- Thiên chúa giáo:
12. Vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược Thanh
Nhận được tin quân Thanh sang xâm lược, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ quyết định làm lễ lên ngơi Hồng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến quân ra Bắc; trên đường đi đã dừng lại ở Nghệ An, Thanh Hóa để tuyển thêm quân.
Trên cơ sở nghiên cứu kĩ tình hình bố trí lực lượng của địch, Quang Trung chia quân thành 5 đạo: Đạo thứ nhất, là đạo quân chủ lực, do Quang Trung trực tiếp chỉ huy, đánh thẳng vào các đồn lũy phía nam Thăng Long. Đạo thứ hai do Đô đốc Long chỉ huy đánh vào đồn Khương Thượng ( Đống Đa ). Đạo thứ ba do Đại đô đốc Bảo chỉ huy, tiến vào Đại Áng ( Hà Nội ), chuẩn bị tiêu diệt giặc ở đồn Ngọc Hồi. Đạo thứ tư do Đô đốc Tuyết chỉ huy, vượt biển tiến vào đóng ở Hải Dương, uy hiếp địch từ phía Đơng. Đạo thứ năm do Đơ đốc Lộc chỉ huy, theo đường biển tiến vào sơng lục đầu, sẵn sàng đón đầu qn giặc.
Sau khi hồn thành kế hoạch tác chiến, vua Quang Trung quyết định cho toàn quân ăn Tết trước với lời hứa hẹn “đến ngày mồng 7 tháng giêng, vào Thăng Long sẽ làm lễ hạ nêu, mừng chiến thắng”. Đúng vào lúc giao thừa Tết Kỉ Dậu, lệnh xuất quân được ban ra trong khơng khí hồ hởi, quyết chiến, quyết thắng, vua Quang Trung đã đọc vang lời hiểu dụ:
Đánh cho để dài tóc Đánh cho để đen răng
Đánh cho nó chích ln bất phản Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ
Bằng cuộc hành quân bí mật và thần tốc, quân ta đã tiêu diệt gọn các đồn tiền tiêu của địch ở Gián Khẩu và Thanh Quyết, không một tên giặc nào chạy thoát. Trong thế bất ngờ của giặc, vào nửa đêm mông 3 Tết Kỉ Dậu, quân chủ lực của ta bao vây thành Hà Hồi ( Thường Tín – Hà Nội), cách trung tâm Thăng Long 20 km. Quang Trung cho bắc loa gọi hàng, đang say sưa trong giấc ngủ, nghe thấy tiếng loa của quân ta, quân Thanh hốt hoảng chỉ biết bó tay xin hàng. Đồn Hà Hồi bị diệt gọn.
Quang Trung cho đóng quân tại đây và chuẩn bị cho trận chiến ở Ngọc Hồi. Đồn Ngọc Hồi là căn cứ then chốt trong hệ thống phòng ngự của địch, nằm án ngữ con đường thiên lý ( Đường số 1), cách Thăng Long khoảng 12 km ( thuộc Thanh Trì – Hà Nội ngày nay), đồn có khoảng 3 vạn quân đóng giữ, do phó tướng Hứa Thế Hanh chỉ huy. Hệ thống phòng ngự của đồn rất kiên cố, xung quanh cắm nhiều chông sắt, chôn nhiều địa lôi, trên mặt thành đặt nhiều đại bác. Mờ sáng ngày mồng 5 Tết, Quang Trung ra lệnh xuất quân. Mở đầu hơn 100 voi chiến của ta xơng lên phía trước, tiếp theo là đội quân mang 20 tấm lá chắn khổng lồ bằng gỗ, quấn rơm, tẩm nước, cứ 10 người khênh một tấm đi trước bảo vệ cho bộ binh tiến theo sau.Trước cuộc tấn công như vũ bão của nghĩa quân, quân Thanh hoảng loạn, tháo chạy, bị tiêu diệt rất nhiều. Số còn lại chạy về kinh thành, gặp quân Tây Sơn án binh ở Văn Điển nên vội vàng chạy về Đầm Mực. Tại đây chúng bị đạo qn của Đơ đốc Bảo đón đánh và tiêu diệt gọn
Cùng thời gian này, đạo quân của Đơ đốc Long chỉ huy, bất ngờ tập kích đồn Đống Đa, đốt lửa thiêu cháy doanh trại giặc. Giặc hoảng loạn, chống cự yếu ớt, chủ tướng Sầm Nghi Đống tuyệt vọng, đã chạy lên gò Đống Đa thắt cổ tự tử. Thừa thắng, quân Tây Sơn xông thẳng vào kinh thành Thăng Long, tướng chỉ huy là Tôn Sĩ Nghị khiếp sợ, không kịp mặc áo giáp, ngựa không kịp thắng yên cương, chạy qua sông Hồng trốn về nước. Quân giặc thấy chủ tướng bỏ chạy như rắn mất đầu, cũng hoảng loạn, chen chúc nhau qua cầu phao chạy trốn. Cầu phao bị gãy, giặc rơi xuống sông chết nhiều không kể xiết.
Trưa mồng 5 Tết, vua Quang Trung trong áo bào xạm khói súng, ngồi trên lưng voi, dẫn đầu đồn qn chiến thắng tiến vào Thăng Long trong niềm hân hoan chào đón của nhân dân.