7. Bố cục của luận văn
2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị d
2.2.1. Tu bổ tơn tạo di tích chùa và hiện vật gắn với hoạt động cách mạng
Từ khi chùa Vĩnh Thái có Sư trụ trì và thành lập Ban quản lý di tích chùa Vĩnh Thái năm 2006 đến nay, việc bảo vệ, quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử gắn với hoạt động cách mạng, trụ trì chùa cùng Tăng Ni Phật tử đã xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong cơng tác quản lý di tích. Bảo vệ di tích chính là hoạt động tạo ra những điều kiện pháp lý khoa học đảm bảo an tồn cho di tích, đó là các hoạt động ngăn chặn những vi phạm làm ảnh hưởng đến kiến trúc, cảnh quan gây mất trật tự anh ninh, gây ô nhiễm mơi trường, làm hư hỏng và xuống cấp nhanh chóng di tích, gìn giữ sự trong sáng lành mạnh của những giá trị trong di tích.
Hoạt động quản lý di tích nói chung trên địa bàn chùa Vĩnh Thái quan tâm chỉ đạo với phương châm coi trọng việc bảo vệ, gìn giữ những giá trị gốc của di tích lịch sử, văn hóa, tun truyền giới thiệu về giá trị của các di tích được xây dựng, trùng tu, tôn tạo đồng thời cũng để quảng bá cho hình ảnh của chùa Vĩnh Thái với du khách thập phương trong và ngoài nước.
Coi nhiệm vụ sưu tầm, tập hợp, gìn giữ cổ vật, bảo vật và những hiện vật của nhà chùa, là một việc mang tầm quan trọng Ban trị sự Phật giáo huyện, của Tăng Ni Phật tử trong nhà chùa. Trong những ngày lễ hay những ngày diễn ra lễ hội tại đây, Ban quản lý nhà chùa luôn cử ra tổ bảo vệ gồm 5 đồng
chí có mặt tại di tích cả ngày lẫn đêm để trông coi, bảo vệ di tích. Biện pháp này đã có hiệu quả đối với việc gìn giữ các hiện vật trong di tích, qua thời gian hoạt động từ 2006 đến các thời điểm trùng tu, tôn tạo, nâng cấp nhà chùa năm 2009, 2010, 2011,2014,2016, 2019 đến nay, khơng có hiện tượng mất mát và thất thoát các hiện vật trong chùa Vĩnh Thái. Đó thực sự là một q trình di sản hóa và bảo tồn di sản. Tuy nhiên cả hai việc làm đó “Di sản hóa, bảo tồn di sản” đều hướng tới mục tiêu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy di sản văn hóa trong xã hội, hiện đại góp phần phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội.
Việc bảo vệ khoanh vùng di tích đã được tiến hành ngay từ khi có quyết định cơng nhận di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng năm 1999. Trong những năm qua, những người dân nơi đây đã nhận thức được việc giữ gìn và bảo vệ di tích nên ít xảy ra tình trạng xâm lấn diện tích của di tích, đồng thời có ý thức bảo vệ mơi trường cảnh quan trong và ngồi chùa Vĩnh Thái.
Công tác khai thác giá trị và phát huy tác dụng của di tích chùa Vĩnh Thái được quan tâm nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của Nhân dân. Đặc biệt trong những ngày diễn ra lễ hội, Ban quản lý di tích đã chỉ đạo cho lực lượng công an viên xã trong việc kiểm tra, không để hàng quán lấn chiếm.
Kể từ năm 2006 khi chùa Vĩnh Thái có sư trụ trì, trụ trì nhà chùa, BQL chùa đã tiến hành kiểm kê, đánh giá hiện trạng các cơng trình, các cổ vật trong chùa để báo cáo lên cấp trên làm cơ sở tham mưu về công tác bảo vệ và trùng tu di tích.
Cùng với việc khảo sát, thống kê, sưu tầm, điều tra hiện trạng BQL chùa Vĩnh Thái báo cáo với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng di tích để có căn cứ bảo tồn, phát huy các giá trị di sản. Theo Luật Di sản văn hoá ra đời (2003) và luật di sản Văn
hóa 2013, sau khi được xếp hạng năm 2009, nhiều hoạt động đã diễn ra thường xun tại khu di tích lịch sử văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, điển hình các lễ hội như: Lễ Vu lan báo hiếu, lễ hội Hoa đăng mừng Khánh Đản Bồ Tát Quan Âm, lễ hội Quan Âm, lễ hội rước nước. Các lễ hội đã thực sự trở thành nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá, là ngày hội mang tính bản sắc văn hố cho các thế hệ. Mặt khác, việc cơng nhận xếp hạng di tích đã tạo nên một hành lang quan trọng cho việc vận động các nguồn lực theo phương thức xã hội hố để tơn tạo, tu bổ di tích.
Quần thể di tích chùa Vĩnh Thái, xã Hồng Giang,huyện Nơng Cống tọa lạc trên bãi đất lớn chân núi dãy Hoàng Ngưu gần ngã ba Riềng thuộc địa phận thôn Kim Sơn, xã Hồng Giang. Chùa quay mặt về hướng Đơng, phía sau và bên phải là dãy Hồng Ngưu có nhiều hang động kỳ thú. Trước chùa có sơng Vị chảy qua, có quốc lộ 45 nối từ thành phố Thanh Hóa tới các huyện miền Tây của tỉnh Thanh Hóa, có nhà ga Yên Thái và những chuyến tàu lửa vào Nam ra Bắc. Chùa có các dãy nhà gồm: Bái đường, Chánh điện, Hậu cung, Tam bảo, lầu Quan Âm, cổng Tam quan, phủ mẫu, tháp chuông, nhà giảng đường và sân chùa. Khuôn viên, không gian trong chùa chùa được bài trí tơn tượng cũng giống như bao ngôi chùa khác của làng quê Việt Nam.
Trong những năm qua di tích mặc dù đã được Nhân dân gìn giữ và tu bổ tơn tạo vào năm 1999, trải qua năm tháng dài với nhiều biến cố của lịch sử, của thời gian, di tích đã được sửa chữa và nâng cấp nhiều lần. Cụ thể như:
+ Năm 2007 khởi công xây dựng nhà truyền thống + Năm 2009 khởi công xây dựng Tam bảo.
+ Năm 2010 khởi công xây dựng nhà tổ, lầu Quan Âm.
+ Năm 2011 khởi công xây dựng cổng tam quan và tường rào bao quanh. + Năm 2014 khởi công xây dựng phủ Mẫu.
+ Năm 2016 khởi công xây dựng tháp chng và đúc chng [Hình ảnh 15, tr 107]
+ Năm 2019 khởi công xây dựng nhà giảng đường và sân chùa dần dần được hoàn thiện. Ngôi Đại hùng Bảo điện được xây dựng hai tầng hoành tráng, là ngơi chùa hai tầng đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa xứng đáng với tầm cỡ một ngơi chùa là di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng.
Việc tôn tạo tu bổ nhà chùa được thực hiện bằng nguồn kinh phí của Giáo hội Phật giáo tỉnh Thanh Hóa, kinh phí từ lễ hội, nguồn kinh phí cung tiến từ Tăng Ni Phật tử của nhà chùa, kinh phí xã hội hóa… song việc tu sửa chỉ mang tính khắc phục, phát triển trên cơ sở chắp vá do kinh phí khó khăn khơng đủ, Nhân dân và chính quyền nơi đây đã nhận thức rõ được những giá trị của chùa Vĩnh Thái, là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng khơng chỉ của địa phương mà cịn của cả huyện Nơng Cống và hơn nữa là tỉnh Thanh Hóa.
Ngay từ khi thành lập, BQL chùa Vĩnh Thái ln phải xác định việc gìn giữ và tu bổ, nâng cao là một nhiệm vụ trọng tâm trong cơng tác tổ chức và quản lý của di tích, BQL chùa đã chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch liên quan trong đó tập trung xây dựng kế hoạch kiện toàn tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động, kế hoạch bảo quản, tu bổ, tơn tạo di tích. Đối với các dự án về tu bổ, tơn tạo di tích Ban quản lý di tích đã huy động các nguồn lực, đặc biệt là việc xã hội hố nguồn kinh phí tu bổ, và tận dụng trí tuệ góp ý của người dân vào việc điều chỉnh dự án tu bổ, tôn tạo tổng thể cũng như đơn lẻ các cơng trình kiến trúc.
Trong quá trình tu bổ các hạng mục trong khu di tích này, BQL di tích đã thực hiện đúng theo trình tự và quy định của Luật Di sản văn hóa và Quyết định số 05/2003/QĐ-BVH-TT ngày 6/2/2003 của Bộ Văn hóa Thơng tin, xin ý kiến về chủ trương Giáo hội Phật giáo Việt nam tỉnh Thanh Hóa, mời đại diện cộng đồng địa phương vào ban giám sát để thường xuyên theo dõi, giám sát
quá trình tháo dỡ, thi công, tu bổ, tôn tạo các hạng mục tại di tích. Trong trường hợp đơn vị thực thi dự án làm không đúng với những quy định của pháp luật về công tác bảo tồn, trùng tu di tích, nhóm đại diện cộng đồng sẽ có những phản ánh kịp thời để BQL di tích biết và có biện pháp giải quyết kịp thời.