Sử dụng tư liệu lịch sử để định hướng học sinh trong ôn tập hoặc ra bài tập về nhà

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 34 - 38)

3. Một số biện pháp sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần Lịch sử phong kiến Việt Nam (Từ thế kỉ

3.5.Sử dụng tư liệu lịch sử để định hướng học sinh trong ôn tập hoặc ra bài tập về nhà

Trong học tập lịch sử, quá trình nhận thức của học sinh cũng tuân theo quy luật chung của quá trình nhận thức của loài người, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Việc hình thành kiến thức lịch sử là quá trình vận động nhận thức của học sinh đi từ chưa biết đến biết, biết chưa đầy đủ đến biết đầy đủ, từ biết đến hiểu bản chất, nắm vững những quy luật phát triển của lịch sử và vận dụng tri thức trong cuộc sống. Q trình này khơng diễn ra một cách tự nhiên mà phải có sự kích thích của giáo viên.

Ơn tập là q trình người học khái quát, hệ thống lại những kiến thức đã lĩnh hội theo một trật tự mới để có thể ghi nhớ, nắm chắc được những kiến thức đã được truyền đạt trong q trình dạy học. Qua đó, người học được rèn luyện các kĩ năng học tập bộ mơn và giáo dục tư tưởng, thái độ, tình cảm. Do đặc điểm của bộ mơn Lịch sử có tính q khứ, tức là khi học lịch sử học sinh được học về những sự kiện, hiện tượng đã diễn ra trong q khứ. Vì thế học sinh khơng trực tiếp quan sát được những sự kiện, hiện tượng đã xẩy ra mà chỉ nhận thức một cách gián tiếp thông qua các nguồn tư liệu được lưu lại. Đây là một trở ngại, khó khăn lớn đối với học sinh khi học lịch sử. Bởi vậy, để học sinh nắm vững kiến thức lịch sử thì việc ơn tập, củng cố kiến thức là việc làm thiết thực nhất, có ý nghĩa lớn lao. Việc hướng dẫn học sinh ôn tập và củng cố kiến thức không chỉ giúp học sinh ghi nhớ được các sự kiện, hiện tượng mà còn giúp các em nhận thức ra mối liên hệ biện chứng, lôgic giữa các sự kiện lịch sử. Thông qua việc ôn tập, củng cố kiến thức, giáo viên phát hiện kịp thời, uốn nắn, sửa chữa những thiếu sót và hồn chỉnh kiến thức cho học sinh, giúp học sinh hiểu rõ hơn các sự kiện, hiện thượng lịch sử.

Việc ôn tập, củng cố kiến thức lịch sử hoặc ra bài tập về nhà góp phần rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh như kĩ năng phân tích, so sánh, đánh giá, nhận xét các sự kiện lịch sử; ôn tập củng cố kiến thức lịch sử thơng qua bài tập cịn giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sống, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Thông qua bài tập không chỉ giúp các em nắm chắc kiến thức mà cịn góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và hình thành thái độ học tập bộ mơn đúng đắn, từ đó các em có thái độ trân trọng những thành tựu của dân tộc, lòng biết ơn và tự hào về truyền thống dân tộc, đồng thời có ý thức giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Khi xây dựng hệ thống bài tập cần chú ý mấy điểm sau: bài tập phải phù hợp với nội dung dạy học, phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh và phải góp phần củng cố, nâng cao hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức; bài tập đưa ra phải buộc học sinh suy nghĩ, kích thích nhu cầu muốn hiểu biết của các em, đồng thời gây hứng thú học tập, phát triển năng lực tư duy của học sinh; bài tập phải chính xác, ngắn gọn về nội dung, chuẩn mực về hình thức và phong phú đa dạng.

Bài tập dưới dạng một câu hỏi tổng hợp: Yêu cầu đối với loại bài tập này

không phải là học sinh lặp lại những kiến thức đã tiếp nhận trên lớp mà phải xem xét các sự kiện đã học trong mối quan hệ khác, đòi hỏi phát triển thêm một khía cạnh mới của vấn đề hoặc làm cho kiến thức đã biết thêm sâu sắc, nâng cao trình độ nhận thức ở mức khái quát. Bài tập này thường được đưa ra khi nghiên cứu xong một chủ đề, hay một chương, một giai đoạn.

Ví dụ, sau khi học xong chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa

đầu thế kỉ XIX”, giáo viên dựa vào câu nói của Thân Nhân Trung để ra bài tập

về nhà:“Hiền tài là ngun khí của quốc gia, ngun khí thịnh thì thế nước

mạnh mà hưng thịnh, ngun khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng ngun khí quốc gia làm cơng việc cần thiết”. Trình bày

suy nghĩ của em về câu nói trên?. Như vậy bài tập dưới dạng tổng hợp này không những giúp học sinh củng cố kiến thức đã học mà còn rèn luyện học sinh kĩ năng lập luận, diễn đạt vấn đề.

Bài tập rèn luyện kĩ năng thực hành: Nhằm làm cho học sinh có biểu

tượng chính xác, giàu hình ảnh, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Vì vậy nội dung thực hành giúp cho học sinh rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo thực hành bộ môn; đồng thời làm cho học sinh biết phân tích, giải thích, trình bày, nhận xét của mình về kết quả thực hành đó, qua đó bồi dưỡng cho các em những phẩm chất tốt đẹp, những hành động đúng. Bài tập thực hành gồm các dạng sau: bài tập lập niên biểu giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, ghi nhớ, so sánh các sự kiện để rút ra bản chất, sự khác biệt; bài tập vẽ lược đồ nhằm khắc sâu kiến thức, xác định không gian, thời gian của sự kiện; bài tập vẽ sơ đồ, biểu đồ; bài tập thực hành vè sưu tầm tranh ảnh, tài liệu...nhất là tài liệu địa phương.

Ví dụ, sau khi học xong chủ đề “Tình hình kinh tế Việt Nam thời phong

kiến( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, giáo viên ra bài tập về nhà cho học

sinh như sau: Hãy nêu những câu ca dao về nghề thủ công mà em biết. Hay sau khi học xong chủ đề “Văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX”, giáo viên ra bài tập về nhà cho học sinh như sau: Tìm hiểu và sưu tầm tranh ảnh, video về di sản văn hóa Việt Nam thời phong kiến ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX).

Bài tập trắc nghiệm khách quan: Trắc nghiệm khách quan là hệ thống câu

hỏi, bài tập đòi hỏi các câu lời ngắn để đo kĩ năng, kĩ xảo trí tuệ, năng lực của cá nhân hay của một nhóm học sinh. Do đó bài tập trắc nghiệm khách quan rất phù hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn ôn tập, kiểm tra kiến thức cho học sinh, không những giúp học sinh nhớ lại khắc sâu kiến thức mà còn giúp các em hứng thú hơn khi ôn tập. Trong dạy học lịch sử, giáo viên có thể dựa vào tư liệu lịch sử để đưa ra bài tập trắc nghiệm khách quan cho học sinh.

Ví dụ, sau khi học xong chủ đề: “Các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm

của dân tộc ta thời phong kiến ( Từ thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XIX)”, giáo viên

dựa vào câu nói của Trần Hưng Đạo để ra bài tập trắc nghiệm khách quan:

"...giặc cậy trường trận, ta dựa vào đoản binh. Dùng đoản binh chế trường trận là sự thường của binh pháp. Nếu chỉ thấy qn nó kéo đến như lửa, như gió thì thế dễ chế ngự. Nếu nó tiến chậm như tằm ăn, khơng cầu thắng chóng, thì phải chọn dùng tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thời tạo thế, có được đội qn một lịng như cha con một nhà mới có thể chiến thắng được. Và phải khoan thư sức dân để làm cái kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước khơng cịn gì hơn”.

Dựa vào tư liệu trên em hãy khoanh trịn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau đây:

Câu 1. Ý nào không phản ánh đúng bài học thượng sách giữ nước của Trần Hưng Đạo?

A. Vua tơi đồng lịng, anh em hịa mục

B. Đồn kết tồn dân, cả nước góp sức, vạn người như một C. Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ, bền gốc

D. Xây dựng nền kinh tế tự chủ

Câu 2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên cho công cuộc bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

A. Đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của toàn dân B. Xây dựng nền kinh tế tự chủ

C. Xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc D. Giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hịa bình

Hay đánh giá về các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định như sau: “Dân tộc ta có một lịng nồng nàn u (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nước. Đó là truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”

Em hiểu lòng yêu nước ở đây là gì?

A. tình yêu quê hương, đất nước và tinh thần sẵn sàng đem hết khả năng của mình phục vụ cho lợi ích của Tổ quốc.

B. là thước đo để đánh giá phẩm chất, đạo đức một con người

C. là những tình cảm cao đẹp, trong sáng

Trên đây là một số bài tập trắc nghiệm khách quan dùng trong ơn tập, củng cố nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giúp các em ôn tập, củng cố kiến thức hiệu quả nhất.

Như vậy, khi ôn tập kiến thức lịch sử cho học sinh, việc sử dụng tư liệu lịch sử để xây dựng bài tập lịch sử là một trong những biện pháp quan trọng để hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức cho học sinh, tránh lối học tủ, học vẹt, không nắm được trọng tâm kiến thức.

Một phần của tài liệu Sáng kiến kinh nghiệm THPT sử dụng tư liệu lịch sử theo hướng phát triển năng lực học sinh khi dạy phần lịch sử phong kiến việt nam lớp 10 ban cơ bản (Trang 34 - 38)