7. Bố cục của luận văn
2.1. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp
phạm pháp luật về quản lý di tích cách mạng và chùa Vĩnh Thái
Chùa Vĩnh Thái là một trong những di tích danh thắng được xây dựng từ thế kỷ thứ 16 tại Huyện Nông Cống Tỉnh Thanh Hóa. Trong hàng trăm năm qua chùa Vĩnh Thái vẫn tồn tại được cho đến ngày nay có một phần đóng góp khơng nhỏ của cộng đồng dân cư người dân xã Hoàng Giang, huyện Nơng Cống. Chính những người dân nơi đây đã tham gia góp cơng, góp sức ngay từ những ngày đầu xây dựng ngôi chùa. Qua thời gian thăng trầm của lịch sử, đến năm 1996 chùa được khôi phục lại trên nền đất cũ bằng tranh tre tạm bợ để phục vụ đời sống tâm linh cho tín đồ Phật tử và Nhân dân trong xã.
Đến năm 1999 chùa được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa và cách mạng tại Quyết định số 56/VHTT, ngày 1/4/1999 của Giám đốc Sở Văn hóa Thơng tin Thanh Hóa. Kể từ khi Luật di sản ra đời, các cấp chính quyền, cộng đồng dân cư đã nhận thức rõ hơn về vai trò tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy các giá trị của DSVH. Đối với DTLSVH-CM chùa Vĩnh Thái, kể từ khi được cơng nhận di tích lịch sử văn hóa và cách mạng. Đến năm 2006 chùa có sư trụ trì, khn viên chùa đang từng bước được cải tạo và xây dựng có hệ thống, quy mơ vừa hiện đại, vừa đảm bảo được các yếu tố truyền thống. Chùa Vĩnh Thái được quản lý bởi Ban trị sự giáo hội phật giáo huyện Nông Cống - Ban trị sự giáo hội phật giáo Tỉnh Thanh Hóa. Trong những năm gần đây, đặc biệt là năm 2019, chùa Vĩnh Thái được đầu tư tôn tạo khang trang nhiều hạng mục, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân. Qua đó chùa Vĩnh Thái đã thực hiện mọi nhiệm vụ, phát huy truyền thống yêu nước, chung tay thực hiện tốt các hoạt động từ thiện, hoạt động của Giáo hội Phật giáo, của Đảng và Nhà nước.
Như vậy với sự tham gia của cộng đồng dân cư, các cấp quản lý, chính quyền địa phương DTLSVH-CM chùa Vĩnh Thái đã được trùng tu, tôn tạo, tu bổ, tránh được sự hủy hoại của thiên nhiên, mơi trường, nhiều hạng mục cơng trình phụ trợ được xây dựng, cảnh quan, môi trường được chăm lo sạch đẹp đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người dân.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì cũng đã xuất hiện những hạn chế trong cộng đồng người dân tự ý xây dựng, tu bổ sai nguyên tắc làm sai lệch giá trị của di tích… Điều này đặt ra cho các cấp quản lý nhiệm vụ định hướng, giám sát khi huy động các nguồn lực từ cộng đồng trong bảo vệ di tích lịch sử văn hóa.
2.1.1. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý di tích cách mạng tại chùa Vĩnh Thái
Hàng năm, Ban quản lý chùa Vĩnh Thái, Tăng ni Phật tử đã tham mưu, phối hợp với Ban Trị sự Phật giáo huyện Nông Cống, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Thanh Hố, ban tơn giáo tỉnh Thanh Hóa, ban tơn giáo dân tộc UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức triển khai các chủ trương của Đảng, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của Nhà nước, Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và của huyện ủy, UBND huyện Nông Cống, ban hành về công tác quản lý Nhà nước đối với DTLSVH, bám sát các nội dung quản lý Nhà nước về DTLSVH. Một trong những văn bản quan trọng cho công tác quản lý DTLSVH đó là Luật Di sản văn hóa năm 2013 và văn bản hợp nhất số 10/VBHN-VPQH năm 2013 hợp nhất Luật di sản văn hóa do Văn phịng Quốc hội ban hành. Luật Di sản văn hóa đã tạo ra cơ sở pháp lý để Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai hàng loạt các hoạt động cần thiết trong việc bảo vệ và phát huy các giá trị của di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, huyện Nơng Cống đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong hoạt động quản lý di tích trên địa bàn xã.
Cùng với Luật Di sản văn hóa, nhiều văn bản dưới luật, văn bản quản lý đã được cụ thể hóa: Nghị định số 142/2018/NĐ-CP ngày 09/10/2018 của Chính phủ vào đề mục Di sản văn hóa; Nghị định số 109/2017/NĐ-CP ngày 21/9/2017 của Chính phủ quy định về bảo vệ và quản lý di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam. Có thể nói, Luật và hệ thống các văn bản dưới luật, văn bản pháp lý được Nhà nước ban hành tương đối hoàn chỉnh là cơ sở hết sức quan trọng để các địa phương thi hành. Trên cơ sở đó giúp cơ bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Ban quản lý chùa Vĩnh Thái, Tăng Ni Phật tử, Ban Trị sự Phật giáo huyện Nông Cống thường xuyên phổ biến các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý di tích như; Luật di sản văn hóa, Pháp lệnh Tơn giáo tín ngưỡng, Quy chế lễ hội, hương ước của địa phương…đúng quy định, kịp thời, toàn diện tới cộng đồng Nhân dân trong xã và du khách thập phương đối với việc bảo vệ phát huy giá trị di tích, từ đó người dân nhận thức đúng để có hành động bảo vệ di tích một cách hợp lý.
2.1.2. Thực trạng thi hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di tích chùa Vĩnh Thái phạm pháp luật về di tích chùa Vĩnh Thái
Ngoài hệ thống văn bản chỉ đạo của Trung ương, Ban trị sự Phật giáo huyện Nông cống; BQL chùa Vĩnh Thái, UBND huyện, phịng văn hóa thơng tin huyện là những cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa. Cơng tác xây dựng và ban hành văn bản, quy định, văn bản quản lý nhà nước được Ủy ban Nhân dân huyện, phịng Văn hóa và Thơng tin huyện phối hợp cùng ban trị sự Phật giáo huyện Nông cống bám sát với thực tiễn hoạt động ở địa phương, bảo đảm chất lượng, trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, kịp thời truyền tải chỉ đạo, điều hành bảo đảm sự vận hành thông suốt, kịp thời, hiệu quả mọi hoạt động của chùa Vĩnh Thái.
Ban trị sự Phật giáo huyện Nông cống; BQL chùa Vĩnh Thái, Phịng Văn hóa và Thơng tin thường xun phối hợp, tham mưu cho UBND huyện, Giáo hội Phật giáo Tỉnh Thanh Hóa xây dựng các văn bản, kế hoạch, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo những tổ chức, cá nhân, người có trách nhiệm trơng nom, trụ trì di tích thực hiện tốt cơng tác quản lý và bảo vệ di tích, đặc biệt là trong các dịp đầu năm, dịp lễ hội. Việc xây dựng văn bản quản lý được nâng cao chất lượng và đầu tư khoa học từ giai đoạn nghiên cứu đến khi soạn thảo, xin ý kiến các cơ quan hữu quan, đặc biệt là đơn vị trong ngành để các văn bản thực sự mang lại hiệu quả thực tiễn cao, phục vụ thiết thực cho công tác quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ và các đơn vị trong ngành.
Trong những năm gần đây, Ban trị sự phật giáo huyện Nông cống; BQL chùa Vĩnh Thái, Phịng Văn hóa và Thơng tin thường xun phối hợp triển khai thực hiện, bám sát các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của các cơ quan ban ngành đã phát huy hiệu quả hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện nói chung di tích lịch sử văn hóa chùa Vĩnh Thái nói riêng. Chùa Vĩnh Thái đã triển khai, phối hợp hành động thực hiện những kế hoạch, chỉ thị, nghị quyết từ các cấp, các ban ngành như:
Quyết định 2060/2013/QĐ-UBND ngày 17/06/2013 của UBND Tỉnh Thanh Hóa về việc quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
- Nghị quyết số 33/NQ-TW của Ban chấp hành TW Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước;
- Kế hoạch số 64/KH-UBND về việc tổ chức Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện phong trào “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện Nơng Cống giai đoạn (2000 - 2015);
- Nghị quyết số 31/2016/NQ-HĐND ngày 29/12/2016 của HĐND huyện về khuyến khích hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa, thơn, làng, theo tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2016-2021;
- Nghị quyết số 86/NQ-HĐND về việc điều chỉnh một số chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nông thôn mới;
- Chỉ thị số 23-CT/HU ngày 28/9/2019 của Ban thường vụ huyện ủy về nâng cao chất lượng làng, thôn, tiểu khu văn hóa, gia đình văn hóa trên địa bàn huyện giai đoạn 2019-2025;
- Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 30/9/2019 về việc triển khai thực hiện Nghị định số 122/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thơn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” trên địa bàn huyện Nông Cống.
- Kế hoạch số 160/KH-UBND ngày 31/10/2018 về triển khai thực hiện Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước;
Nhìn chung, trong những năm qua Ban trị sự Phật giáo huyện Nông cống; ban quản lý chùa Vĩnh Thái, cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương đã nhận thức đúng vị trí, vai trị, tầm quan trọng của cơng tác xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đáp ứng được cơ bản yêu cầu quản lý nhà nước ở địa phương, số lượng và chất lượng ban hành các văn bản ngày càng được nâng cao, đáp ứng được yêu cầu về thể thức và nội dung, đảm bảo tính khả thi của văn bản được ban hành và đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh đó đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể của xã ban hành các kế hoạch tổ chức các hoạt động xung quanh di tích trong các dịp lễ hội, tạo nên khơng khí vui tươi, phấn khởi cho Nhân dân.
Tuy nhiên, song song với những kết quả tích cực đã đạt được thì vẫn còn một số bất cập chưa giải quyết được như: nhiều văn bản ban hành triển khai còn thiếu sự đôn đốc, kiểm tra của cơ quan chức năng, khiến việc thực
hiện các văn bản về hoạt động bảo vệ và phát huy di tích trên địa bàn còn chưa đi vào thực tiễn, hay như việc ban hành văn bản báo cáo số liệu chưa được chính xác. Nguyên nhân của vấn đề này một phần cũng là do cán bộ, người quản lý cấp xã chưa có chun mơn sâu về di sản văn hóa, chưa được đào tạo bài bản chính quy nên cơng tác tham mưu, ban hành văn bản chưa thật sự hiệu quả.