Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và khen thưởng trong việc bảo

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 67 - 70)

7. Bố cục của luận văn

2.4. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra và khen thưởng trong việc bảo

thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái

Điều 54, chương V, Luật Di sản văn hóa đã nêu: Nội dung của cơng tác thanh tra là việc chấp hành Luật Di sản văn hóa, việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, trên cơ sở đó ngăn chặn, xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về di sản văn hóa; tiếp nhận và kiến nghị việc giải quyết khiếu nại tố cáo về di sản văn hóa; kiến

nghị, tham mưu cho các cấp lãnh đạo biện pháp đảm bảo thi hành pháp luật về di sản văn hóa.

Để đảm bảo việc thực hiện đúng các chủ trương, đường lối chinh sách của Đảng và Nhà nước thì vai trị của việc quản lý cơng tác thanh tra, kiểm tra là hết sức quan trọng, đây là khâu có ý nghĩa quyết định đến việc đánh giá hiệu quả của một vấn đề nào đó. Trong những năm gần đây, việc thanh tra kiểm tra được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ, xử lý cương quyết các hành vi vi phạm để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Trong q trình quản lý di tích vai trị của việc thanh tra, kiểm tra nhằm ngăn chặn những vi phạm là việc hết sức quan trọng. Đó là cơ sở cho việc đảm bảo thực hiện đúng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Công tác thanh tra kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên liên tục, cương quyết sẽ khơng cịn vi phạm xảy ra hoặc nếu có cũng sẽ được kịp thời ngăn chặn, tránh việc để lại những hậu quả nghiêm trọng.

Trong những năm vừa qua được sự chỉ đạo, phối hợp của Sở Văn hóa và Thể thao và UBND huyện, phịng Văn hóa và Thơng tin, BQL chùa Vĩnh Thái đã thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan như: Tài Nguyên & Môi trường, công an huyện, kinh tế & hạ tầng, tài chính - kế hoạch tiến hành kiểm tra việc chấp hành Luật DSVH trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn huyện nói chung và chùa Vĩnh Thái nói riêng.

Di tích lịch sử - văn hóa cách mạng chùa Vĩnh Thái từ khi chính thức có quyết định xếp hạng di tích quốc gia 1999 đến nay, ý thức được vai trò quan trọng của một di tích lịch sử văn hóa cách mạng quan trọng, chùa Vĩnh Thái đã rất quan tâm đầu tư nhằm phát huy giá trị của di tích. Qua các đợt kiểm tra thì các di tích trong nhà chùa căn bản chấp hành các quy định về bảo

vệ và phát huy giá trị di tích. Tại di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, qua các cuộc kiểm thanh tra hàng năm cơng tác quản lý di tích đều thực hiện khá tốt, tuân thủ các quy định nội quy bảo vệ di tích, cơng tác lưu trữ hồ sơ, công tác tuyên truyền, bảo vệ các đồ thờ hiện vật đã được BQL chùa quan tâm thực hiện, nhiều năm qua không để xảy ra mất cắp các đồ vật, hiện vật tại nhà chùa.

Tuy nhiên, đối với cơng tác quản lý di tích vẫn cịn những bất cập, hạn chế, đôi khi Ban quản lý, Ban bảo vệ còn nể nang người làng chưa nhắc nhở, chấn chỉnh cơng tác giữ gìn vệ sinh mơi trường trong mùa lễ hội, tổ bảo vệ di tích chưa thực hiện quyết liệt các biện pháp đối với các chủ hàng rong trước cửa, cổng di tích.

Cơng tác khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích trong việc quản lý bảo vệ và phát huy giá trị của di tích được thực hiện thường xuyên. Hàng năm vào dịp lễ hội chùa Vĩnh Thái, Ban trị sự Ghội Phật giáo huyện Nông Cống, Ban quản lý chùa Vĩnh Thái tổ chức gặp mặt, biểu dương cá nhân tập thể có thành tích xuất sắc trong cơng tác quản lý DTLS- VH. Đồng thời nhân rộng các mơ hình phát huy hiệu quả giá trị các DTLS- VH-CM trên địa bàn xã.

Năm 2020, BQL chùa Vĩnh Thái đã báo cáo thành tích hoạt động quản lý đến Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị Giáo hội Phật giáo, Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen. Việc UBND tỉnh Thanh Hóa, Giáo hội phật giáo tỉnh Thanh Hóa khen thưởng đối với cá nhân, tổ chức trong việc bảo vệ và phát huy giá trị các DTLS -VH có vai trị quan trọng, góp phần thúc đẩy hoạt động bảo vệ di sản văn hóa. Các tầng lớp Nhân dân cảm thấy mình thực sự được làm chủ trong các hoạt động bảo vệ di tích và những việc làm của họ được chính quyền ghi nhận.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 67 - 70)