Đối với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 90 - 92)

7. Bố cục của luận văn

3.3.1.Đối với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh

3.3. Một số khuyến nghị

3.3.1.Đối với Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh

tỉnh Thanh hóa và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thanh Hóa

Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 1862/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Nông Cống đến năm 2045 để chùa Vĩnh Thái nằm trong mơ hình phát triển không gian vùng huyện Nông Cống, vùng tuyến du lịch khu du lịch ven biển Quảng Thái, đường kết nối khu du lịch biển (Quảng Xương) với khu du lịch Bến En qua thị trấn, đô thị Trường Sơn, khu sinh thái núi Am Các, khu sinh thái hồ n Mỹ (đơ thị n Mỹ),

qua đó thu hút đầu tư, tôn tạo và phát triển du lịch chùa Vĩnh Thái. Tiếp tục triển khai nhiều hội nghị triển khai quy hoạch, kế hoạch bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa thuộc địa bàn xã. Cần quán triệt, triển khai sâu rộng các nội dung hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị DTLSVH - CM văn hóa cách mạng đến các cơ quan như: Dân vận huyện ủy; Cơng an; đại diện các phịng, ban, ngành, đoàn thể trong huyện; lãnh đạo các huyện, thành phố; đại diện chính quyền các xã, phường và một số doanh nghiệp du lịch nằm trong vùng di tích danh thắng.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, UBND tỉnh cần tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động kinh doanh du lịch đẩy mạnh và quản lý du lịch theo hướng tôn trọng và phát huy di sản và các văn hóa đang tồn tại. Đặc biệt cần quan tâm, hướng dẫn việc thành lập một BQL riêng cho hệ thống các di tích trên địa bàn huyện nói chung và chùa Vĩnh Thái nói riêng để việc quản lý di tích đạt được chất lượng tốt nhất, di tích được bảo tồn và phát huy được hiệu quả cao nhất.

Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Nông Cống, Sở VHTTDL cần hỗ trợ, hướng dẫn về các lĩnh vực chun mơn để tơn tạo di tích chùa Vĩnh Thái, cụ thể là việc cung cấp tài liệu có liên quan đến việc xây dựng tư liệu DTLSVH-CM, cử những nghệ nhân, thợ lành nghề có trình độ để tu bổ di tích phỏng theo nguyên trạng ban đầu. Đầu tư phục dựng và phối hợp với cơ quan của chính quyền, đầu tư xây dựng, tôn tạo các hạng mục trong chùa Vĩnh Thái theo Quyết định của UBND tỉnh. Đồng thời, xin ý kiến các chuyên gia, các nhà nghiên cứu văn hóa để từng bước chuẩn hóa các nghi thức, nghi lễ tổ chức và nâng cao quy mô tổ chức lễ hội chùa Vĩnh Thái tương xứng với nét độc đáo của lễ hội.

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích, bao gồm đội ngũ quản lý, đội ngũ nghiên cứu

về di tích, các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ thuật viên, thợ nghề, nghệ nhân, những người làm công tác bảo vệ di tích ở cơ sở... Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của Nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Tăng cường đào tạo, xây dựng đội ngũ Tăng Ni Phật tử có phẩm chất chính trị, năng lực chun mơn vững vàng.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 90 - 92)