Phát huy giá trị của chùa

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 61 - 65)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị d

2.2.3. Phát huy giá trị của chùa

Khai thác, phát huy giá trị DTLSVH chùa Vĩnh Thái được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Hình thức phổ biến nhất là hướng dẫn tham quan tại di tích, đây là hình thức trực tiếp đưa các thơng tin, giá trị của di tích đến với khách tham quan; Cùng với hoạt động tuyên truyền, việc khai thác và phát huy giá trị của chùa cũng được quan tâm thực hiện thông qua hoạt động tham quan, học tập tại đây. Phát huy giá trị di tích văn hóa lịch sử cách mạng là làm cho đông đảo mọi người biết đến giá trị của chùa Vĩnh Thái, thơng qua đó cộng đồng ngày càng nâng cao ý thức trách nhiệm đối với việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích tại chùa Vĩnh Thái.

Nhiều hình thức khác nhau đã được triển khai nhằm phát huy tối đa hình ảnh và giá trị văn hố lịch sử cách mạng tại chùa Vĩnh Thái. Hình thức phổ biến nhất là tổ chức hướng dẫn tham quan, học tập tại chùa. Đây là hình thức trực tiếp đưa các thơng tin, giá trị của di tích đến với khách tham quan. Du khách vừa được quan sát, chiêm ngưỡng, đồng thời tiếp nhận những thông tin về truyền thống lịch sử, văn hóa địa phương. Việc tổ chức hướng dẫn cho khách tham quan chủ yếu do ban bảo vệ di tích thực hiện. Hàng năm có hàng trăm đồn khách trong và ngoài tỉnh đến tham quan, nghiên cứu tại di tích. Địa phương chưa có thuyết minh chuyên nghiệp phục vụ tại di tích, tuy nhiên cũng đã bố trí cơng chức Văn hóa - xã hội và ban bảo vệ thường xuyên trực và đón tiếp và phục vụ các đồn khách tham quan. Chùa Vĩnh Thái nằm trong Mơ hình phát triển khơng gian vùng huyện Nông Cống, vùng tuyến du lịch khu du lịch ven biển Quảng Thái, đường kết nối Khu du lịch Biển (Quảng Xương) với Khu du lịch Bến En qua thị trấn, đô thị Trường Sơn, Khu sinh thái Núi Am Các - Khu sinh thái hồ Yên Mỹ (đơ thị n Mỹ). Do vậy, tại di tích, Ban quản lý di tích cũng đã thường xuyên tổ chức các hoạt động khác như sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, tổ chức lễ hội nhằm góp phần ngày càng thu hút du khách đến với di tích.

Cùng với việc phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng tại chùa Vĩnh Thái thơng qua hình thức tham quan di tích thì việc gắn các di tích với hoạt động giảng dạy, học tập của nhà chùa, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử của địa phương cũng là một hình thức phát huy giá trị có tác dụng tích cực. Hầu hết các di tích là những cơng trình tơn giáo tín ngưỡng đồng thời là trung tâm sinh hoạt văn hóa và lễ hội truyền thống của làng xã. Vì vậy các di tích có vai trị quan trọng trong đời sống, trong việc giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa, động viên Nhân dân đoàn kết, thi đua thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cũng như các chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng và Nhà nước. Chùa Vĩnh Thái là nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng đồng thời được sử dụng với vai trị như một nhà văn hóa để tổ chức các hoạt động trải nghiệm khóa tu cho thanh thiếu niên, tuyên truyền về truyền thống địa phương, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... Các hoạt động tín ngưỡng, tơn giáo, sinh hoạt lễ hội thường xuyên diễn ra tại chùa Vĩnh Thái nhằm đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng dân cư địa phương.

Thực hiện theo chỉ thị “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục - Đào tạo với mục đích cho học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương… tại chùa Vĩnh Thái cũng thường xuyên phối hợp cùng các trường THPT, THCS, Tiểu học trên địa bàn xã, huyện đã thường xuyên tổ chức cho học sinh đến học tập các khóa tu ngắn hạn và tham quan di tích, trong thời gian qua, nhiều cơ sở đoàn trong và ngoài xã đã chọn sinh hoạt chủ điểm tại chùa Vĩnh Thái, góp phần nâng cao chất lượng nội dung sinh hoạt đoàn, giúp giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các chi đồn trường THCS Hoàng Giang, chi đồn thanh niên cơng sản HCM xã Hoàng Giang đã thực hiện lễ kết nạp đoàn viên tại nhà truyền thống chùa Vĩnh Thái. Hoạt động trên đã góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của quê hương cho các tầng lớp thế hệ trẻ và Nhân dân xã Hoàng Giang và huyện Nơng Cống.

Việc đánh giá đúng vai trị của cộng đồng dân cư trong việc phát huy giá trị văn hóa, bào tồn di tích tại chùa Vĩnh Thái đã đem lại nhiều giá trị trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn xã. Sự đóng góp về nhân lực và vật lực của cộng đồng dân cư cho các hoạt động tu bổ khơng ít hơn sự đầu tư của chính quyền.

Các di tích lịch sử văn hóa cách mạng ở chùa Vĩnh Thái được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu truyền thống như gạch, gỗ, đá… theo thời gian và

năm tháng dưới tác động của môi trường tự nhiên các nguyên vật liệu trở nên xuống cấp hư hỏng. Do đó các di tích cần được theo dõi, quản lý và tiến hành tu bổ. Hiện nay việc tu bổ, tơn tạo di tích trong chùa được thực hiện chủ yếu bằng hai nguồn : thông qua sự hỗ trợ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, và sự huy động từ các nguồn lực cộng đồng. Tuy nhiên người dân chưa thực sự quan tâm đúng mức đến di tích, chưa nắm bắt nội dung, giá trị của di tích, vì vậy cộng đồng dân cư tham gia nhưng lượng đóng góp cịn khiêm tốn.

Nhận thức của cộng đồng trong việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa có vai trị rất quan trọng. Người dân nhận thức đúng về giá trị của di tích mới có hành động bảo vệ di tích. Ngược lại nhận thức của cộng đồng chưa cao sẽ dẫn đến sự thờ ơ, khơng quan tâm đến giá trị của di tích. Chẳng hạn ở di tích lịch sử văn hóa đình Quảng Xá cịn một số người dân nhận thức về di tích lịch sử văn hóa cịn hạn chế dẫn đến việc lấn chiếm đất đai, xây dựng nhà cửa, cơng trình nhà văn hóa, cơng trình dân sinh vi phạm vào phạm vi của di tích đình Quảng Xá, làm mất cảnh quan khơng gian của di tích, hay việc bn bán trước cửa di tích. UBND phường Đông Vệ trong nhiều năm vẫn chưa thể giải quyết dứt điểm vấn đề này. Vì vậy để nâng cao vai trị và huy động được sự tham gia của cộng đồng trong hoạt động bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cần tun truyền, định hướng giúp cho người dân nhận thức đúng vai trị, giá trị của di tích lịch sử văn hóa, để từ đó cộng đồng có sự quan tâm, đầu tư hợp lý. Do vậy cần tạo điều kiện để người dân tham gia bảo vệ, sử dụng và khai thác giá trị của di tích. Việc trao cho cộng đồng quyền chủ động quản lý các di tích cũng là sợi dây liên hệ giữa nhà chùa và cộng đồng dân cư, những hiện tượng vi phạm di tích sẽ nhanh chóng bị cộng đồng phát hiện và truyền tải thơng tin đến những cấp có thẩm quyền để xử lý.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 61 - 65)