Lịch sử xây dựng và trùng tu tôn tạo chùa Vĩnh Thái

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 26 - 28)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Tổng quan về di tích lịch sử văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái

1.2.1. Lịch sử xây dựng và trùng tu tôn tạo chùa Vĩnh Thái

Chùa Vĩnh thái được xây dựng từ thế kỷ 16 do một thân vương nhà Mạc là Mạc Đăng Khuê dựng nên. Mạc Đăng Khuê là người ở miền Bắc, do dâu bể, loạn lạc của chiến tranh nên ơng lánh nạn vào Thanh Hóa. Đến vùng

đất xã Hồng Giang, huyện Nơng Cống ngày nay, ông dựng chùa mở làng lập ấp và đổi họ tên thành Hồng Phúc Kh. Ngơi chùa ơng dựng được đặt tên là Vĩnh Thái tự, với ước muốn quốc thái, dân an, thái bình vĩnh viễn, khơng cịn cảnh chiến tranh tương tàn, “Nồi da xáo thịt”. Lúc đầu chùa được dựng ở bãi đất lớn gần ngã ba Riềng thuộc địa phận thôn Kim Sơn, xã Hồng Giang, song do vùng đất này có nhiều lụt bão, nên chùa được chuyển sát vào trong chân núi dãy Hoàng Ngưu. Chùa quay mặc về hướng Đơng, phía sau và bên phải là dãy Hồng Ngưu có nhiều hang động kỳ thú. Trước chùa có sơng Vị chảy qua, có quốc lộ 45 nối từ thành phố Thanh Hóa tới các huyện miền Tây của tỉnh Thanh Hóa, có nhà ga Yên Thái và những chuyến tàu hỏa vào Nam ra Bắc. Chùa xưa có 3 dãy nhà gồm: bái đường, chánh điện và hậu cung. Bài trí tơn tượng trong chùa cũng giống như bao ngôi chùa khác của làng quê Việt Nam. Tục truyền rằng trong chùa có hai đơi câu đối cổ rất đặc sắc:

+ Tranh thế sự trăm năm bạc tham, sân, si, sau mang nghiệp vào thân. + Kịck trần duyên một giấc vàng, giới, định, tuệ sớm tu nhân thành Phật. + Hồi chng cảm động chín mười phương, nam mô Phật, vơi sầu vơi bể khổ.

+ Niệm kệ huyền thông ba bảy cỗi, chuyển cơ giời, phù quốc thái hộ dân an.

Sân chùa có hồ sen và 4 hịn non bộ, gần hồ sen có giếng nước quanh năm trong vắt hiện nay vẫn cịn ngun vẹn. Cổng chùa có hai cây đa cổ thụ, dưới gốc đa có miếu thờ thổ thần [Hình ảnh 1, tr 97].

Chùa Vĩnh Thái tuy không phải là ngôi chùa lớn, tòng lâm quy củ, thâm nghiêm. Vào các ngày lễ trọng của đạo Phật được tổ chức rất trọng thể như: Tết Nguyên đán, lễ Thượng Nguyên, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan và ngày giỗ Tổ... người khắp nơi đi về như trẩy hội.

Với lòng tri ân các bậc tổ sư, chiến sỹ lão thành cách mạng, từ khi có chính sách đổi mới của Đảng, Nhân dân và nhũng người có tâm huyết lặn lội sưu tầm lịch sử, góp cơng, góp của từng bước khơi phục chùa đền di tích cũ. Năm 1996 chùa được khôi phục lại trên nền đất cũ bằng tranh tre tạm bợ để phục vụ đời sống tâm linh cho tín đồ Phật tử và Nhân dân trong xã. Đến năm 1999 chùa được cơng nhận là Di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng tại Quyết định số 56/VHTT, ngày 1/4/1999 của Giám đốc sở Văn hóa Thơng tin Thanh Hóa. Đến năm 2006 chùa có sư trụ trì, khn viên chùa đang từng bước được cải tạo và xây dựng có hệ thống, quy mơ vừa hiện đại, vừa đảm bảo được yếu tố truyền thống, các cơng trình như:

+ Năm 2007 khởi công xây dựng nhà truyền thống. + Năm 2009 khởi công xây dựng Tam bảo.

+ Năm 2010 khởi công xây dựng nhà tổ, lầu Quan Âm.

+ Năm 2011 khởi công xây dựng cổng tam quan và tường rào bao quanh. + Năm 2014 khởi cơng xây dựng phủ Mẫu [Hình ảnh 3, tr 98].

+ Năm 2016 khởi công xây dựng tháp chuông và đúc chuông.

+ Năm 2019 khởi công xây dựng nhà giảng đường, nhà bảo vệ và sân

chùa dần dần được hồn thiện.

Ngơi Đại hùng bảo điện được xây dựng hai tầng hồnh tráng, là ngơi chùa hai tầng đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa xứng đáng với tầm cỡ một ngơi chùa là di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng.

Chùa Vĩnh Thái sẽ mãi mãi là niềm tự hào của Nhân dân huyện Nơng Cống nói riêng và Nhân dân Thanh Hóa nói chung.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 26 - 28)