Tuyên tuyền, phổ biến pháp luật bảo vệ di tích và giá trị của chùa, hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 59 - 61)

7. Bố cục của luận văn

2.2. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị d

2.2.2. Tuyên tuyền, phổ biến pháp luật bảo vệ di tích và giá trị của chùa, hoạt

chùa, hoạt động cách mạng

Để bảo vệ và giữ gìn di tích, thơng qua đó để Nhân dân địa phương thấy được quyền lợi cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong việc bảo tồn, gìn giữ di tích; Ban trị sự Phật giáo huyện Nông Cống, Ban quản lý chùa Vĩnh Thái luôn chỉ đạo tuyên truyền sâu rộng về Luật Di sản văn hóa hay các Nghị định hướng dẫn Luật Di sản văn hóa, quy chế bảo quản, tu bổ di tích, thơng qua các lớp học, khóa tu cho Tăng Ni Phật tử chủ chốt của chùa Vĩnh Thái. Bên cạnh đó, cũng thường xuyên mở rộng các buổi nói chuyện, sinh hoạt tập thể cộng đồng dân cư với cán bộ làm văn hóa xã, đội ngũ quản lý di tích ở địa phương… Các hoạt động tuyên truyền này đã được Nhân dân trong xã và các cấp lãnh đạo đánh giá cao, tạo điều kiện về mặt kinh phí, hỗ trợ các trang thiết bị kỹ thuật, nhờ đó mà trong những năm qua chùa Vĩnh Thái đã làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.

Bên cạnh các phương tiện truyền thông DTLSVH, BQL chùa Vĩnh Thái cùng Tăng Ni Phật tử phối hợp cùng xã Hoàng Giang thường xuyên tổ chức tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước bằng các nội dung và hình thức như treo băng zơn, Pano, áp phích, khẩu hiệu tại các khu trung tâm, các trục đường chính, nơi dân cư đơng người, thông qua các buổi họp của UBND xã, cụm dân cư, phối hợp với các ban ngành đoàn thể của địa phương như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên và các cuộc họp chi bộ thường xuyên có mặt lãnh đạo địa phương và cán bộ văn hóa xã tham dự. Nội dung là những vấn đề liên quan

đến việc bảo vệ di sản văn hóa, về việc thực hiện Luật Di sản văn hóa được đưa ra nhằm mục đích để người dân cùng nhau tìm hiểu, bàn bạc, thảo luận cơng khai trên tinh thần dân chủ, đóng góp ý kiến, xây dựng trong cuộc họp… Không chỉ tập trung tuyên truyền bảo vệ DTLSVH chùa Vĩnh Thái ở cấp xã, mà BQL chùa còn trực tiếp thực hiện, phối hợp cùng phịng Văn hóa Thơng tin huyện tăng cường và làm tốt cơng tác tun truyền quảng bá hình ảnh về di tích và lễ hội chùa Vĩnh Thái trên tồn huyện, nhất là trong mùa lễ hội, đây là thời điểm để quảng bá hình ảnh lễ hội chùa Vĩnh Thái đến với đồng bào cả nước thơng qua hệ thống truyền hình trong tỉnh.

Nhận thức của cộng đồng dân cư có vai trị hết sức quan trọng việc bảo vệ và phát huy giá trị của di tích. Hoạt động tuyên truyền đã có sức ảnh hưởng lớn đối với người dân. Người dân đã có nhận thức được giá trị của các di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử văn hóa là một bộ phận quan trọng của di sản văn hóa và là tài sản của cộng đồng, ln có ý thức trong việc bảo vệ, giữ gìn di tích. Nhờ đó, hiện tượng vi phạm, xâm hại di tích ngày càng giảm rõ rệt, người dân hăng hái tự nguyện góp cơng, góp sức tham gia vào các hoạt động quản lý của xã như: đóng góp cơng sức, tiền của, hoạt động cơng đức vào các di tích lịch sử ngày càng tăng lên theo hàng năm để phục vụ việc tu bổ, tôn tạo di tích. Điều đó cho thấy rằng nhận thức rõ rệt giá trị di sản đối với đời sống xã hội, khi mà ý thức người dân được nâng lên cao hơn thì cơng tác quản lý sẽ dễ dàng, thuận lợi và hiệu quả hơn.

Công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức pháp luật về bảo vệ di sản tuy đã đạt được nhiều kết quả tích cực song vẫn cịn những hạn chế, bất cập như: cơng tác tun truyền các chủ trương chính sách pháp luật về di sản chưa được tổ chức thường xuyên liên tục, vấn đề rác thải ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực đường vào cổng chùa vẫn chưa được khắc phục, tình trạng lấn chiếm đất của các hộ dân có đất giáp ranh với khn viên chùa

vẫn còn xảy ra. Việc nhận thức về pháp luật bảo vệ di tích lịch sử văn hóa chùa Vĩnh Thái của người dân địa phương vẫn chưa đồng đều, còn hiện tượng một số ít người dân thờ ơ khơng quan tâm cho rằng việc bảo vệ, gìn giữ di sản là của các cấp chính quyền địa phương, của Nhà nước.

Những hoạt động giáo dục nhận thức về pháp luật bảo vệ DTLSVH- CM cho thế hệ trẻ cũng đã được BQL chùa và xã hội quan tâm,uy nhiên phải thừa nhận rằng, hoạt động giáo dục pháp luật bảo vệ DTLSVH-CM chưa thu hút được sự quan tâm đầy đủ, đúng mức của các cấp quản lý, của các ngành, các nhà trường và của toàn xã hội. Năng lực tổ chức hoạt động giáo dục di sản cũng như các điều kiện về kinh phí, thời gian, nhân lực… chưa được đầu tư đúng mức. Các nội dung giáo dục pháp luật bảo vệ di sản cũng chưa được vận dụng linh hoạt vào đặc điểm của địa phương, chưa khai thác sâu và rộng. Việc phối hợp giữa các cơ quan ban ngành đoàn thể trong tuyên truyền giáo dục bảo vệ di sản cũng chưa chặt chẽ, cơ chế và sự vận hành phối hợp chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy, để việc giáo dục nhận thức phát luật bảo vệ DTLSVH chùa Vĩnh Thái được phát huy hết hiệu quả của nó, cần phải có những giải pháp tích cực hơn nữa trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)