Các hạng mục kiến trúc chùa Vĩnh Thái

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 28 - 37)

7. Bố cục của luận văn

1.2. Tổng quan về di tích lịch sử văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái

1.2.2. Các hạng mục kiến trúc chùa Vĩnh Thái

a/ - Cổng Tam quan

“Tam quan” là tên gọi cổng vào chùa, “Tam quan” xuất phát từ “Lăng Nghiêm Tam Quan” và Hồng Long Tam Quan”, cổng Tam quan có ba lối đi, gồm lối chính giữa, bên trái và bên phải. Ý nghĩa phổ biến nhất của kiến trúc

cổng tam quan đó là tượng trưng cho ba cách nhìn của Phật giáo bao gồm “hữu quan”, “không quan” và “trung quan”. Trong đó, “hữu quan” là thể hiện cái sắc (giả), “không quan” là tượng trưng cho cái không (vô thường) và “trung quan” là thể hiện sự trung dung của cả hai yếu tố sắc và không. Cửa tam quan trong Phật Giáo còn được gọi với một tên khác là: khơng, vơ tướng, vơ ngun [Hình ảnh 4 và 5, tr 98, 99].

Như vậy về góc độ lịch sử cổng tam quan ở chùa chiền là hình thái kiến trúc của Trung Quốc. Một số chùa chịu ảnh hưởng nền văn hóa này (chủ yếu là Phật Giáo Đại thừa và một vài chùa theo Tiểu thừa nhưng nằm trong lịng văn hóa Trung Hoa) đều có xây tam quan ở chùa.

Tam quan như đã nói ở trên cịn gọi là tam mơn nghĩa là 3 cửa, cửa chùa thường xây cất theo kiểu này tức là cổng lớn gồm có 3 cửa đi vào. Cổng tam quan chùa biểu tượng cho “Tam giải thốt mơn” để vào được Niết bàn. Do đó mà cổng chùa dù xây một cửa cũng vẫn gọi là tam quan hay tam môn, nhưng hầu hết đều xây 3 cửa.

Kiến trúc của cổng tam quan phần chủ yếu là ba lối đi với cửa giữa thường lớn hơn hai cửa bên, vách cổng có thể là gỗ hoặc xây tường gạch hoặc đá, phía trên lợp mái. Hai bên lối đi thường đắp câu đối, trán cửa chính thường ghi tên chùa hay tên cửa. Cổng chùa thường được xếp thành 2 loại cổng:

- Kiểu cổng tam quan có gác: Loại cổng này thường được xây thành hai tầng, tầng dưới là cửa ra vào thường được chia thành ba cửa, cửa chính giữa thường có kích thước lớn hơn hai cửa hai bên, tầng trên thường được xây nhỏ hơn và bên trên có mái che, có nơi xây thành ba tầng. Khi thiết kế có gác ở trên thì nhiều chùa thường dùng nơi đó để treo pháp khí của chùa như: chng, trống, khánh dùng cho các nghi lễ lớn trong nhà chùa.

- Kiểu cổng tam quan tứ trụ: Đặc điểm khác biệt của cổng tam quan kiểu tứ trụ này là thay vì người ta xây tường vách thì thường được xây bằng

bốn trụ biểu, hai trụ giữa được xây cao hơn hai trụ biên để chia cổng thành ba cửa đi. Phía trên cổng được thiết kế nối liền bốn trụ biểu bằng các xà cách điệu làm trán cổng tam quan.

Có thể nói cổng tam quan vừa là cơng trình kiến trúc biểu tượng của chùa vừa chứa đựng một ý nghĩa triết học. Nhiều quan niệm cho rằng tam quan thực chất được coi như một sự diễn giải về vũ trụ nhân sinh, lại có ý kiến cho rằng thực chất tam quan là một tuyên ngôn của đạo Phật đối với đời. Người ta nhận thức rằng ở ngoài tam quan là cuộc sống trần tục nơi có rất nhiều con đường để đến với Đạo nhưng tới sau tam quan rồi thì chỉ có “Nhất chính đạo” tức là duy nhất chỉ có một con đường dẫn đến sự giải thốt mà thơi.

Tam quan chùa Vĩnh Thái có chiều dài 20m hai đầu tam quan có trụ cân xứng hài hịa, trên nóc trụ được tạo hình bút sen hé nở. Qua bức tường thứ hai lối cổng phụ, cao 4m, rộng 2m được xây theo lối chồng diêm 2 tầng 8 mái. Các đầu đao được tạo dáng linh vật cách điệu như rồng, lân, đao mác được gắn lên bề ngoài các mảnh gốm sơn màu theo phong cách trang trí thường thấy ở cung đình Huế. Các mái khơng rộng nhưng đều được trang trí theo hình ngói vảy, bờ nóc, cổng phụ (cổng con) tạo nên theo hình cong mui thuyền. Sau cổng phụ lại tiếp hai cột trụ được xây cao hơn so với hai cột đầu và cũng được tạo dáng như hai cột đầu. Tầng hai của tam quan ở chùa Vĩnh Thái được thiết kế khá cao có đặt tượng Phật Quan Âm đứng trên đài sen, khách thập phương có thể lên để ngắm cảnh

b/- Lầu Quan Âm - Ao thất bảo [Hình ảnh 6, tr 99].

Qua khỏi cổng tam quan tầm khoảng 20m là đến ao thất bảo, theo quan điểm Phật giáo, ao thất bảo có ý nghĩa như sau: Thất bảo - Trong A Di Đà Kinh, Đức Phật phán với Ngài Xá Lợi Phật rằng: Nơi cõi cực lạc, phía trên những ao thất bảo, thì có lầu các, đều bằng thất bảo hiệp thành, thất bảo đó là:

Kim (giới): Có màu vàng kim hấp thu được khí của ngọn lửa sắc tím

cao quý, do đó thường được dùng để đại diện cho “Phật giới” và “Tam bảo”. Lá vàng mang lại phúc duyên, bình an và sự giàu có.

Ngân (tín): Lá bạc được sử dụng rất nhiều trong phong thủy, đại diện

cho sức khỏe, trường thọ, đồng thời là vật tránh tà, đeo đồ trang sức bằng bạc cho trẻ sơ sinh ý là cầu mong cho đứa trẻ được bình an khỏe mạnh. Đây là mạch khí tinh túy của trời đất được xem là một trong những món quà trân quý nhất của giới Phật.

Lưu ly (văn): Lưu ly được sử dụng để cúng dâng Phật là công đức lớn.

Trong thất bảo không thể thiếu được lưu ly. Lưu ly là tín vật Thần tài xuất hiện sớm nhất, với ý nghĩa là chiêu tài tiến bảo, ngăn ngừa bệnh tật, dẻo dai, và sự nhạy cảm.

Pha lê (tàm): Đá thạch anh có trường năng lượng cao nhất trong các loại

đá. Nó mang ý nghĩa đem lại may mắn, sức khỏe và tránh tà khí, chống phóng xạ. Đá thạch anh có nhiều loại, mỗi loại đều có ý nghĩa và cơng dụng riêng.

Xà cừ (tấn): Ngọc trai được ví như ngũ hồng nhất hậu, báu vật vơ giá

từ lịng đại dương. Ngọc trai là đại diện cho màu trắng, trong thất bảo có ý nghĩa là thuần khiết, trong sáng không nhiễm tạp của tâm địa.

Xích châu (huệ): Từ thời xa xưa, san hơ được xem là vật phẩm mang lại

bình an và hạnh phúc. Biểu hiện rõ nhất là san hô đỏ được các cao Tăng Lạt Ma Tây Tạng sử dụng trong tràng hạt.

Mã não (xã): Hổ phách là một trong bảy bảo vật quý được Đức Phật

nhắc đến trong Kinh Đại Thừa. Hổ phách được xem là biểu tượng của Vua chúa, có năng lượng cao và được sử dụng rộng rãi trong phong thủy.

- Lầu Quan Âm:

Lầu Quan Âm hay còn gọi là Quan Âm cát, nơi thờ Thánh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm theo kinh A Di Đà giảng giải thì

Ngài là một trong ba vị Tây Phương Tam Thánh. Tức Phật A Di Đà, Bồ Tát Qn Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí [Hình ảnh 6, tr 99]: Lầu Quan Âm được thiết kế, xây dựng chính giữa ao thất bảo, bằng vật liệu bê tơng cốt thép, tồn bộ cơng trình có kết cấu xây dựng trên một trụ bê tơng trịn, đường kính 0,8m, trên có mái che bê tơng hình lục giác với 2 tầng mái (cổ lầu) dán ngói vảy đất nung đỏ, bên trong là Thánh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm, trước Thánh tượng có đặt bàn hương án bằng bê tơng cốt thép, chính giữa bàn là bát hương dùng để tín đồ Phật tử và Nhân dân, khách hành hương về chùa dâng hương lễ bái, bên trái là bình hoa và bên phải là đĩa quả.

Cơng trình xây dựng lầu Quan Âm được Thượng tọa trụ trì Thích Tâm Đức trưởng ban trị sự Phật giáo tỉnh Thanh Hóa khởi cơng xây dựng vào cuối năm 2010 và hoàn thành vào ngày 19 tháng 2 năm 2011.

c - Sân chùa

Vượt qua ao thất bảo là đến sân chùa, sân chùa được chia thành hai phần, phần sân thượng và sân hạ. Phần sân hạ của chùa vuông vức hình chữ nhật được lát đá sạch sẽ, góc bên phải và phía trước là giếng nước, đây là giếng cổ có niên đại hơn 300 năm, đường kính khoảng 3m thành cao khoảng 0,6m nước giếng xanh trong quanh năm. Phía bên trái và phải góc sân trước có an vị Thánh tượng Tứ Thiên Vương bằng đá và dọc hai bên trái và bên phải sân chùa có an vị 10 Thánh tượng Thập đại đệ tử của Đức Phật bằng đá non nước có xuất xứ từ Đà Nẵng, đan xen giữa những Thánh tượng ấy là các cây hoa đại quanh năm nở hoa thơm ngát sân chùa. Vượt qua chín bậc thềm hai bên có trang trí những con rồng đá chạm khắc cơng phu sắc sảo,, chính giữa sân thượng có an trí một đỉnh hương to bằng đá dùng cho Phật tử và du khách viếng chùa dâng hương. Bên trái và bên phải có trang trí thánh tượng Tứ Thiên Vương. [Hình ảnh 7, tr 100].

d/- Nhà Tam Bảo - Chính điện [Hình ảnh 8, hình 9 tr 100, 101]

Nhà Tam Bảo (chính điện) chùa Vĩnh Thái được Thượng Tọa trụ trì Thích Tâm Đức, trưởng bạn trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa khởi cơng xây dựng vào năm 2009 và được hồn thành cuối năm 2010. Chùa được xây dựng lại căn bản trên nền đất cũ, nhưng có điều chùa được xây dựng quy mơ lớn hơn và hồnh tráng hơn, lưng chùa tựa vào núi Hoàng Ngưu mặt chùa hướng về hướng Đông. Chùa được xây dựng theo hình chữ Đinh (丁) bằng chất liệu trụ cột bê tông cốt sắt, tường gạch xi măng qt vơi, mái lợp ngói đất nung đỏ. Gồm ba phần: tiền đường, thượng điện và hậu cung .

- Tiền đường

Từ sân thượng vượt lên năm bậc thềm nữa là đến tiền đường hay còn được gọi là tòa bái đường, là một tòa nhà gồm 07 gian được làm theo kiểu nhà tường đầu hồi bít đốc. Tịa nhà tiền đường có 06 hàng cột chính tức là 12 cột cái bằng bê tơng cốt sắt bên ngồi được phủ bằng sơn giả gỗ, mỗi cột cao 4,5m, kê dưới chân cột là những tấm đá được tạc theo khối đáy vng ngọn trịn để tiếp nhận lực từ các trụ cột và phân bổ trọng lượng của toàn bộ nhà tiền đường trên nền bê tơng, tồn bộ các cột được làm bằng chất liệu bê tơng đường kính mỗi cột 30cm - 35cm đã làm nên một bộ khung vững chắc, các xà rui đều được làm bằng chất liệu bê tông giả gỗ, xung quanh nhà tiền đường được xây bằng tường gạch. Các đầu đao được uốn cong như ở thế bay lên, tạo nên cảm giác nhẹ nhàng cho mái chùa Việt, trên các trụ cột đều có treo liễn đối bằng gỗ trên đầu liễn đối đều có chạm trổ phù điêu hình tượng Dơi, hai bên cột đều có chạm đắp hoa văn hình tượng rồng các địn bẩy và cột chống được trang trí hoa văn khá đẹp, đặc biệt các đầu đao tạc nổi bởi những hình tượng cuộn mây trông rất mềm mại uyển chuyển. Bên đầu hồi trái có đặt bàn hương án thờ Thánh tượng Phật Địa Tạng Bồ Tát, bên trái của Thánh tượng là Thánh tượng Ngài Tiêu Diện Hộ Pháp và bên phải là Thánh tượng Ngài Hộ

Pháp Vi Đà. Bên trên có chạm khắc phù điêu lưỡng Long tranh châu tỉ mỉ sắc sảo, bên trên nữa là bức hồnh phi có chạm khắc bốn chữ hán có nội dung là

“U minh giáo chủ” nghĩa là Đức giáo chủ cõi địa ngục, bên trái và phải có

liễn câu đối bằng chữ Hán.

e/- Nhà Tổ: [Hình ảnh 10, tr 101]

Nhà tổ chùa Vĩnh Thái được thượng tọa trụ trì Thích Tâm Đức - trưởng bạn trị sự Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa khởi cơng xây dựng vào năm 2009 và được hoàn thành cuối năm 2010. Nhà tổ có chiều dài khoảng 25m và chiều rộng khoảng 8,5m. Tòa nhà được xây dựng bằng chất liệu tường gạch xi măng có trụ cột bằng bê tơng cốt sắt mái lợp ngói đất nung đỏ 5 gian cấp 4. Bên trong nhà tổ được chia thành 3 gian thờ trang nghiêm, gian chính giữa thờ tơn tượng Phật tổ Thích Ca Mâu Ni trong tư thế ngồi kiết già nhập định, bên trái có thờ bức chân dung cố hịa thượng Thích Thanh Tứ Ngun phó chủ tịch hội đồng trị sự trung ương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, bên phải là bức chân dung cố hòa thượng Thích Thanh Cầm nguyên trưởng ban trị sự Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa, phía trước là bàn hương án bằng chất liệu gỗ mặt trước án có chạm trổ hoa văn hình tượng rồng, chính giữa án có an trí một bát hương bằng sứ lớn dùng để cho Phật tử và khách thập phương về dâng hương lễ Tổ, hai bên bát hương có bình hoa và cỗ quả, phía trước góc trái và phải bàn có an bày đơi chân nến bằng đồng dùng để thắp nến lễ cúng chư Tổ. Phía vách bên trái và phải có trưng bày các kinh sách Phật Giáo được xếp ngay ngắn trong tủ kính sạch sẽ trang nghiêm.

g/- Nhà thờ Mẫu

Phủ Mẫu là nơi thờ Mẫu tín ngưỡng bản địa đầu tiên của cư dân lúa nước vùng châu thổ sông Hồng, bởi trong xã hội nguyên thủy vai trò người phụ nữ được đề cao hơn trong việc cày cấy lúa nước, hình ảnh người mẹ xứ sở đã khắc sâu vào tâm thức người dân Việt. Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín

ngưỡng dân gian thuần Việt, phổ biến, có lịch sử lâu đời, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội Việt Nam đã chính thức được UNESCO cơng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể vào ngày 10 tháng 12 năm 2016, tại kỳ họp Uỷ ban liên chính Phủ về bảo vệ Di sản Văn hóa phi vật thể làn thứ 11 của UNECO [Hình ảnh 11, tr 102].

Nhà thờ Mẫu chùa Vĩnh Thái được Thượng Tọa trụ trì Thích Tâm Đức, trưởng ban trị sự Phật Giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa khởi cơng xây dựng vào đầu năm 2014 và được hoàn thành cuối năm 2014.

Nhà thờ Mẫu chùa Vĩnh Thái được an trí phía bên trái của tịa Tam Bảo chính và có hướng song song với hướng nhà Tam Bảo. Kiến trúc xây dựng theo hình chữ Đinh hai tầng mái (mái cổ lầu) bằng chất liệu tường xây gạch xi măng qt vơi mái lợp ngói đất nung đỏ. Nhà thờ Mẫu gồm có ba phần gồm: tiền đường, thượng điện và hậu cung và trước cịn có sân nhỏ vng vức lát gạch nền đất nung đỏ thẫm, chính giữa sân có an trí một bát hương được làm bằng chất liệu đá dùng để Phật tử và khách hành hương về dâng hương tế lễ, bên trái và bên phải bát hương có an trí hai trụ đèn lồng bằng đá chạm trổ hoa văn tỉ mỉ. Từ sân vượt lên 5 bậc thềm là đến tiền đường cũng được lát gạch sạch sẽ, phía trước có hàng cột đá chạm khắc sắc sảo chống đỡ mái tiền đường. Vượt qua những cánh cửa bằng gỗ được chạm trổ hoa văn là vào đến thượng điện, gian ở chính giữa diện tích khá lớn, là nơi đặt tượng thờ “Tam Toà Thánh Mẫu”. Theo dân gian đây là Mẫu Liễu Hạnh con gái của Ngọc Hoàng đã xuống hạ giới đi thăm thú cảnh dân chúng lầm than và đi đến đâu cũng có cơng giúp Nhân dân đến đó. Ba pho tượng Thánh Mẫu đó thực chất chỉ là một, nhưng lại có hàm ý đại diện cho ba vùng miền khác nhau, pho tượng Mẫu màu đỏ ở giữa là đại diện cho Mẫu Thượng Thiên chuyên cai quản vùng trời, Mẫu thứ hai ở bên phải từ dưới nhìn lên là Mẫu Thoải chuyên cai quản vùng sơng nước, cịn lại vị Mẫu cuối cùng thường hay thấy trang phục màu xanh là Mẫu Thượng Ngàn chuyên cai quản vùng rừng núi, nhiều

nơi dân gian thường gọi là Mẫu địa. Phần phía dưới là tín ngưỡng thờ Tứ Pháp “Thần gió, Thần mưa, Thần sấm, Thần mây”, tiếp theo là thờ đến các ơng Hồng đã có cơng đánh giặc với tấm lịng thương dân cứu nước đã được Nhân dân thờ cùng với ban mẫu như “Hoàng bảy, Hồng ba, Hồng mười” bên cạnh đó cịn có các linh đồng ngọc nữ đứng hầu ở hai bên. Phía sau bức tường là hậu cung.

Hai gian còn lại được thờ Mẫu Sơn Trang (bà chúa Thượng Ngàn chuyên cai quản 81 cửa rừng), và người anh hùng dân tộc Đức Thánh Trần hay còn gọi là Trần Hưng Đạo người đã cùng quân dân nhà Trần kháng chiến

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 28 - 37)