Tăng cường huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 83 - 87)

7. Bố cục của luận văn

3.2.4.Tăng cường huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hóa và cách

3.2.4.Tăng cường huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và

vệ và phát huy giá trị di tích

Sử dụng và khai thác di tích lịch sử văn hóa cách mạng, tâm linh tại chùa Vĩnh Thái trước hết là phục vụ lợi ích của người dân địa bàn xã Hoàng Giang, huyện Nơng Cơng và là lợi ích của tồn xã hội. Khuyến khích việc sử dụng khai thác di tích để phục vụ nhu cầu du lịch văn hóa, giải trí lành mạnh của Nhân dân. Bài trừ các hủ tục, chống các biểu hiện tiêu cực, thương mại hóa trong sử dụng và khai thác di tích. Trường hợp cần thiết có thể sử dụng một số hạng mục trong di tích vào các chức năng khác nhưng không được làm biến đổi cơ cấu khơng gian cũng như kết cấu của di tích, qua đó góp phần vào phát huy hiệu quả giá trị và bảo vệ di tích.

BQL di tích chùa Vĩnh Thái cần loại trừ các hình thức dịch vụ có khả năng gây ơ nhiễm mơi trường làm ảnh hưởng tới cảnh quan di tích, hạn chế khả năng quan sát, thưởng ngoạn của Tăng Ni Phật tử đến di tích.

Xác định việc phát triển du lịch văn hóa lịch sử tại DTLSVH-CM chùa Vĩnh Thái là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của xã, BQL di tích chùa Vĩnh Thái cần phối hợp Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã lập kế hoạch thực hiện dự án đầu tư, phục hồi, tôn tạo, phát huy giá trị của DTLSVH chùa Vĩnh Thái, đồng thời lập hồ sơ khoa học di tích trình các cấp có thẩm quyền xếp hạng phục hồi, tôn tạo, quản lý, bảo vệ di tích gắn với khai thác, phát huy giá trị di tích giai đoạn 2020 - 2030.

Việc tăng cường tu bổ, tơn tạo di tích cần phải tn thủ chặt chẽ theo nguyên tắc, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các ban ngành chuyên môn, các chuyên gia nghiên cứu thì việc tu bổ, tơn tạo di tích mới mang tính khách quan, nguyên bản giá trị của di tích. Bên cạnh việc trùng tu tơn tạo di tích Ban quản lý DTLSVH chùa Vĩnh Thái cần phải tăng cường công tác vệ sinh tổng thể di tích, đặc biệt chú trọng đến việc vệ sinh, lau chùi các di vật bằng gốm sứ, đồng và đồ gỗ tránh bụi bẩn, nấm mốc lâu ngày gây ra, làm mất tính thẩm mỹ của các di vật, cổ vật có giá trị.

Tăng cường hợp tác giữa các cấp trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các cấp ngành từ Tỉnh đến địa phương, trước hết là hoạt động du lịch tâm linh và bảo tồn di tích lịch sử văn hóa để tạo ra sự phát triển du lịch thực sự bền vững. Cần lồng ghép tốt giữa chương trình mục tiêu quốc gia về chống xuống cấp và tơn tạo di tích, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể và chương trình quốc gia về du lịch, các chương trình về mơi trường, các quy họach phát triển kinh tế xã hội tại các khu vực có DTLS văn hóa, điển hình như xã Hồng Giang, huyện Nông Cống.

Phối hợp chặt chẽ giữa các phịng giao thơng vận tải, xây dựng, phòng lao động - thương binh và xã hội, công an, thuỷ sản... và các cơ quan khác đóng trên địa bàn đảm bảo cho mơi trường di tích (bao gồm cả môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội) được trong sạch. Tạo sự ổn định, bền vững

cho chính bản thân di tích và sự an tồn cho khách tham quan du lịch, tránh chồng chéo, thiếu hiệu quả. Khi công tác liên kết phối hợp được làm tốt, sẽ hỗ trợ đắc lực cho việc huy động các nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

Ngồi ngân sách của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa, việc đẩy mạnh cơng tác xã hội hóa, tiếp tục thực hiện phương châm “Nhà nước, nhà chùa và Nhân dân cùng làm” sẽ góp phần khơi dậy những tiềm năng, thu hút sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngồi tỉnh, qua đó ý thức bảo vệ di sản của cộng đồng sẽ dần được nâng lên.

Tất cả các nguồn lực tài chính như ngân sách Nhà nước, nguồn xã hội hóa và các nguồn thu (phí tham quan di tích, các khoản thu hợp pháp từ hoạt động sử dụng và phát huy giá trị di tích, nguồn tài trợ và đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước, nước ngoài cùng các khoản thu khác bằng tiền và hiện vật) đều phải nhằm mục đích sử dụng cho các hoạt động quản lý, bảo tồn, tu bổ tôn tạo, chống xuống cấp, bảo vệ giữ gìn và tuyên truyền, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa cách mạng chùa Vĩnh Thái. Các nguồn lực khi được quy tụ từ các nguồn thu của di tích và từ hoạt động xã hội hóa, BQL chùa Vĩnh Thái cần kết hợp chặt chẽ với cộng đồng để khai thác, sử dụng minh bạch, đúng mục đích, có hiệu quả. Riêng đối với nguồn thu từ hoạt động xã hội hóa, tiếp tục phát huy hiệu quả quản lý theo cách thức ghi chép cập nhật vào sổ theo dõi, niêm yết trên bảng đặt tại nơi dễ quan sát để toàn thể cộng đồng, du khách cùng biết.

Để các nguồn lực tài chính này được tiếp nhận, quản lý, sử dụng một cách cơng khai, minh bạch, chi đúng mục đích, đúng quy định thì sự cần thiết xây dựng một bộ máy quản lý độc lập. Trong thực tiễn, nội dung thu chi cho hoạt động quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di tích là rất rộng và phức

tạp (ví dụ như chi điện, nước, hương đèn, bao sái; vệ sinh; đón tiếp khách tham quan; bảo vệ, trông coi, bảo quản, tu bổ di tích, hoạt động từ thiện và các hoạt động khác nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di tích). Do đó, chùa Vĩnh Thái cần phải có người quản lý tài chính riêng để chịu trách nhiệm với nguồn tiền này. Chỉ khi các nguồn kinh phí đầu tư đảm bảo và được cộng đồng ủng hộ, thực hiện nghiêm túc thì cơng tác gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị của di tích mới đạt hiệu quả.

Ngồi ra đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, thơng qua các cơ quan truyền thông đại chúng, như thường xuyên tuyên truyền về hoạt động xã hội hóa, với hình thức đa dạng, có chiều sâu và được phổ biến đến tận người dân ở mọi địa bàn trên toàn quốc. Tuyên truyền, phổ biến các mơ hình hoạt động xã hội hóa hoạt động tốt; các tổ chức, cá nhân tích cực trong các hoạt động này.

Nội dung hoạt động xã hội hóa theo từng giai đoạn và bao gồm nhiều vấn đề như:

1. Xã hội hóa về bảo vệ chùa Vĩnh Thái và di tích cách mạng nhằm huy động

mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào việc giữ gìn, bảo vệ;

2. Xã hội hóa việc tu bổ, tơn tạo để huy động nhân dân đóng góp ủng hộ

cơng sức, tiền của cho việc tơn tạo di tích chùa Vĩnh Thái và di tích cách mạng;

3. Xã hội hóa về tuyên truyền, giới thiệu chùa Vĩnh Thái và di tích cách

mạng để người dân thấy rằng việc tuyên truyền về chùa Vĩnh Thái không chỉ là nhiệm vụ của BQL mà cịn là trách nhiệm của tồn dân.

Chắc chắn, cùng với quy chế thực hiện nếp sống văn minh, văn hóa tín ngưỡng tại các cơ sở tín ngưỡng tơn giáo của tỉnh Thanh Hóa nói chung và của xã Hồng Giang, huyện Nơng cơng nói riêng BQL di tích chùa Vĩnh Thái, cơng tác quản lý, sử dụng nguồn tài chính được đầu tư và cơng đức cho chùa Vĩnh Thái luôn được công khai, minh bạch; ngày càng góp phần thu hút đơng đảo các tầng lớp xã hội tham gia đóng góp để trùng tu, tơn tạo, vào vệ di tích.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 83 - 87)