Đa dạng hóa các hình thức thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 87 - 90)

7. Bố cục của luận văn

3.2.5.Đa dạng hóa các hình thức thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hóa và cách

3.2.5.Đa dạng hóa các hình thức thanh tra, kiểm tra, khen thưởng, kỷ luật

kỷ luật trong bảo vệ phát huy giá trị di tích

Di tích LSVH-CM chùa Vĩnh Thái được xếp hạng cơng nhận là di tích lịch sử văn hóa phi vật thể cùng với hệ thống các di tích lịch sử văn hóa cách mạng phong phú, đa dạng thì thách thức đặt ra cho công tác quản lý luôn là rất lớn.

Bên cạnh việc hoàn thiện bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa, cơ chế phối hợp liên ngành, công khai minh bạch tài chính... thì việc tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di tích chùa Vĩnh Thái là một hoạt động không kém phần quan trọng.

Đặc biệt là trong giai đoạn phát triển khoa học công nghệ 4.0, sự thay đổi mạnh mẽ về kinh tế xã hội, sự phát triển ồ ạt của các dịch vụ du lịch xung quanh di tích và sự chuyển biến nhanh chóng trong nhận thức của người dân về những giá trị tiềm tàng của di tích như hiện nay thì việc xảy ra các vi phạm là không thể tránh khỏi. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp giải quyết ngay từ khi họ mới vi phạm thì sẽ gây ra nhiều khó khăn cho cơng tác quản lý sau này, thậm chí di tích sẽ cịn bị xâm hại nghiêm trọng. Vì thế hoạt động thanh tra, kiểm tra luôn luôn cần phải được chú trọng, song hành với các biện pháp bảo tồn khác.

Để hoạt động thanh tra, kiểm tra, vi phạm đạt hiệu quả, cần phân công nhiệm vụ, trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân thành viên trong công tác này.. BQL chùa Vĩnh Thái cần thường xuyên bám sát, khảo sát, điều tra, phát hiện kịp thời những chỗ hư hỏng, xuống cấp, cùng bàn bạc đề xuất với Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa với chính quyền và cộng đồng tìm cách khắc phục, sửa chữa.

Có phương án bố trí cơ sở vật chất, nguồn nhân lực thu gom rác thải hợp lý, thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội. Tiến hành lắp đặt hệ thống biển báo, biển nhắc và các thùng chứa, gom rác tại khu di tích. Tiến hành lắp đặt, xây dựng các nhà vệ sinh phục vụ Tăng Ni Phật tử tại nhà chùa nhằm hạn chế tình trạng ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng đến mỹ quan khu di tích.

Một vấn đề cũng rất quan trọng và cần thiết trong công tác thanh tra kiểm tra các DTLSVH-CM chùa Vĩnh Thái là việc tiếp nhận đơn thư tố giác tình trạng vi phạm di tích hoặc tình trạng xuất hiện những hoạt động lệch chuẩn, BQL chùa Vĩnh Thái, cơ quan chức năng cần phải lắng nghe và tìm hướng giải quyết kịp thời.

Việc thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý di tích cần phải tiến hành một cách khoa học, xây dựng thành kế hoạch kiểm tra từng thời điểm trong năm. Cơ quan chuyên môn có thể tiến hành kiểm tra định kì và cũng có thể tiến hành kiểm tra đột xuất. Qua đó sẽ thấy được những thành tựu cũng như tồn tại trong công tác quản lý ở cấp cơ sở, nhờ đó đưa ra được những phương hướng sửa đổi, bổ sung kịp thời. Để làm được điều này thời gian tới BQL chùa Vĩnh Thái cần:

+ Tăng cường công tác kiểm tra một cách thường xuyên nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm tại di tích. Thơng qua kiểm tra để giám sát, cũng như kiểm kê lại tồn bộ các cơng trình kiến trúc trong mặt bằng tổng thể của di tích. Kiểm tra số lượng, chất lượng các di vật, đồ thờ tại di tích nhằm kịp thời phát hiện tình trạng xuống cấp của các hiện vật, cổ vật. Kịp thời phát hiện các hiện vật bị mất cắp và tránh hiện tượng đưa các hiện vật, linh vật lạ vào di tích.

+ Cần thực hiện có chất lượng và hiệu quả việc phối hợp giữa các cấp, các ngành, đặc biệt phối hợp liên ngành, trong quá trình thực hiện thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa, đảm bảo phát hiện và xử lý kịp thời, dứt điểm các vi phạm, không để tồn tại việc xử lý dây dưa, kéo dài.

+ Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa cần quan tâm thực hiện đồng bộ các nội dung sau: Phát hiện và biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về di tích lịch sử văn hóa. Xử lý kịp thời, thích đáng (xử phạt hành chính, truy tố trước pháp luật….) đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về di tích văn hố.

3.2.6. Khai thác, quảng bá các giá trị văn hóa gắn với du lịch địa phương

Di tích LSVH-CM chùa Vĩnh Thái có cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, là địa danh gắn liền với hoạt động cách mạng, với nhiều tên tuổi của lão thành cách mạng, là cơ sở để phát huy tiềm năng du lịch cũng như giáo dục các thế hệ trẻ; có vị trí cách thành phố Thanh Hóa 12km, nằm trong vùng tuyến khu du lịch ven biển Quảng Thái, đường kết nối khu du lịch biển (Quảng Xương) với khu du lịch Bến En qua thị trấn, đô thị Trường Sơn, khu sinh thái núi Am Các, khu sinh thái hồ Yên Mỹ (đô thị Yên Mỹ), thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch cộng đồng...

Để phát huy nguồn lực hiện có của di tích LSVH-CM chùa Vĩnh Thái và cảnh quan lân cận thì yêu tố đầu tiên là BQL chùa Vĩnh Thái phối hợp với Phòng văn hóa huyện Nơng Cống, lãnh đạo địa phương rà soát, tham mưu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư, trong đó giành ưu tiên cơ chế đặc thù khuyến khích các nhà đầu tư tư cùng tham gia thực hiện.

Đầu tư đúng mức cho cơng tác thuyết minh di tích, xây dựng nội dung và tạo điểm nhấn cho di tích LSVH-CM chùa Vĩnh Thái theo hình thức có thể tiếp cận được nhiều đối tượng du khách khác nhau nhằm thu hút và tránh sự nhàm chán cho du khách trong những lần đến tiếp theo. Phối hợp với các trường học trên địa bàn huyện Nông Cống, địa bàn lân cận để đưa học sinh tham quan và học tập truyền thống cách mạng thông qua các câu truyện lịch sử. Tăng cường công tác truyền thông, giới thiệu và quảng bá các giá trị di tích LSVH-CM chùa Vĩnh Thái trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế để người dân và du khách biết và hiểu thêm về các giá trị hiện có của địa phương và từ đó sẽ nảy sinh các nhu cầu được đến để tham quan và tìm hiểu về các di tích này. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa BQL di tích và các đơn vị liên quan để, trùng tu, tôn tạo, khai thác và phát huy giá trị di tích đúng mục đích và phương hướng, tránh đầu tư tơn tạo khơng đúng mục đích, gây lãng phí.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa và cách mạng chùa Vĩnh Thái, xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống tỉnh Thanh Hóa (Trang 87 - 90)