7. Bố cục của luận văn
3.3. Một số khuyến nghị
3.3.2. Đối với Ban trị sự Giáo hội Phật giáo, UBND huyện và Phịng Văn hóa
Văn hóa Thơng tin huyện Nơng Cống
UBND huyện Nơng Cống cần tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm bảo vệ di tích ở mức cao nhất, đặc biệt là quản lý, bảo vệ các di tích khảo cổ, cơng trình văn hóa, quản lý phát triển các hoạt động du lịch và quản lý các hoạt động đầu tư xây dựng, dịch vụ, quảng cáo trong khu di tích. Ban hành chính sách quản lý và quy chế sử dụng các nguồn tài chính của di tích (tiền cơng đức, tiền bán vé, tiền tài trợ, tiền kinh doanh dịch vụ tại di tích...) theo định hướng ưu tiên sử dụng các nguồn thu của di tích cho việc tu bổ, tơn tạo di tích.
Tăng cường các biện pháp và bố trí thêm lực lượng an ninh để giữ gìn, bảo vệ di tích; xây dựng phịng gian bảo mật, bảo quản tốt các di vật, cổ vật tại chùa Vĩnh Thái.
Chỉ đạo tổ chức Lễ hội tại chùa Vĩnh Thái theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm; phần lễ trang trọng, thành kính; phần hội vui tươi, phong phú, đa dạng, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các vùng, miền, dân tộc trên địa bàn. Rà sốt lại quy chế bảo vệ di tích, phân cơng cán bộ, thuyết minh viên phục vụ tiếp đón du khách tại từng khu di tích. Bảo đảm an ninh, trật tự an tồn xã hội, phịng, chống cháy nổ, an tồn giao thơng; khắc phục, giải quyết dứt điểm tình trạng ùn tắc giao thơng; đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm, vệ sinh cảnh quan mơi trường tại các điểm tổ chức lễ hội. Chỉ đạo Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt
văn hố, tín ngưỡng và tuyệt đối khơng để các trò chơi ăn tiền thực chất là cờ bạc trá hình diễn ra tại lễ hội.
Bên cạnh đó, BQL chùa Vĩnh Thái xã Hoàng Giang phối hợp với UBND huyện Nơng Cống có thể trưng tập, bổ sung thêm đội ngũ trẻ nơi có DTLSVH-CM đã được xếp hạng để hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của các di tích được thống nhất, đồng bộ, nội dung quản lý bao quát, toàn diện hơn.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà BQL chùa Vĩnh Thái, Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Nông Cống đã xác định trong phát triển kinh tế du lịch là bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị quần thể di tích chùa Vĩnh Thái gắn với các di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật thể khác của địa phương. Do đó, huyện cần chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường giao thơng vào di tích; lắp đăt biển báo chỉ dẫn; bố trí khu dịch vụ, hàng quán bảo đảm mỹ quan.
Quan tâm, chỉ đạo thực hiện tốt các quyết định số 2060/2013/QĐ- UBND ngày 17/06/2013 của UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Chỉ thị số 23-CT/HU ngày 28/9/2019 của Ban thường vụ huyện ủy về nâng cao chất lượng làng, thơn, tiểu khu văn hóa, gia đình văn hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2019-2025; Kế hoạch số 226/KH- UBND ngày 30/9/2019 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 122/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thơn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” trên địa bàn huyện Nông Cống; Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 31/10/2018 về triển khai thực hiện Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước; từ đó phát triển du lịch văn hóa, tâm linh gắn với làng nghề truyền thống và chùa Vĩnh Thái là một điểm nhấn quan trọng.
Có thể khẳng định, để nâng cao chất lượng quản lý di tích chùa Vĩnh Thái địi hỏi phải có những giải pháp tổng thể đồng bộ, sự chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền từ cấp tỉnh đến huyện và cơ sở, sự chung tay và phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, ban, ngành và đoàn thể trên địa bàn và sự tham gia của đông đảo quần chúng Nhân dân để từng bước khắc phục được những hạn chế, yếu kém còn tồn tại. Bởi lẽ, những tồn tại phát sinh từ thực tiễn quản lý cộng với những khó khăn do q khứ để lại khơng thể trong một thời gian ngắn và chỉ một ngành, một cấp có thể khắc phục được.
Tiểu kết chương 3
Nhận thấy vai trò, cũng như tầm quan trọng của DTLSVH-CM chùa Vĩnh Thái, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những bất cập, hạn chế cần giải quyết kịp thời.
Trong bối cảnh hiện nay, quá trình phát triển kinh tế- xã hội ngày càng mạnh mẽ đòi hỏi gắn kết chặt chẽ với vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc. Nhận thức rõ vai trò cũng như giá trị của DTLSVH chùa Vĩnh Thái, qua đánh giá, nhận xét rút ra được những mặt tích cực và những mặt yếu kém hạn chế về công tác quản lý DTLSVH chùa Vĩnh Thái, tập trung làm rõ những định hướng về cơng tác quản lý DTLSVH nói chung, đối với chùa Vĩnh Thái nói riêng, đồng thời chỉ ra những biện pháp và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích LSVH Chùa Vĩnh Thái.
Những giải pháp đề xuất chú trọng đến công tác giáo dục nâng cao nhận thức của Nhân dân, vai trị của cơng tác quản lý, sự phân cấp, cơ chế phối hợp rõ ràng và cộng đồng trách nhiệm giữa chính quyền, đề cao vai trị của cộng đồng xã hội, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ làm cơng tác quản lý di tích, giải pháp tăng cường các hoạt động chuyên môn, tập trung huy động sử dụng các
nguồn lực trong bảo tồn, tu bổ, phát huy giá trị của di tích, tổ chức khai thác giá trị của di tích một cách hiệu quả, các hoạt động chương trình lễ hội, tăng cường công tác an ninh, kiểm tra, thanh tra, ngăn ngừa, xử lý vi phạm di tích... đã được đề cập mang tính hệ thống, đồng bộ.
Với những giải pháp đã đề xuất, tác giả hy vọng có thể đóng góp một phần hồn thiện, nâng cao chất lượng công tác quản lý DTLSVH Chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, phát huy các giá trị của di tích gắn với phát triển du lịch của địa phương trong q trình phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Di tích LSVH-CM, danh thắng tồn tại một cách khách quan, giữ vị trí, vai trị hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của tỉnh Thanh Hóa nói chung và địa phương Hồng Giang nói riêng. Với ý nghĩa đó, trong nhiều năm qua, xã Hồng Giang, BQL chùa Vĩnh Thái cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị DTLSVH-CM dân tộc nói chung và di tích, danh thắng nói riêng ở những mức độ khác nhau. DTLSVH-CM chùa Vĩnh Thái đã được công nhận, tu bổ, tôn tạo và rất nhiều di vật cổ vật có trong di tích đã được bảo vệ. Lễ hội chùa Vĩnh Thái đã được gìn giữ và khơi phục, nhiều phong tục tập quán đẹp đã được phục hồi và phát triển. Những thành tựu trên đã khẳng định tính đúng đắn trong đường lối phát triển văn hóa của Đảng cũng như của toàn dân trong bảo tồn, phát huy giá trị DSVH để xây dựng nền văn hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
Từ thực trạng, những bất cập và nhiều giải pháp đã nêu ở trên, luận văn đã phân tích, đưa ra những khái niệm về quản lý DTLSVH, phân tích các giá trị của DTLSVH chùa Vĩnh Thái. Cũng từ thực tiễn của cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa chùa Vĩnh Thái trên địa bàn xã Hồng Giang từ những kinh nghiệm của một số địa phương trong công tác quản lý DTLSVH nhằm phát triển kinh tế xã hội của địa phương và gìn giữ những giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc, luận văn đã đi sâu phân tích, khái quát từ những vấn đề thực tiễn, hiệu quả của cơng tác quản lý di tích lịch sử tại chùa Vĩnh Thái, những thành tựu đã đạt được, những mặt hạn chế và nguyên nhân của nó nhằm đưa ra những quan điểm, định hướng, những giải pháp để năng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý DTLSVH chùa Vĩnh Thái, nhằm phát triển kinh tế xã hội và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của địa phương trong thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Vân Anh (2011), Quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận
Long Biên thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý văn hóa, Thư
viện trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
[2]. Đặng Văn Bài (2005), “Tiếp cận thực trạng công tác bảo vệ và phát huy giá trị di tích theo tinh thần của Luật Di sản văn hóa”, Một con đường
tiếp cận di sản văn hóa, Nxb Thế giới, Hà Nội.
[3]. Ban nghiên cứu biên soạn lịch sử Thanh Hóa (1994), Lịch sử Thanh Hóa, tập II¸Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
[4]. Báo cáo số 393/BC– UBND ngày 09/5/2018 của UBND thành phố Thanh Hóa việc thi hành pháp luật lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát huy
giá trị của di tích trên địa bàn thành phố Thanh Hóa.
[5]. Báo cáo số 258/BC–BCĐ ngày 05/4/2020 của UBND huyện Nông Cống “kết quả 20 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Nơng Cống, giai đoạn 2000-2020
[6]. Báo cáo số 223/BC–BCĐ ngày 28/2/2018 của UBND huyện Nông Cống “Công tác quản lý nhà nước về phát triển du lịch trên địa bàn huyện Nông Cống từ năm 2015 đến nay”.
[7]. Trần Lâm Biền (2020), Văn hóa- Nghệ thuật Chùa Việt, vài nét cơ bản, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội
[8]. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, 2008, Thông tư liên tịch số 43/2008/TTLT-BVHTTDL-BNV về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc UND cấp tỉnh, phịng Văn hóa và Thơng tin thuộc UBND cấp huyện, Hà Nội.
[9]. Bộ Văn hóa - Thơng tin, 2006, Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Du Chi (2011), Trên đường tìm về cái đẹp của cha ơng¸ Nxb Văn hóa dân tộc.
[11]. Chính phủ (1945), Sắc lệnh số 65 SL ngày 23/11/1945 về việc Thành lập Đông hương Bác Cổ học viện và Bảo tàng cổ tích trên tồn cõi Việt Nam, Hà Nội.
[12]. Chính phủ (1957), Nghị định 519/TTg ngày 29/10/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định thể lệ về bảo tồn cổ tích.
[13]. Chính phủ (2000), Chỉ thị số 07/CT-CP ngày 30/02/200 về tăng cường giữ gìn trật tự an ninh và vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan, du lịch, Hà Nội.
[14]. Chỉ thị số 07/ CT-CP ngày 30/ 3/ 2000 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự an ninh và vệ sinh mơi trường tại các điểm tham quan, du lịch.
[15]. Chỉ thị số 05/ 2002/ CT-TTg ngày 18/ 2/ 2002 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp quản lý, bảo vệ cổ vật trong di tích và ngăn chặn đào bới, trục vớt trái phép di chỉ khảo cổ học.
[16]. Công văn số 2288/BCĐ-VPTT ngày 14 tháng 7 năm 2020 của Thường trực BCĐ Phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Thanh Hóa
[17]. Cục Di sản văn hóa (2007), Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Cục xuất bản, Bộ Thông tin và truyền thông, Hà Nội.
[18]. Lê Ngọc Dòng (2005), Tổ chức, quản lý và khai thác các di tích và danh thắng ở Việt Nam trong cơ chế thị trường, Nxb VH - TT, Hà Nội
[19]. Lê Ngọc Dũng (2005), Tổ chức, quản lý và khai thác các di tích và danh thắng ở Việt Nam trong cơ chế thị trường, Nxb Văn hóa Thơng tin, Hà Nội. [20]. Vũ Đức Dương, 2006, Quản lý di tích đền Đa Hịa xã Bình Minh
huyện Khóa Châu tỉnh Hưng Yên, luận văn thạc sỹ Quản lý văn hóa, thư viện trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW.
[21]. Trịnh Thị Minh Đức (2007), Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa (Giáo trình dành cho sinh viên đại học và cao đẳng ngành bảo tàng), Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[22]. Hồng Quốc Hải (2007), Văn hóa phong tục, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. [23]. Hiến chương vermice (Italia) (1964) - Bản dịch lưu tại Cục Di sản Văn
hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
[24]. Nguyễn Quốc Hùng, 2008, Vai trị của Di sản văn hóa trong sự phát triển ở nước ta hiện nay.
[25]. Phạm Mai Hùng (2003), Giữ gìn và phát huy Di sản văn hoá dân tộc, Nxb Văn hố Thơng tin, Hà Nội.
[26]. Học viện hành chính Quốc gia, 2009, Quản lý nhà nước về xã hội. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
[27]. Học Viện Chính trị Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, 2007, Giáo trình trung cấp lý luận chính trị, Nxb: Lý luận chính trị - Hà Nội.
[28]. Kế hoạch số 41/KH–UBND ngày 26/2/2021 của UBND huyện Nông Cống “Triển khai cơng tác gia đình và phịng chống bạo lực gia đình trên địa bàn huyện Nông Cống năm 2021”.
[29]. Nguyễn Văn Kinh (2012), Thái miếu nhà Hậu Lê, Nxb Thanh Hóa. [30]. Nguyễn Văn Kinh (2011), Làng Quảng Xá, Nxb Thanh Hóa.
[31]. Luật Di sản văn hóa và Nghị định hướng dẫn thi hành, 2002, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[32]. Luật Di Sản Văn Hóa (sửa đổi bổ sung năm 2009), 2009, Nxb: Chính trị Quốc gia.
[33]. Luật Di sản văn hóa, 2009, Nxb: Chính trị Quốc gia.
[34]. Nguyễn Thị Thanh Mai (2000), Công tác xếp hạng - một biện phá quản lý di tích, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
[35]. Lê Văn Oanh, 2018, Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
[36]. Phan Hồng Giang - Bùi Hồi Sơn, 2012, Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, Nxb: Chính trị Quốc gia.
[37]. Hồng Thị Hồng Thắm, 2018, Bảo tồn và phát huy giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa chùa Hương Tích, Thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
[38]. Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh hội Phật giáo Thanh Hóa, 2010, Chùa
xứ Thanh, tập II, Nxb Thanh Hóa.
[39]. Chu Quang Trứ (2013), Văn hóa Việt Nam nhìn từ mỹ thuật, Nxb Mỹ thuật. [40].Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa- Trường Đại
học Hồng Đức (2015), Kỷ yếu hội thảo khoa học- Thanh Hóa 70 năm phát
huy giá trị di sản cách mạng tháng tám (1945-2015).
[41]. Nguyễn Văn Tiến, 2018, Quản lý di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn phường Đơng Vệ, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa, Thư viện trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa.
[42]. Nguyễn Thị Thục, 2008, Quản lý di tích lịch sử - văn hóa ở Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sỹ Quản lý văn hóa, Thư
viện trường Đại học Văn Hóa Hà Nội.
[43]. Quốc Hội, 2009, Luật Di sản văn hóa năm 2001 được sửa đổi, bổ sung năm 2009, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[44]. Quyết định số 556/QĐ–UBND ngày 08/3/2021 của UBND huyện Nông Cống “Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chương trình phát triển du lịch huyện Nông Cống, giai đoạn 2021-2025”.
[45]. Quyết định số 492/QĐ–UBND ngày 08/3/2021 của UBND Tỉnh Thanh Hóa Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch tỉnh thanh hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030”
[46]. Quyết định số 1306/QĐ–UBND ngày 08/3/2021 của UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch xây dựng vùng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2070.
[47]. UNESCO, 1972, Công ước về việc bảo vệ Di sản văn hoá và tự nhiên của thế giới, www.nea.gov.vn
[48]. Từ điển bách khoa Việt Nam, 2005, Từ điển bách khoa, Tập 4, Nxb Từ