PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 46 - 48)

4. Thực nghiệm sư phạm 1 Đối tượng thực nghiệm

PHẦN III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1 Kết luận

1. Kết luận

Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm tôi đi đến kết luận sau: Lịch sử vô cùng phong phú, đa dạng và luôn chứa đựng những ẩn số của nó. Ngày nay khoa học nói chung, khoa học lịch sử nói riêng đang phát triển như vũ bão, chương trình và sách giáo khoa phổ thơng dù có tiến bộ đến mấy cũng khó thể hiện hết tính sinh động của lịch sử. Do đó trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông vấn đề khai thác và sử dụng tư liệu lịch sử là rất cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện kĩ năng tư duy và kĩ năng thực hành bộ môn cho học sinh, đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học.

Muốn nâng cao được hiệu quả dạy học lịch sử, trước hết giáo viên phải nắm vững được hệ thống cơ sở lí luận phương pháp dạy học bộ mơn, trong đó việc nâng cao nhận thức và sử dụng tư liệu lịch sử một cách hợp lí có hiệu quả. Từ kết quả điều tra thực tiễn việc sử dụng tư liệu, chúng tôi khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học bộ mơn.

Để có nguồn tư liệu lịch sử tốt phục vụ cho dạy học bộ môn, chúng tôi đã bám sát sách giáo khoa, xác định hệ thống kiến thức cơ bản mà học sinh cần phải nắm từ đó sưu tầm, sử dụng tư liệu lịch sử thích hợp.

Khi sử dụng tư liệu lịch sử trong dạy học phải đảm bảo tính vừa sức, tránh tình trạng nhồi nhét q nhiều vấn đề khơng cần thiết, phải biết kết hợp nhuần nhuyễn việc sử dụng tư liệu lịch sử với các phương pháp dạy học khác.

Kết quả thực nghiệm sư phạm của đề tài đã khẳng định tính khả thi và tính hiệu quả của việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt được của đề tài, cùng với mục đích góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trong trường phổ thông, tôi nêu một số kiến nghị sau:

Cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học, việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh cũng phải được coi trọng hơn nữa và phải được tiến hành đồng bộ, có hiệu quả.

Cần đa dạng hóa các hình thức dạy học theo hướng tăng cường các tổ chức hoạt động trải nghiệm, gắn học tập với thực tiễn, gắn giáo dục trong nhà trường với giáo dục ngồi xã hội. Từ đó học sinh khơng những say mê lĩnh hội, tìm tịi, khám phá những tri thức lịch sử mà cịn hình thành ở các em thái độ và động cơ học tập đúng đắn, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn.

Việc sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực của học sinh phải được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ để đảm bảo tính hiệu quả cao.

Giáo viên phải thường xun học tập, tìm tịi trau dồi chun mơn nghiệp vụ. Để thuận lợi cho việc sử dung tư liệu lịch sử, giáo viên cần lập danh mục hồ sơ về tư liệu tham khảo hoặc có thể đưa tư liệu tham khảo về dạng trực quan để tiết kiệm thời gian cho tiết học trên lớp và cho sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

Trên đây là những nghiên cứu thực nghiệm bước đầu của đề tài “Sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, lớp 10. Do điều kiện về thời gian nên phần thực nghiệm sư phạm chỉ áp dụng được ở trường THPT nơi tơi cơng tác. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của nó chưa mang tính khái qt cao.

Đề tài chắc chắn sẽ khơng tránh khỏi những hạn chế thiếu sót, tơi rất mong nhận được sự góp ý chân thành của Q Thầy cơ cùng bạn đọc và Hội đồng khoa học các cấp để Sáng kiến kinh nghiệm này được hồn thiện và có tính thiết thực hơn góp phần nâng cao chất lượng bộ mơn./.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w