Phương hướng quản lý di tích lịch sử lăn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 76 - 78)

7. Bố cục của luận văn

3.1.Phương hướng quản lý di tích lịch sử lăn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái

3.1. Phương hướng quản lý di tích lịch sử - lăn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái chùa Vĩnh Thái

Cùng với sự nghiệp cách mạng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc bảo vệ, gìn giữ các di sản văn hóa dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đòi hỏi sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, ban, ngành, đoàn thể các cấp và toàn thể Nhân dân. Luật Di sản văn hoá đã khẳng định: “Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của Di sản văn hố nhân loại, có vai trị to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của Nhân dân ta”. Chính vì lẽ đó, nhận thức của tồn xã hội nói chung, của người dân huyện Nơng Cống, BQL, Tăng Ni Phật tử chùa Vĩnh Thái nói riêng hiểu về vai trị, ý nghĩa, giá trị của di sản văn hóa nói chung, DTLSVH-CM nói riêng cần ngày càng được nâng lên để văn hóa có thể thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo nên sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững.

3.1.1. Phương hướng

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động của chùa Vĩnh Thái, hoạt động quản lý của Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa, các cấp chính quyền địa phương; việc đề ra những định hướng phát triển cụ thể để nâng cao chất lượng công tác quản lý chùa Vĩnh Thái nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của của di tích phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã trở thành nhiệm vụ quan trọng của BQL chùa Vĩnh Thái, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Nông Cống.

Nhằm tiếp tục thực hiện tốt Luật di sản văn hóa và các văn bản hướng dẫn thi hành; để bảo đảm cho việc quản lý DTLSVH-CM ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở từng giai đoạn phát triển, các cấp chính quyền, Ban trị sự, BQL chùa Vĩnh Thái đã đưa ra định hướng cơ bản mang tính nguyên tắc như sau:

Một là, chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích nhưng thiết lập một cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ để đảm bảo cho di tích được ổn định lâu dài.

Hai là, di tích có thể sử dụng và phát huy phục vụ nhu cầu xã hội theo những chuẩn mực xác định. Sử dụng và phát huy các mặt giá trị của di tích cũng chính là biện pháp bảo tồn có hiệu quả nhất.

3.1.2. Mục tiêu

Mục tiêu BQL chùa Vĩnh Thái đặt ra là phải gắn việc phát huy di tích với đời sống đương đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường giao lưu văn hóa trong q trình hội nhập quốc tế. Trong quá trình quản lý, bảo tồn đảm bảo những giá trị cốt lõi của di tích như: giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, cách mạng và giá trị tâm linh.

Công tác quản lý chùa Vĩnh Thái phải hướng tới mục tiêu giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc đối với các thế hệ người Việt Nam trên địa bàn xã, huyện, Tỉnh, ở trong và ngoài nước. Đồng thời báo cáo những biến động trong thực tế công tác quản lý di tích theo từng thời điểm nhất định của đời sống xã hội, đảm bảo tính thống nhất, đồng thuận cao và sự đồng tình hưởng ứng của tồn xã hội cùng tham gia quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

Việc giữ gìn, tu bổ và phát huy các giá trị quý báu của di tích chùa Vĩnh Thái trong mấy chục năm qua đã thể hiện những nỗ lực to lớn của BQL chùa, chính quyền và cộng đồng dân cư xã Hoằng Giang, huyện Nông Cống trong việc chăm lo và bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng. Trong

những năm tiếp theo, mục tiêu công tác quản lý đặt ra vẫn phải đảm bảo nguyên tắc bảo tồn giá trị nguyên gốc của di tích, tu bổ, tơn tạo phần cơng trình bị hư hỏng. Tơn tạo, phục hồi di tích dựa trên các căn cứ lịch sử, căn cứ của di tích.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 76 - 78)