Phân loại Chỉ tiêu 2016 2017 2018
So sánh 2017/2016 So sánh 2018/2017 Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng trưởng (%) Dư nợ tín dụng chung (tỷ đồng) 1.097 1.251 1.622 154 14,04 371 29,66 Loại tiền tệ VND 1.090 1.240 1.611 150 13,76 371 29,92 Ngoại tệ 7 11 11 4 57,14 0 0 Thời gian Ngắn hạn 753 844 1.118 91 12,08 274 32,46 Trung, dài hạn 344 407 514 63 18,31 107 26,29 Theo thành phần Các TCKT 286 350 474 64 22,38 124 35,43 Cá nhân, hộ gia đình 811 901 1148 90 11,1 247 27,41 Tỷ lệ nợ xấu(%) 0,47 0,07 0,17 -0,4 0,1
Nguồn: Báo cáo tổng kết phòng tổng hợp giai ðoạn 2016-2018
Biểu đồ 2.3: Tổng Dư nợ tín dụng giai đoạn 2016-2018
46
Nhìn vào biểu đồ 2.3 và bảng 2.3 trên nhận thấy tổng dư nợ tín dụng qua các năm đều tăng, mức tăng khá đồng đều qua các năm. Năm 2016 dư nợ cuối năm đạt 1251 tỷ đồng tăng 154 tỷ đồng (tương ứng 14.04%) so với năm 2016. Năm 2018 dư nợ cuối năm đạt 1622 tỷ đồng tăng 371 tỷ đồng (tương ứng 29.66%) so với năm 2017. Năm 2018 được đánh giá là một năm tươi sáng đối với các doanh nghiệp. Nợ xấu giảm khiến các ngân hàng tạo các điều kiện ưu đãi cho vay đối với doanh nghiệp. Mặt khác nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi, chính vì vậy tăng trưởng cho vay năm 2018 tăng mạnh so với năm 2017.
d) Hoạt động thanh toán
a. Thanh toán trong nước
Với công nghệ ngân hàng hiện đại, mạng lưới kết nối với các ngân hàng khác hệ thống ngày càng rộng khắp, dịch vụ thanh toán trong nước của Chi nhánh
ngày càng hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, với khối lượng giao dịch khá lớn, khoảng 2000 giao dịch chuyển tiền trong ngày, doanh thu do hoạt động thanh toán trong nước mang lại chiếm khoảng 12% trong tổng thu dịch vụ. Thu dịch vụ t hoạt động thanh toán trong nước qua 3 năm 2016 2018 lần -
lượt là: 5,25 tỷ đồng; 6,1 tỷ đồng; 7,2 tỷ đồng.
b. Thanh toán quốc tế
Doanh số thanh toán quốc tế của Agribank Nam Ngh ệ An năm 2016 là 6,5 triệu USD, năm 2017 là 14,3 triệu USD (tăng 7,8 triệu USD tương đương120%), năm 2018 là 7,6 triệu USD ( giảm 6,7 triệu USD tương đương 47%). Thu dịch vụ t hoạt động thanh toán quốc tế chiếm khoảng 11% tổng thu t dịch vụ, số thu lần lượt qua các năm là: 0,3 tỷ đồng; 0,5 tỷ đồng; 0,9 tỷ đồng. Nhìn chung hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh ngày càng phát triển, càng có nhiều khách hàng mở quan hệ với Chi nhánh, số lượng khách hàng có giao dịch thanh tốn quốc tế (chuyển tiền, nhờ thu, mở L/C…) tính đến cuối năm 2018 là 35
khách hàng.
e) Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng
- Số lượng khách hàng doanh nghiệp mở tài khoản tại chi nhánh đến thời điểm 31/12/2017 đạt 634 doanh nghiệp.
- Số lượng khách hàng cá nhân mở tài khoản thanh tốn đến 31/12/2017 đạt 51.354 cá nhân và có đến 38.495 cá nhân sử dụng thẻ ATM.
47 - Số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ trả lương qua thẻ tại chi nhánh đến
31/12/2017 đạt 59 đơn vị, trong đó 37 đơn vị hưởng lương t ngân sách Nhà nước với 2.621 tài khoản.
- Lượng thẻ ATM năm 2016 là 31.311 thẻ, năm 2016 là 35.037 thẻ ( tăng 3726 tương ứng 12%), năm 2018 là 38.495 thẻ ( tăng 3458 thẻ tương ứng 10%). Với các loại thẻ quốc tế (Master, Visa) đã phát hành mới thêm trong năm 2016 là 134 thẻ, 2016 là 172 thẻ, và năm 2018 là 177 thẻ.
f) Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số thu t hoạt động kinh doanh ngoại tệ năm 2016 tăng đột biến, thu năm 2016 là 0.7 tỷ đồng tăng những 250% so với năm 2016 ( là 0.2 tỷ đồng) và chiếm tỷ trọng gần 7% trong tổng thu dịch vụ, nhưng đến năm 2018 thu t hoạt động này lại bị giảm 140 triệu đồng. Chi nhánh có quan hệ mua, bán ngoại tệ với hơn 30 doanh nghiệp (tính đến cuối năm 2018).
g) Một số hoạt động khác
- Chuyển tiền kiều hối: Doanh số chuyển tiền kiều hối tính đến 31/12/2017
đạt 3.7 triệu USD.
- Dịch vụ bảo lãnh: thu t bảo lãnh tính đến 31/12/2017 đạt 402 triệu đồng,
tăng 80% so với cùng thời điểm năm 2016.
2.2. Thực trạng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Agribank Chi nhánh Nam – Nghệ An
2.2.1. Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ nhỏ
Quy trình cấp tín dụng đối với Khách hàng là DNVVN tại Agribank Nam Ngh Anệ như sau:
48 BƯ Ớ C 1 BƯ Ớ C 2 BƯ Ớ C 3 BƯ Ớ C 4 BƯ Ớ C 5 QUY TRÌNH THỰC HIỆN
QUY TRÌNH CẤP TÍN DỤNG ĐỐI VỚI KH LÀ DNVVN TẠI AGRIBANK
TP.VINH
ĐƠN VỊ THỰC HIỆN
STT
Thẩm định xét duyệt cấp tín ,
dụng
Hồn thiện hồ sơ Ký kết Hợp đồng tín ,
dụng và các văn kiện liên quan
CBTD, TĐTD CBTD, lãnh đạo Chi nhánh CBTD CBTD CBTD Xử lý tín dụng xấu
Quản lý kiểm tra và thu hồi Tín dụng,
Giải ngân Phát hành thư BL/ /TTQT
Mô tả các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng
- (1.1) Tiếp nhận hồ sơ KH: CBTD thu thập hồ sơ vay vốn/bảo lãnh/TTQT và thông tin của KH theo quy định và hướng dẫn của Agribank.
- (1.2) Lập báo cáo đề xuất tín dụng: CBTD lập báo cáo đề xuất tín dụng cho
KH (theo mẫu Báo cáo đề xuất tín dụng của Agribank), báo cáo có thẩm quyền kiếm soát và chuyển sang TĐTD theo quy định Agribank
- (1.3) Lập Báo cáo thẩm định tín dụng: CBTD tiến hành thẩm định hồ sơ KH (theo mẫu). Trường hợp gặp những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ ràng do:
49
thiếu thông tin, phương án kinh doanh cần cơ cấu…, CBTD trao đổi/yêu cầu với KH để bổ sung thông tin.
- (1.4) Thẩm định TSBĐ: CB kiểm soát chịu trách nhiệm thẩm định lại TSBĐ theo quy định của AGRIBANK.
- (1.5) Xét duyệt: CBTD trình Báo cQuản áo đề xuất tín dụng, Báo cáo Thẩm
định tín dụng và hồ sơ tới cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh để phê duyệt.
Bước 2: Hồn thiện hồ sơ, ký Hợp đồng cấp tín dụng và các Văn kiện tín
dụng có liên quan
- (2.1) Hoàn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt: CBTD soạn Hợp đồng, văn
bản trình cấp có thẩm quyền. CBTD, cb kiểm sốt, người phê duyệt họp để thống nhất các điều kiện, điều khoản của các Văn kiện tín dụng theo phê duyệt (nếu cần). CBTD thông báo cho KH các nội dung liên quan khoản vay, bổ sung, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt (nếu có)
- (2.2) Ký các Văn kiện tín dụng: CBTD soạn thảo các Văn kiện tín dụng theo quy định của Agribank phù hợp với các nội dung đã được phê duyệt. CBTD mời KH lên trụ sở ngân hàng để ký các Văn kiện tín dụng và hồn thiện các thủ tục theo quy định của pháp luật, quy định của Agribank. Sau khi hoàn tất thủ tục ký các Văn kiện tín dụng có liên quan, CBTD trình ký Cấp có thẩm quyền. CBTD hoàn thiện các thủ tục liên quan đến TSĐB theo quy định của pháp luật, quy định của AGRIBANK.
Bước 3: Giải ngân/phát hành thư BL/TTQT
- (3.1) Nhận và lập hồ sơ: Khi KH có nhu cầu giải ngân, bảo lãnh hay TTQT,
CBTD hồn thiện hồ sơ chuyển đến phịng có thẩm quyền phê duyệt.
- (3.2) Nhập thông tin vào hệ thống, lưu hồ sơ: Cán bộ kế toán giải ngân lưu
hồ sơ giải ngân, hồ sơ bảo lãnh vào hệ thống theo quy định.
Bước 4: Quản lý, kiểm tra và thu hồi Tín dụng
- CBTD phối hợp với cán bộ kế toán giải ngân thường xuyên theo dõi diễn
biến, quản lý tài khoản/giao dịch của KH;
- CBTD thực hiện kiểm tra sau giải ngân; sử dụng vốn vay, tình hình khoản
vay/BL, tình hình KH… Việc kiểm tra sử dụng vốn vay, TSBĐ được thể hiện trong biên bản kiểm tra sử dụng vốn (có xác nhận của KH, báo cáo lãnh đạo
50 - Trường hợp phát hiện có dấu hiệu rủi ro trong quá trình kiểm tra, CBTD chủ động báo cáo, đề xuất các biện pháp xử lý và trình lãnh đạo phịng, lãnh đạo chi nhánh xem xét, chỉ đạo;
- CBTD theo dõi các điều kiện, điều khoản của Hợp đồng. Thông báo cho KH, CVQHKH về việc thực hiện các điều kiện của hợp đồng như: đánh giá lại TSBĐ, nợ gốc lãi đến hạn, hết hạn bảo lãnh…
- CBTD trình cấp có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề phát sinh: gia hạn
hiệu lực, sửa đổi/bổ sung, hủy b các Văn kiện tín dụng, giải ta bảo lãnh, tất toán khoản vay trước hạn/đến hạn…
Bước 5: Xử lý tín dụng xấu
- Khi phát sinh nợ quá hạn nhóm 2 đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, Thanh toán LC…) CBTD, cán bộ kiểm soát, người phê duyệt họp bàn phương án xử lý;
- CBTD lập Báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết;
- CBTD, cán bộ kiểm soát, người phê duyệt làm việc với KH để xử lý (người
phê duyệt chủ trì quá trình xử lý nợ)
- Đối với Tín dụng nhóm 3 5, Lãnh đạo chi nhánh chủ trì quá trình xử lý quá -
trình xử lý nợ. Nợ xấu được xử lý bằng việc chuyển hồ sơ khoản vay lên các cấp có thẩm quyền của AGRIBANK theo quy định về quản lý Tín dụng xấu;
- CBTD vẫn có trách nhiệm quản lý, theo dõi thơng tin khách hàng trong q
trình xử lý tín dụng xấu;
Có thể thấy, quy trình tín dụng đối với khách hàng DNVVN của AGRIBANK tại chi nhánh được lập khá chặt chẽ, các bước thực hiện logic, phân chia rõ trách nhiệm của tng bộ phận, cá nhân trong tng giai đoạn thực hiện, là cơ sở cho việc đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng.
2.2.2. Kết quả tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Agribank Nam
Nghệ An
Song song với nghiệp vụ huy động vốn t khách hàng doanh nghiệp có nhiều bước phát triển thì nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại
Agribank Nam Nghệ An cũng được đẩy mạnh và có những dấu mốc đáng ghi
51
Bảng 2.4: Dư nợ cho vay DNNVV tại Agribank Nam Ngh ệAn giai đoạn 2016- 2018 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Agribank Nam Ngh ệAn Agribank Nghệ An Agribank Nam Ngh ệAn Agribank Nghệ An Agribank Nam Ngh ệAn Agribank Nghệ An Tổng dư nợ 1.097 12.656 1.251 15.152 1.622 18.721 Dư nợ DN 286 1.697 350 1.822 474 2079 Dư nợ DNNVV 286 1.097 350 1.251 474 1.622 Tỉ trọng dư nợ/tổng dư nợ (%) 26,07 8,66 27,97 8,25 29,22 8,66
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tín dụng Agribank Agribank Nghệ An năm 2016-2018
Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay đối với DNNVV giai đoạn 2016-2018
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tín dụng Agribank Nam Nghệ An năm 2016-2018
Trong tổng dư nợ cho vay của cả chi nhánh thì dư nợ cho vay doanh nghiệp
mà 100% là DNNVV chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn t 26% 29%. Như chúng ta -
đã thấy, trong xu thế phát triển của nền kinh tế, các DNNVV được thành lập ngày càng nhiều và đóng góp một phần quan trọng và tăng trưởng của nền kinh tế. Nhận thấy được tầm quan trọng của DNNVV, trong những năm qua, chi nhánh
52
đã tập trung đẩy mạnh cho vay đối với DNNVV, thể hiện qua mức tăng trưởng hằng năm về dư nợ đối với DNNVV. Năm 2016, dư nợ đối với DNNVV của
Agribank Agribank Nghệ An là 286 tỷ đồng, chiếm 26.07% tổng dư nợ thì đến hết năm 2018, dư nợ là 474 tỷ đồng, chiếm 29.22% tổng dư nợ, tăng 35% so với năm 2017.
Ngoài ra, nhìn vào cơ cấu dư nợ cho vay và so sánh với dư nợ cho vay DNVVN của toàn hệ thống Agribank Tỉnh Nghệ An, có thể thấy hoạt động cho vay DNVVN của Agribank Nam Nghệ An hiệu quả, đi ngược với cơ cấu cho vay
DNVVN của toàn hệ thống Agribank Tỉnh Nghệ An, khi t năm 2016 đến năm 2018, dư nợ cho vay DNVVN của Agribank tỉnh Nghệ An luôn có chiều hướng thay đổi quanh mức 8 đến 8,5% t 8,66% năm 2016 xuống 8,25% năm 2017 và tăng lại lên 8,66% năm 2018. Điều này càng chứng t được năng lực và chất lượng tín dụng trong cơng tác cho vay DNVVN của Agribank Nam Nghệ An.
Song song với năng lực của chi nhánh, không thể không kể đến yêu tổ bên ngoài với nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ vào năm 2018, cùng với các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ và NHNN, Chi nhánh Agribank Nghệ An đã cố gắng đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ tín dụng cho DNNVV trong giai đoạn va qua. Nhờ vậy mà t năm 2016 đến nay tỷ trọng của DNNVV được tiếp cận nguồn vốn của chi nhánh ngày càng tăng, dư nợ cho vay DNNVV không những tăng về số tuyệt đối mà còn về tốc độ tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên trong những năm tới, chi nhánh cần có những biện pháp cụ thể hơn nữa để đẩy mạnh hoạt động cho vay DNNVV.
Bảng 2.5: Dư nợ DNNVV theo kỳ hạn giai đoạn 2016-2018
Chỉ tiêu
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Dư nợ DNNVV 286 100 350 100 474 100 Ngắn hạn 195 68 227 65 304 64 Trung dài hạn 91 32 123 35 170 36
53
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ DNVVN theo thời hạn giai đoạn 2016-2018
Nguồn: Báo cáo tổng hợp tín dụng Agribank Agribank Nghệ An năm 2016-2018
Xét về cơ cấu dư nợ theo thời hạn của DNNVV, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay DNNVV. Điều này phản ánh đặc điểm chung của các DNNVV là sản phẩm luân chuyển vốn ngắn, vòng quay nhanh nên các doanh nghiệp cần vay vốn nhằm bổ sung vốn lưu động thiếu hụt, đảm bảo sự luân chuyển vốn cho hoạt động kinh doanh. Hơn thế nữa trong thời kỳ này Chi nhánh vẫn còn e ngại cho vay trung và dài hạn bởi phải lo đến vấn đề thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của mình. Vấn đề lãi suất cũng khiến cho Chi nhánh ngại cấp tín dụng trung dài hạn, NHNN khống chế lãi suất cho vay của các NHTM, trong khi lãi suất huy động ln có áp lực bị dâng cao do sự tác động t các kênh đầu tư khác và tâm lý lạm phát kỳ vọng.
Năm 2016, dư nợ ngắn hạn đạt 195 tỷ đồng, chiếm 68% tổng dư nợ DNNVV và đến năm 2018, tỷ lệ này đã giảm xuống 64% so với tổng dư nợ DNNVV. Với xu hướng ngược lại, dư nợ trung và dài hạn t năm 2016 đến nay tăng t 91 tỷ đồng lên 170 tỷ đồng. Như chúng ta đã biết cho vay trung và dài hạn luôn chứa đựng nhiều rủi ro hơn do thời hạn thu hồi vốn dài, khả năng lập dự án của DNNVV còn kém… Tuy nhiên vào năm 2018, tình hình kinh tế trong nước có những chuyển biến tích cực, hàng loạt các doanh nghiệp được thành lập và rất nhiều doanh nghiệp được tiếp cận với nguồn tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, đa phần các doanh nghiệp lựa chọn các dự án có tính an tồn cao như làm Nông nghiệp sạch…Các doanh nghiệp thường tận dụng rất tốt các chương trình hỗ trợ của Nhà nước để t đó tiếp cận được với nguồn vốn ngân hàng cho các chương ình này. tr
54
Như vậy doanh số cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh qua 3 năm 2016, 2017, 2018 là tăng, đây là điều dễ hiểu trong thời gian kinh tế phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, việc tăng cường cho vay trung và dài hạn là lựa chọn có thể chấp nhận được Chi nhánh trong thời gian này.
2.3. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Agribank – Chi nhánh Nam Nghệ An
2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh an toàn của khoản vay
a) Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn