lượng mưa thường chiếm trên 50% lượng mưa trong năm. Những tháng còn lại là mùa khô, trung bình hàng năm có tới 2.600 giờ nắng. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Nha Trang cao khoảng 26,7 °C riêng trên đỉnh núi Hòn Bà (cách Nha Trang 30 km đường chim bay) có khí hậu như Đà Lạt và Sa Pa. Độ ẩm tương đối khoảng 80,5%.

- Cảnh quan thiên nhiên

Vịnh Nha Trang có diện tích khoảng 507km² bao gồm 19 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Hòn Tre là đảo lớn nhất, với diện tích 3.250 ha. Vịnh có khí hậu hai mùa rõ rệt, mùa khô kéo dài từ tháng giêng đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12; nhiệt độ bình quân hàng năm là 26°C; nóng nhất 39°C, lạnh nhất 14,4°C. Về mặt sinh thái, vịnh Nha Trang là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh trên thế giới bởi nó có hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm của vùng biển nhiệt đới. Đó là hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, hệ sinh thái bãi cát ven bờ.

Hòn Tre đảo lớn nhất trong vịnh Nha Trang với diện tích trên 32.5 km², nằm cách trung tâm thành phố Nha Trang khoảng 5km về phía Đông, cách cảng Cầu Đá 3,5km vị trí tương đối biệt lập, có bãi tắm thiên nhiên đẹp vào bậc nhất Việt Nam, thảm thực vật trong khu vực còn nguyên sơ, khí hậu ôn hoà, ít gió bão, rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng biển. Khu vực quy hoạch đảo bao gồm 2 khu vực chức năng: Khu Vũng Me - Bãi Trũ - Đầm Già - Bãi Rạn được quy hoạch hướng tới một quần thể các dự án du lịch cao cấp bao gồm 7 dự án hiện có: Khu du lịch Con sẻ tre, Vinpearl resort & spa, Khu du lịch sinh thái và Thế giới nước Vinpearl, Công viên văn hóa Vinpearl, Công viên văn hóa Hòn Tre, Khu du

lịch sinh thái Bãi Sỏi, Khu biệt thự và sân golf Vinpearl, giao thông đối ngoại của phân khu chủ yếu thông qua 2 cảng du lịch tại Vũng Me và tuyến cáp treo Vinpear (tuyến cáp treo vượt biển dài nhất thế giới). Khu Đầm Bấy được quy hoạch theo mô hình khu du lịch cộng đồng bao gồm khu vực dự án Khu du lịch thế giới biển và dự án Làng du lịch sinh thái Đầm Bấy.

- Ô nhiễm môi trường

Môi trường Việt Nam ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải và sinh hoạt gây ra. Các hệ sinh thái, nơi cư trú của các loài sinh vật biển bị phá hủy, đặc biệt là đối các hệ sinh thái nhạy cảm như rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và san hô...Đa dạng sinh học và nguồn lợi thủy hải sản giảm rõ rệt do đánh bắt tận diệt và suy giảm môi trường sống. Theo đánh giá của Viện Hải dương học Bộ Thủy sản, khoảng 85 loài hải sản đã được xếp vào các mức độ nguy cấp khác nhau. Trong đó, 70 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam nhưng vẫn là đối tượng bị khai thác. Sức khỏe của người dân cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, tỷ lệ dân bị ung thư tăng lên.

Về ô nhiễm không khí, ngoài tác động của sản xuất công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải cũng là nguồn thải rất quan trọng. Chính vì thế, tại nhiều khu vực trong các đô thị có nồng độ các chất ô nhiễm lên khá cao.

+ Đối với Khánh Hòa

Tuy mang lại nhiều lợi ích như tăng trưởng kinh tế và giao lưu văn hóa, tạo việc làm cho lao động địa phương... nhưng hoạt động du lịch cũng đóng vai trò khá lớn làm suy thoái môi trường ven biển chính sự xả thải của các khu du lịch, nhà hàng và sinh hoạt của ngư dân đã góp phần làm gia tăng nguy cơ xuất hiện thủy triều đỏ hằng năm ở nhiều khu vực. Điển hình là vào tháng 7-2002, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ở vùng biển Ninh Thuận; đến năm 2004, xuất hiện ở vùng biển Tuy Phong; năm 2005, xuất hiện ở khu vực Mũi Né, Phan Thiết và đến giữa tháng 8-2009, lại xuất hiện tại vùng cửa biển Phú Hài, Hòn Rơm, Phan Thiết. Trong khi đó, việc quản lý vệ sinh môi trường tại các khu du lịch vẫn còn nhiều bất cập như:

Một phần của tài liệu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng phong thủy của khách hàng tại cửa hàng số 5 thuộc doanh nghiệp hoàng anh (Trang 48 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)