7. Bố cục của luận văn
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hóa và cách
3.2.2. Nâng cao chất lượng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy
phát huy giá trị di tích
Việc tổ chức lễ hội do Ban quản lý chùa Vĩnh Thái phối hợp cùng UBND xã và cộng đồng làng xã chủ trì triển khai thực hiện, với các Ban quản lý hoạt động mang tính chất làng xã tương ứng với phạm vi hẹp của lễ hội tổ chức tại chùa. Hiện nay, do lễ hội có tính mở rộng, giao lưu nên cần xây dựng chương trình, kịch bản phù hợp nhằm tạo hiệu quả về tổ chức quản lý ngay trong chính nội dung lễ hội. Để làm được điều này, Ban tổ chức lễ hội, chính quyền địa phương, các lực lượng liên ngành cần có kiến thức và khả năng xử lý tình huống nhanh nhạy. Chính quyền địa phương cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý với cộng đồng trong việc tổ chức chương trình lễ hội.
Việc tổ chức lễ hội hàng năm tại chùa Vĩnh Thái cần đảm bảo không gian thiêng, không coi nhẹ hay hạn chế phần nghi lễ. Các khâu của lễ hội cần được tính tốn tới việc tạo điều kiện động viên, thu hút để người đến lễ hội có điều kiện cảm nhận được khơng khí linh thiêng của lễ hội tại chùa.
Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về việc thực hiện nếp sống văn minh tại các lễ hội với nhiều hình thức hiệu quả hơn. Ban quản lý chùa Vĩnh Thái, ban quản lý các cấp cần nhận thức sâu sắc về vai trị, vị trí, giá trị văn hoá, ý nghĩa của lễ hội để có cách nhìn nhận, tính tốn trong tổ chức, quản lý một cách hiệu quả nhất, tránh kinh doanh vụ lợi cá nhân trong tổ chức lễ hội, gắn lợi ích nhóm và cá nhân khi được giao nhiệm vụ.