3. Một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ
3.1. Sử dụng tư liệu lịch sử để xây dựng bài tập nhận thức theo định hướng phát triển năng lực học sinh
năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX), lớp 10, Ban cơ bản”
3.1. Sử dụng tư liệu lịch sử để xây dựng bài tập nhận thức theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh hướng phát triển năng lực học sinh
Bài tập nhận thức còn được gọi là bài tập nêu vấn đề, bài tập tư duy, bài tập lôgic. Theo N.G Đairi, tuy khác nhau nhưng các thuật ngữ này thông thường đều chỉ một hiện tượng sư phạm đồng nhất. Đối với loại bài tập này, “nhấn
mạnh đến điều chủ yếu tức là việc học sinh chế biến các loại tài liệu cảm thụ một cách tự lập loogic và tự lập chuyển từ nhận thức cảm tính sang nhận thức lơgic trong q trình giải quyết vấn đề”
Bài tập nhận thức – bài tập nêu vấn đề thường được diễn đạt dưới dạng câu hỏi hoặc có ý kiến khác nhau mà giáo viên đưa ra cho học sinh đánh giá, nhưng không phải bất cứ câu hỏi nào cũng chứa bài tập nhận thức.
Bài tập nhận thức có thể là câu hỏi khi trả lời khơng chỉ địi hỏi tái hiện, nhớ lại kiến thức một cách đơn thuần, mà nhằm hình thành kiến thức với chất lượng mới bằng các thao tác tư duy phức tạp thì trở thành bài tập nhận thức. Để trả lời các câu hỏi này, học sinh không thể chỉ sử dụng nguyên xi các kiến thức, kĩ năng sẵn có mà phải xử lý khéo léo và huy động nhiều bước trung gian trong trí tuệ của mình. Muốn hồn thành tốt các bài tập nhận thức cần phải tìm tịi, sáng tạo tích cực và đầy hưng phấn.
Như vậy bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử là loại bài tập mà học sinh độc lập giải quyết, giúp các em có hiểu biết mới về lịch sử xã hội bằng những phương thức đã biết hoặc tạo ra những phương thức mới mà trước đó học sinh chưa biết. Chức năng quan trọng của bài tập nhận thức là rèn luyện năng lực tích cực, độc lập suy nghĩ khi giải quyết vấn đề nhằm phát triển tư duy cho học sinh trong q trình học tập. Bài tập nhận thức có khả năng nâng cao trình độ tư duy, phát triển khả năng lập luận, lý giải cho học sinh. Do đó, khơng chỉ giúp học sinh khơi phục hình ảnh q khứ mà còn đi sâu vào nhận thức bản chất của sự kiện lịch sử. Bài tập nhận thức có nội dung khó hơn, sâu hơn câu hỏi và các loại bài tập khác, địi hỏi thời gian, cơng sức, trình độ của học sinh nhiều hơn và tác dụng kết quả đem lại cũng cao hơn.
Việc xây dựng và sử dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử phải nhằm vào các mục đích tăng cường các hoạt động nhận thức tích cực, độc lập, thơng minh, sáng tạo của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh
nắm vững, hiểu sâu sắc đầy đủ hơn hệ thống kiến thức cơ bản của môn học chứ không phải chỉ để ghi nhớ,học thuộc, rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy lôgic trong học tập lịch sử; bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm đạo đức nói chung, tinh thần chun cần trong học tập, lao động.
Để đạt mục đích trên, khi xây dựng bài tập và sử dụng bài tập nhận thức phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Thứ nhất, bài học phải tập trung vào nội dung cơ bản của bài, của chương hay của chủ đề, là những điều mới học sinh chưa biết, cần phải giải quyết trong giờ học đó hay trong q trình học tập, địi hỏi học sinh phải tích cực, độc lập làm việc. Bài tập thể hiện nội dung cơ bản của bài học nghĩa là xây dựng bài tập phải bám sát và bộc lộ các điểm mấu chốt, các vấn đề quan trọng, thiết thực do chương trình, sách giáo khoa và thực tế cuộc sống đặt ra qua các bài cụ thể. Hay nói khác đi đó là các vấn đề trọng tâm của mục, của bài được quy định trong chương trình, là vấn đề cốt lõi để tạo lập hệ thống tri thức.
Thứ hai, bài tập đưa ra phải thể hiện sự khó vừa đủ và tính vừa sức đối với từng học sinh. Xây dựng bài tập trong dạy học là một nghệ thuật. Nếu bài tập dễ quá sẽ làm cho học sinh thỏa mãn đi đến chủ quan về vốn hiểu biết của mình và khơng kích thích được tính tích cực, độc lập nhận thức của học sinh, nhưng nếu bài tập khó q, mang tính chất đánh đố sẽ làm cho việc lĩnh hội kiến thức mới của học sinh kém hiệu quả. Chỉ có những bài tập khó vừa sức với học sinh mới địi hỏi sự cố gắng phát triển tư duy của học sinh.
Thứ ba, bài tập đưa ra phải chứa đựng tình huống có vấn đề, yêu cầu học sinh phải độc lập suy nghĩ, tìm ra bản chất của sự vật hiện tượng. Nội dung bài tập phải tập trung vào những vấn đề mới, phải đặt ra được những khó khăn và trở ngại cho việc nhận thức nhưng phải vừa sức học sinh. Nội dung phải do tư liệu, chương trình học tập quy định, nằm trong khả năng giải quyết của học sinh. Thứ tư, bài tập phải đa dạng nhằm tạo điều kiện cho học sinh xem xét các mặt của cuộc sống xã hội, phát triển quá trình nhận thức, hình thành nhân cách cho học sinh.
Thứ năm, bài tập đưa ra phải hấp dẫn, lôi cuốn hứng thú của học sinh giải quyết vấn đề. Quá trình tư duy của học sinh khơng phải chỉ là q trình nhận thức mà cịn là q trình xúc cảm. Những gì liên quan đến nhu cầu và hứng thú mới kích thích q trình nhận thức tích cực của học sinh, đồng thời hình thành hoạt động học tập như một động cơ khám phá. Nó là động lực bên trong tạo ra khát vọng học tập, sự kiên trì và nỗ lực tìm hiểu những điều chưa biết một cách tự giác của học sinh. Nhờ có động lực tích cực này mà kiến thức đem lại cho học sinh mới bền vững.Vì vậy để bài tập đóng vai trị q trình thúc đẩy nhận thức, dẫn dắt học sinh tham gia trực tiếp vào việc tổ chức nhận thức thì bài tập phải hấp dẫn, tạo hứng thú, khơi gợi nhu cầu tìm câu trả lời, giải đáp các mâu thuẫn nhận thức. Muốn vậy, khi xây dựng, sử dụng bài tập giáo viên phải nắm vững
đối tượng học sinh (năng lực, trình độ), ngun tắc vừa sức và có nghệ thuật động viên thu hút học sinh.
Thứ sáu, bài tập đưa ra phải đúng thời điểm và diễn đạt tốt. Bài tập có thể đưa ra trước, trong và sau khi giáo viên trình bày song theo cấu trúc bài học nêu vấn đề thì nên đưa ở đầu giờ học, đầu mục. Hơn nữa để khơi gợi tính tích cực tư duy của học sinh, một trong những yếu tố góp phần tác động vào quá trình này là cách diễn đạt bài tập của giáo viên. Bài tập mà giáo viên đưa ra phải rõ ràng, mạch lạc, giúp học sinh hiểu đúng yêu cầu; nếu khơng rõ ràng, mạch lạc có thể gây sự hiểu sai yêu cầu. Xây dựng bài tập nhận thức dựa trên các tư liệu lịch sử sẽ góp phần định hướng cho học sinh những kiến thức cơ bản của bài học. Từ đó các em sẽ tạo được biểu tượng lịch sử một cách chân thực. Trên cơ sở đó học sinh sẽ hình thành được các khái niệm, rút ra quy luật và bài học nếu có.
Như vậy kiến thức cơ bản là những kiến thức tối thiểu, cần thiết mà học sinh phải đạt. Kiến thức cơ bản là những kiến thức tối ưu trong học tập, là những kiến thức quan trọng nhất mà học sinh cần nắm để đạt được yêu cầu học tập, phù hợp với trình độ của chương trình. Kiến thức cơ bản bao gồm những sự kiện cơ bản, khái niệm lịch sử, phương pháp học tập và vận dụng kiến thức cho học tập và thực tiễn. Vì vậy khi sử dụng tư liệu lịch sử để xây dựng bài tập nhận thức cho học sinh trong dạy học lịch sử có tác dụng lớn trên cả ba mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ.
Ví dụ: Khi dạy về chủ đề “Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân
tộc ta thời phong kiến ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, giáo viên dẫn dắt
học sinh vào tình huống có vấn đề bằng cách cho học sinh theo dõi một đoạn tư liệu lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau đó, giáo viên xây dựng bài tập nhận thức nhằm định hướng những kiến thức cơ bản cho học sinh như sau:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Dân tộc ta có một lịng nồng
nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
Sau khi trình bày đoạn tư liệu trên, giáo viên đưa ra bài tập nhận thức để học sinh tìm hiểu: Căn cứ vào đâu Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định như vậy? Nguyên nhân nào tạo nên sự thắng lợi của các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm thời phong kiến? Từ các cuộc đấu tranh đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm gì cho cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay?
Như vậy sử dụng tư liệu lịch sử của Chủ tịch Hồ Chí Minh để xây dựng bài tập nhận thức như trên sẽ lôi cuốn và yêu cầu học sinh vào tình huống có vấn đề, nhưng các em chưa có đủ tri thức để giải đáp. Để giải đáp thắc mắc của mình các em cần làm việc, khám phá tri thức. Từ đó, hình thành và rèn luyện cho các em kĩ năng làm việc với tư liệu, có hứng thú tìm hiểu những kinh nghiệm và bài
học lịch sử đối với hiện tại. Thơng qua đó góp phần giáo dục và bồi dưỡng lịng u nước và có ý thức trong cơng cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.