7. Bố cục của luận văn
1.2. Tổng quan về di tích lịch sử văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái
1.2.3. Hoạt động cộng đồng, lễ hội chùa Vĩnh Thái
Trong Phật giáo, từ lễ thường được sử dụng hơn là lễ hội, bởi trong Phật giáo lễ còn liên quan đến nghi lễ; Nghi tức là nghi thức, khuôn phép chuẩn mực, lễ tức là lễ giáo, lễ bái, tế lễ, cúng tế, tơn kính, tơn thờ... Như vậy nghi lễ trong Phật giáo có ý nghĩa bao hàm cử chỉ, hành vi, thái độ tín ngưỡng và văn hóa ngơn ngữ của con người. Một ý nghĩa khác thì nghi lễ tức là nghi
thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng trang nghiêm của Phật giáo. Trong nghi lễ của Phật giáo thường đi đơi với lễ nhạc. Lễ nhạc có tác dụng kiểm sốt hành vi, nhạc có tác dụng cảm hóa điều hịa tâm tính con người... Nghi lễ của Phật giáo Việt Nam thường mang màu sắc của nhạc lễ cổ truyền của dân tộc, vì vậy có thể nói lễ nhạc Phật giáo cũng được xem là mảng văn hóa truyền thống cần được quan tâm giữ gìn, phát huy và bảo tồn.
Tuy nhiên, các lễ lớn của Phật giáo thường đan xen phần hội để tạo thêm nét đa dạng trong kỳ hay ngày lễ và nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của quần chúng tín đồ Phật tử và Nhân dân.
Với cách nhìn nhận trong Phật giáo thì lễ hội cho các lễ lớn diễn ra tại các chùa gồm lễ cầu an đầu năm rằm tháng giêng, đại lễ Phật Đản, lễ Vu lan, lễ kỷ niệm chư Phật và Bồ-tát… Lễ hội Phật giáo luôn chú trọng phần lễ nghi trang nghiêm nhằm thể hiện sự tơn kính Đức Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng và mang tính tu tập chuyển hóa nội tâm, cịn phần hội mang tính phụ trợ để thu hút quần chúng tham dự.
*Lễ hội chùa Vĩnh Thái
Như được nêu trong phần giới thiệu, bài viết đề cập đến ba lễ hội lớn của Phật giáo mang tính phổ biến là rằm tháng giêng, đại lễ Phật Đản và lễ Vu lan. Mỗi lễ hội có ý nghĩa khác nhau và do đó có sự ảnh hưởng đến tín đồ cũng khác nhau.
Lễ hội chùa Vĩnh Thái là một trong những lẽ hội mang tính tơn giáo của tín đồ Phật tử và Nhân dân trong và ngồi huyện Nông Cống, đây là một phần của đời sống tâm linh, phản ánh đậm nét sinh hoạt tôn giáo của người dân. Lễ hội ở chùa thường được diễn ra với quy mô nhỏ, không rầm rộ to lớn như lễ hội ở đền, đình. Bởi chùa là nơi thanh tịnh, nơi xuất thế không phù hợp với những biến động náo nhiệt, cũng là điều dễ hiểu, khi con người gặp phải những khổ ải, tai họa, hoạn nạn khổ đau hay những điều bất như ý thì họ
thường tìm đến cửa chùa để cầu Phật trải tâm từ mà cứu vớt những nỗi khổ niềm đau ấy, cho nên người ta thường đến chùa lễ Phật bằng những lời cầu nguyện thành kính. Chính vì vậy lễ hội ở chùa Vĩnh Thái diễn ra đơn giản với hình thức thắp hương tụng kinh bằng các khóa lễ quy định trong năm. Tuy nhiên đây cũng là hoạt động quan trọng trong đời sống tâm linh của Nhân dân và tín đồ Phật tử biểu hiện sự kết hợp hài hòa giữa tâm hồn người Việt với những nghi lễ truyền thống của Phật giáo.
Trong một năm chùa Vĩnh Thái có rất nhiều các ngày lễ Phật như: - Tháng 1 (Tháng giêng) : Ngày mùng 1 tết lễ vía Phật Di Lặc, ngày 15 lễ Thượng Nguyên.
- Tháng 2: Ngày mùng 8 lễ vía Phật Thích Ca xuất gia, ngày 15 lễ vía Phật Thích Ca nhập diệt (Niết bàn)
- Tháng 4: Ngày 14 lễ vía Văn Thù Bồ Tát, ngày 15 tháng 4 lễ vía Phật Thích Ca Đản sinh hay cịn gọi là ngày Phật Đản.
- Tháng 6: Ngày 19 lễ vía Đức Quán Âm Bồ Tát thành đạo.
- Tháng 7: Ngày 13 lễ vía Đại Thế Chí Bồ Tát, ngày 15 tháng 7 lễ Vu Lan Bồn (Lễ Vu Lan báo hiếu) hay còn gọi là lễ rằm tháng 7, ngày 30 lễ vía Địa Tạng Vương Bồ Tát.
- Tháng 9: Ngày 19 lễ vía Đức Quán Âm Bồ Tát xuất gia. Ngày 30 lễ vía Phật Lưu Ly Quang Như Lai.
- Tháng 11: Ngày 17 lễ vía đức Phật A Di Đà
- Tháng 12: Ngày 8 lễ vía đức Phật Thích Ca thành đạo.
Nói chung về phần lễ hội của chùa Vĩnh Thái là như vậy. Nhưng ở đây tác giả chỉ xin được trình bày về 3 kỳ lễ hội chính thường được diễn ra là: lễ hội mùa xuân rằm tháng giêng, lễ hội Phật Đản rằm tháng 4 và lễ hội Vu Lan rằm tháng 7.
*Lễ hội mùa xuân rằm tháng giêng
Từ lâu Phật giáo đã trở thành văn hóa dân tộc nên vào dịp Tết và nửa đầu tháng giêng, tại các chùa - tùy điều kiện tổ chức các chương trình lễ hội để tín đồ Phật giáo nói riêng và quần chúng Nhân dân nói chung về chùa lễ Phật, cầu nguyện, tu học, tham quan, du xuân…
Phật giáo đã ảnh hưởng tâm thức tín đồ người Việt nên cứ sau giao thừa và ngày mồng một, hầu như tín đồ Phật tử đều đi chùa để lễ Phật, cầu nguyện một năm mới may mắn an lành, vấn an chúc Tết chư Tăng, gặp bạn tu, tạo phước báu qua việc cúng đường Tam bảo gieo phước lành cho gia đình và con cháu mai sau… Hình ảnh sinh hoạt đi chùa đầu năm trở thành văn hóa đẹp của người Việt nói chung và tín đồ Phật giáo nói riêng. Lễ hội Phật giáo đầu xuân là nơi hội tụ văn hóa dân tộc từ xa xưa để lại, mang ý nghĩa tâm linh và nhân văn sâu sắc, mang đậm giá trị đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tưởng nhớ, tri ân công đức của các bậc tiền nhân những người có cơng với quốc gia, dân tộc; thể hiện sự tơn kính Phật và Tăng, những anh hùng dân tộc có cơng với nước, với dân, thể hiện sự tri ân với các bậc tiền nhân, với tổ tiên, ông bà, đã đi vào đời sống tinh thần của Nhân dân. Đến với lễ hội xuân, người dân không chỉ tưởng nhớ, tri ân mà còn thể hiện mong muốn, khát vọng về một năm mới tốt lành, nhân khang, vật thịnh, hướng tới chân, thiện, mỹ trong cuộc sống hiện tại.
Thời gian sau Tết đến rằm tháng giêng, tín đồ Phật giáo tham dự các khóa lễ cầu an và đỉnh điểm là ngày rằm tháng giêng. Trong thời gian này, lễ hội được tổ chức rất phong phú tùy địa phương, vùng miền nói chung và chùa Vĩnh Thái nói riêng.
Về phần lễ thì mọi nghi thức Phật giáo được thực hiện nhằm cầu nguyện bình an cho tín đồ Phật tử và cho đất nước, dân tộc (quốc thái, dân an). Sự mong ước được bình an và may mắn trong công việc là nhu cầu chung của
con người, và với tín đồ Phật giáo nhu cầu ấy đưa họ đến chùa để tham gia các khóa lễ cầu nguyện điều mong ước thiện lành được thực hiện thơng qua các khóa lễ Phật, với ý nghĩa tu tập, hướng thiện, làm phước là nhân lành quý báu để đưa đến kết quả thiện lành. Cách thức cầu an được thực hiện khơng mang màu sắc mê tín, nếu khơng muốn nói là khoa học thực nghiệm tâm linh. Bởi vì, nội dung trong khóa lễ cầu an là ôn lại lời dạy của Đức Phật, thực hành chánh niệm tĩnh tâm, là tạo phước báu qua việc làm phước bố thí, cúng dường tài vật để xây dựng chùa. Nó khơng mang yếu tố cầu xin ban phát mà là chuyển hóa nội tâm để đạt được ước muốn thiện lành.
Về phần hội: Thường là các thời thuyết giảng Phật pháp về những lời Phật dạy để truyền bá tư tưởng Phật giáo “Từ bi, vô ngã, vị tha), giúp con người tìm lại chính mình và từ đó sẽ có một đời sống thiện lành hơn... Nhìn chung, phần hội trong dịp lễ rằm tháng giêng ở chùa không phong phú lắm, nhưng mang nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
* Đại lễ Phật Đản
Lễ hội thứ hai cũng là lễ lớn nhất và quan trọng nhất trong Phật giáo là lễ Phật Đản hay còn gọi là lễ Vesak-Tam hợp (kỷ niệm ba sự kiện cùng lúc: Đản sanh, Thành đạo, Niết bàn của Đức Phật). Gọi là lễ lớn và quan trọng nhất vì đây là lễ kỷ niệm các sự kiện quan trọng diễn ra trong cuộc đời của Đức Phật. Người đệ tử Phật phải tỏ lịng thành kính tri ân, tưởng nhớ đến bậc thầy đã khai sáng ra đạo Phật để có cơ hội tu tập giác ngộ giải thoát là đạo lý xưa nay.
Đệ tử Phật thì có xuất gia và tại gia. Hàng xuất gia trực tiếp tu học và truyền bá lời dạy của Đức Phật nên không thể nào quên đại lễ này. Trong khi đó, có rất nhiều Phật tử tại gia bao gồm Phật tử quy y Tam bảo và tín đồ đi chùa nhưng chưa quy y Tam bảo.
- Đại lễ Phật Đản được tổ chức vừa hành chính vừa theo nghi thức Phật giáo. Về phần lễ hành chính thường được tổ chức tại giảng đường của chùa, thành phần tham dự bao gồm chư Tăng (quý sư thầy), quan khách chính quyền, tín đồ Phật tử và Nhân dân trong vùng.
- Phần lễ thuyền thống Phật giáo thường được diễn ra nơi Tam Bảo (chính điện). Nghi thức Phật Đản thì đơn giản so với các lễ lớn khác; trước khi bước vào lễ thì chư Tăng và tín đồ Phật tử phải y phục chỉnh tề trang nghiêm tiến đến trước Tam Bảo (chính điện) nghi lễ; bao gồm, tụng kinh Đản sanh hay kinh tùy chọn, tụng bài sám Phật Đản, nghi thức tắm Phật và hồi hướng. Việc cầu nguyện cho cá nhân gia đình ít được đề cập trong dịp lễ này mà thay vào đó là cầu nguyện quốc gia, thế giới, nhân loại được an lành.
* Lễ hội Vu lan
Lễ Vu lan có tính phổ biến và ảnh hưởng lớn trong cộng đồng người Việt theo Phật giáo Bắc truyền. Lễ hội Vu lan thường được tổ chức từ ngày mùng 1 tháng bảy âm lịch cho đến hết tháng bảy âm lịch. Đây là thời gian chư Tăng theo truyền thống Bắc tơng kết thúc khóa an cư ba tháng. Theo kinh Vu Lan Bồn, Đức Phật hướng dẫn đệ tử tên Mục Kiền Liên cúng dường cho thập phương Tăng sau khi họ kết thúc mùa an cư để cứu mẹ là Mục Liên Thanh Đề thoát khỏi kiếp ngạ quỷ. Nơi tấm gương đại hiếu của ngài Mục Kiền Liên, Phật tử tại gia cũng như xuất gia tổ chức cúng dường trai phạn, lễ phẩm cho chư Tăng để cầu siêu cho ông bà, cha mẹ nhiều đời gọi là “Cửu huyền thất tổ” hay người thân đã qua đời. Chữ “Hiếu” đã trở thành đạo hiếu trong cộng đồng người Việt nên lễ Vu lan trở nên quan trọng và có lẽ phố biến hơn đại lễ Phật Đản.
Về phần lễ, thông thường nhà chùa hướng dẫn Tăng Ni, Phật tử trì tụng kinh Vu lan và kinh Báo hiếu để tín đồ ơn lại lời dạy hiếu thảo và phương pháp báo hiếu theo Phật giáo. Các nghi thức cúng dường, cúng hương linh
kèm theo hình thức đọc tên cầu siêu cho những người thân của tín đồ Phật tử đã qua đời là phương tiện hữu hiệu để đưa tín đồ về chùa tham dự. Tâm thức hiếu kính ơng bà tổ tiên, thương nhớ người thân qua đời là động lực thúc đẩy họ đến với Phật giáo. Và đó cũng là cách hữu hiệu dễ làm để báo hiếu hay giúp cho những người đã qua đời.
Về hội, trong mùa Vu lan đan xen các nghi thức cầu siêu, tạo phước là các hình thức giáo dục và giải trí như cài hoa hồng, văn nghệ về đạo hiếu, thư pháp, triển lãm, tiệc chay, từ thiện giúp đồng bào nghèo hay bệnh tật… Nhìn chung, văn nghệ mùa Vu lan là chiếm ưu thế.
Như vậy, qua khảo sát và nghiên cứu tại thực tế di tích chùa Vĩnh Thái tác giả thấy rằng hoạt động lễ hội diễn ra tương đối đơn giản và bình thường như bao ngơi chùa khác ở Việt Nam và đơn giản không giống như các lễ hội dân gian diễn ra tại đình, đền, miếu... qua đó có thể nói nên lễ hội ở chùa đã thể hiện những chân lý của đạo đức con người, và hướng con người đến với chân, thiện, mỹ. Biểu hiện của sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa đạo đức Phật giáo và những truyền thống tốt đẹp trong tâm hồn người Việt.
Lễ hội là hoạt động văn hóa, tơn giáo, tín ngưỡng… mang tính cộng đồng của lồi người. Xã hội nào, tơn giáo nào cũng có lễ hội với các hình thức và quy mô khác nhau.
Phật giáo trong sinh hoạt được xem là một tôn giáo lớn trên thế giới nên có các lễ hội mang tính đặc thù nhằm đáp ứng nhu cầu tín đồ Phật tử và quần chúng Nhân dân. Có nhiều lễ hội liên quan ít nhiều đến Phật giáo nhưng lễ hội mang tính đặc thù và phổ biến trong Phật giáo thì khơng nhiều.
* Sự ảnh hưởng của lễ hội Phật giáo chùa Vĩnh Thái đến tín đồ Phật tử
Trong ba lễ hội lớn hằng năm tại chùa Vĩnh Thái, hai lễ hội rằm tháng giêng và lễ Vu lan có sức ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng tín đồ Phật tử hơn là Đại lễ Phật Đản. Lễ hội rằm tháng giêng kết hợp với tết đã tạo nên văn hóa Phật giáo - văn hóa đi chùa của tín đồ Phật tử và du khách. Phật giáo duy trì và phát huy nét văn hóa đẹp ấy là đã đóng góp cho văn hóa dân tộc, cho xã hội. Lễ Vu lan có sức lan tỏa lớn trong cộng đồng tín đồ Phật tử bởi lễ này nhắc lại và nhấn mạnh đạo hiếu. Hiếu là nền tảng đạo đức của dân tộc nên phát huy được giá trị đạo đức tức là đóng góp cho xã hội, cho đất nước. Sự ảnh hưởng của hai lễ hội này không chỉ trong phạm vi các chùa mà cịn lan tỏa trong cộng đồng tín đồ Phật giáo nói riêng và cả xã hội Việt Nam nói chung.
Ngược lại, Đại lễ Phật Đản quan trọng nhất đối với người đệ tử Phật lại ít có sức ảnh hưởng trong cộng đồng tín đồ Phật tử và xã hội. Số lượng tín đồ về tham dự kỷ niệm Phật Đản còn khiêm tốn. Dịp rằm tháng giêng là thời điểm tín đồ cầu bình an, may mắn và thịnh vượng cho gia đình trong một năm. Phật giáo đáp ứng nhu cầu đó nên tín đồ Phật tử về chùa đơng để cầu nguyện. Từ đó, lễ hội rằm tháng giêng tạo thành văn hóa lễ chùa, văn hóa Phật giáo. Vào dịp tháng bảy thì tín đồ Phật tử có nhu cầu cầu siêu cho “Cửu huyền thất tổ” nên họ về chùa để cúng. Lễ Vu lan đáp ứng nhu cầu ấy nên thu hút được số đơng tín đồ Phật tử tham gia. Hơn nữa, lễ Vu lan nêu cao tinh thần hiếu đạo, tri ân và báo ân ông bà tổ tiên đã chạm đến trái tim của đa số quần chúng nên họ về chùa để thấm nhuần thêm tinh thần ấy. Đối với Đại lễ Phật Đản hay lễ Vesak, nội dung chính là tưởng niệm và tri ân Đức Phật - bậc Thầy của nhân loại. Tinh thần tri ân và cách giáo hóa để tín đồ tại gia ý thức bổn phận tri ân bậc Đạo sư chưa được phát huy.
* Lễ hội chùa Vĩnh Thái và giá trị trong cộng đồng
Lễ hội Phật giáo muốn duy trì sự ảnh hưởng và mang lại giá trị đối với tín đồ Phật tử và cộng đồng xã hội. Trước hết cần phải phát huy được giá trị
bản sắc đặc trưng, bản sắc đó chính là “Từ bi cứu khổ và ban vui”. Phật giáo vốn là tơn giáo có bề dày lịch sử ngàn năm gắn kết, luôn đồng hành cùng dân tộc xuyên suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước.
Giá trị của lễ rằm tháng giêng là đáp ứng nhu cầu cầu bình an và mong ước may mắn thịnh vượng của tín đồ. Phật giáo cần hướng tín đồ thực hành đúng giáo pháp nhân quả Đức Phật dạy. Đó là sự tu tập, sự tạo phước báu chứ không phải là giải trừ sao hạn theo cách tế lễ.
Giá trị của lễ Vu lan là đáp ứng nhu cầu của tín đồ về cầu siêu, thực