Lịch sử hoạt động cách mạng gắn với chùa Vĩnh Thái

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 46 - 50)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Tổng quan về di tích lịch sử văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái

1.2.4. Lịch sử hoạt động cách mạng gắn với chùa Vĩnh Thái

Trong thời kỳ cách mạng 1930 - 1945, chùa Vĩnh Thái còn là cơ sở cách mạng của hai huyện Nông Cống, Thọ Xuân là nơi liên lạc của xứ ủy trung kỳ. Chùa Vĩnh Thái trở thành cơ sở cách mạng và gắn liền với một nhân vật mà Nhân dân trong vùng ai cũng biết, đó là cụ Nguyễn Thị Hịe (thường gọi là bà bác Diệp hay bà bác Mợi). Cụ Nguyễn Thị Hòe vốn dịng dõi Tơn thất, ơng nội của bà tham gia chống Pháp ở Ba đình (1885-1887), khi Ba Đình

thất thủ, ơng bị quản thúc tại Nga Sơn, cháu con bị bức bách khơng chịu nổi phải ly tán khắp nơi, cụ Hịe về làm vợ lẽ ông bác Diệp ở Nông Cống.

Ơng bác Diệp tên thật là Đào Đình Sửa, sau đổi thành Đào Đình Diệp (ơng được phong Bát phẩm, nên gọi là bác Diệp), quê gốc ở Khúc Thủy huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đơng, ơng vốn dòng dõi nho gia, làm quan thanh liêm chính trực. Năm 1905, ơng về hưu về ngụ tại tổng Văn Xá, huyện Nông Cống và mất ở đó năm 1928.

Cuộc đời của bà bác Mợi vơ cùng gian truân vất vả, con đông, chồng mất sớm, bà sinh được 9 người con, mất hai còn 7. Con đầu là Đào Duy Anh, sau này trở thành học giả và nhà văn hóa lớn của đất nước, 6 người em đều tham gia hoạt động cách mạng, nhiều người có vị trí cao trong trong bộ máy cách mạng của Đảng. Khi các con của bà bác Mợi đến tuổi trưởng thành, đi học xa, đi làm cách mạng, buồn vì cảnh cơ đơn hiu quạnh, năm 1936 bà đã bán ngôi nhà gỗ ba gian lấy tiền cúng vào chùa và ở hẳn trong chùa. Cũng từ đấy nhân duyên cách mạng đã đến với bà. Con trai thứ hai của bà là Đào Duy Dinh, lúc bấy giờ hoạt động cách mạng ở Vinh bị ốm nặng phải về với mẹ, thời gian này ở Vinh đã truyền bá tưởng cách mạng cho một số thanh niên có tưởng tiến bộ trong vùng. Các con của bà bác Mợi cũng nhiều lần về thăm mẹ và thực hiện nhiệm vụ tại chùa Vĩnh Thái trở thành địa điểm liên lạc, lui tới của các chiến sỹ cách mạng ở địa phương, kể cả miền trung.

Vào năm 1938, khi thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông dương lên cao, diễn ra một số sự kiện tập trung đông người, biểu dương lực lượng với quy mơ lớn chưa từng có dưới sự lãnh đạo của các chiến sỹ cách mạng. Nhân việc nhà chùa khánh thành các hạng mục cơng trình vừa mới được xây dựng, các chiến sỹ cách mạng đã phối hợp với nhà chùa tổ chức lễ khánh thành khá rầm rộ. Nhà chùa đứng ra mời các bản hội, thiện nam, tín nữ từ khắp các nơi như: Hội

Đền Sòng (phố cát), phủ Thanh Lâm (thị xã Thanh Hóa), Phủ Na (Nơng Cống, Như Xuân) và cả ngoài Hà Nội vào, nhà chùa tổ chức rước kiệu, múa lân, cờ lọng, phường bát rầm rộ vang trời, thu hút hàng ngàn người tham gia. Việc làm trên vừa khuyếch trương thanh thế nhà chùa, thu hút khách thập phương lễ Phật, vãn cảnh, đồng thời cũng là dịp để các chiến sỹ cách mạng tuyên truyền vận động, giác ngộ quần chúng.

Từ năm 1939, thời kỳ Đảng ta rút vào hoạt động bí mật, đồng chí Nguyễn Văn Linh (cố tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam), được phân cơng về miền trung xây dựng lại Xứ ủy Trung kỳ, khoảng thời gian từ năm 1939 đến 1941 đồng chí thường xuyên đến chùa Vĩnh Thái để gặp gỡ làm việc với các chiến sỹ cách mạng ở Thanh Hóa cho đến khi bị bắt và đày đi Côn Đảo.

Thời kỳ chống Mỹ cứu nước ga Yên Thái và trục đường 45, giao lộ giữa đường sắt, đường bộ, nơi ngày đêm có các chiến tàu, chuyển hàng vào nam ra bắc, ga Yên Thái trở thành tọa độ lửa của đạn bom, pháo kích và chùa Vĩnh Thái cũng bị Mỹ san phẳng toàn bộ.

Với lòng tri ân các bật tổ sư, các chiến sỹ lão thành cách mạng, từ khi có chính sách đổi mới của Đảng, Nhân dân và những người có tâm huyết lặng lội sưu tầm lịch sử, góp cơng, góp của từng bước khơi phục chùa, đền, di tích cũ.

Chùa Vĩnh Thái được cơng nhận là Di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng tại Quyết định số 56/VHTT, ngày 1/4/1999 của Giám đốc Sở Văn hóa Thơng tin Thanh Hóa.

Năm 2006 Thượng tọa Thích Tâm Đức trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa được bổ nhiệm về trụ trì chùa Vĩnh Thái, khn viên chùa từng bước được cải tạo và xây dựng có hệ thống, quy mơ vừa hiện đại, vừa đảm bảo được các yếu tố truyền thống, các cơng trình như: Nhà thờ Tổ, lầu Quan

Âm, hệ thống tượng trên núi, nhà truyền thống, giếng nước, sân chùa dần dần được hồn thiện. Ngơi Đại hùng Bảo điện được xây dựng hai tầng hồnh tráng, là ngơi chùa hai tầng đầu tiên ở tỉnh Thanh Hóa xứng đáng với tầm cỡ một ngơi chùa là Di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng.

Chùa Vĩnh Thái là niềm tự hào của Nhân dân xã Hoàng Giang, huyện Nơng Cống nói riêng và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Tiểu Kết chương 1:

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống lại cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quản lý di tích lịch sử văn hóa, làm rõ các khái niệm liên quan. Tập hợp lại các văn bản chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước mang tính chất bao qt, phạm vi chung, từ đó làm cơ sở chuyên sâu hệ thống lại các quan điểm quản lý Nhà nước về di sản văn hóa, trong đó trọng tâm liên quan đến luận văn nghiên cứu là cơng tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái.

Bên cạnh đó, chương 1 tác giả đã cho thấy tổng quan về di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái. Với vị trí địa lý và điều kiện môi trường tự nhiên đã tạo ra những nét đặc trưng của chùa Vĩnh Thái về văn hóa, Lịch sử cách mạng.

Với những nội dung cốt lõi về cơ sở lý luận phục vụ cho đề tài công tác quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng. Đây là cơ sở để tìm hiểu về thực trạng cũng như đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác quản lý di tích lịch sử văn hóa cách mạng tại chùa Vĩnh Thái.

Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ- VĂN HĨA VÀ CÁCH MẠNG CHÙA VĨNH THÁI

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 46 - 50)